Khi Nào Nhổ Răng Sữa Cho Bé? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc Tế ITI
- Hiện đang là Giám đốc chuyên môn tại Trung Tâm ViDental Clinic
- Thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé?
Khi nào nhổ răng sữa cho bé là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Dưới đây là lời giải đáp chi tiết từ chuyên gia cho vấn đề này:
Thời điểm trẻ thay răng sữa
Răng sữa có xu hướng lung lay và bắt đầu rụng đi khi răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc. Quá trình thay răng sữa của trẻ diễn ra như sau:
- Từ 6 – 7 tuổi: Hai răng sữa cửa ở giữa bắt đầu rụng.
- Từ 8 – 9 tuổi: Hai răng cửa sữa bên cạnh lung lay và rụng.
- Từ 9 – 10 tuổi: Đây là thời điểm răng nanh sữa rụng.
- Từ 10 – 11 tuổi: Răng tiền hàm hay răng cối nhỏ mọc lên thay thế răng hàm sữa đầu tiên.
- Từ 11 – 12 tuổi: Các răng hàm sữa thứ hai dần rụng và được thay thế bằng răng cối nhỏ.
Thông thường, các bé từ 6 – 12 tuổi sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn thay răng sữa. Tuy nhiên quá trình này có thể sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào đặc điểm, vị trí của răng cũng như cách chăm sóc răng miệng của bé.
Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé?
Thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho bé là khi những chiếc răng sữa bắt đầu lung lay. Đây là dấu hiệu răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc lên và răng sữa cần được loại bỏ.
Một số trường hợp răng sữa có thể lung lay vì các lý do khác liên quan đến bệnh lý. Cần phân biệt hai trường hợp này để có phương án xử lý phù hợp. Đa số răng sữa lung lay để thay răng vĩnh viễn sẽ không đi kèm biểu hiện sưng viêm, đau nhức nướu, chảy máu.
Các chuyên gia cho biết việc nhổ răng sữa cho trẻ được thực hiện khi:
- Răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa có dấu hiệu lung lay hoặc răng sữa đã lung lay nhiều ngày nhưng vẫn chưa rụng.
- Răng sữa bị sâu, vỡ, sún, mẻ dù đã được điều trị nha khoa nhưng không có hiệu quả.
- Trẻ mắc các bệnh răng miệng như nhiễm trùng, viêm tủy, viêm nướu chân răng được chỉ định nhổ bỏ để không ảnh hưởng đến các răng kế cạnh.
- Răng sữa bị tụt nướu, viêm quanh chóp răng, có nguy cơ nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Phụ huynh tuyệt đối không tự ý nhổ răng sữa cho bé khi không có dấu hiệu lung lay hay gặp biểu hiện bất thường khác. Nếu nhổ răng sữa quá sớm cho trẻ sẽ gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.
XEM THÊM: Địa Chỉ Nhổ Răng Sữa Cho Bé Ở Đâu?
Các bước nhổ răng sữa tại nhà cho bé
Thông thường, các bậc phụ huynh sẽ nhổ răng sữa cho bé tại nhà. Các bước nhổ răng đúng chuẩn như sau:
- Rửa tay thật sạch với xà phòng để sát khuẩn, sau đó lau khô bằng khăn sạch trước khi nhổ răng.
- Hướng dẫn trẻ dùng tay hoặc lưỡi làm răng lung lay mạnh để quá trình nhổ răng sữa dễ dàng và giảm cảm giác sợ hãi.
- Phụ huynh dùng miếng gạc sạch cầm sát chân răng, dùng lực nhẹ để vặn xoắn chân răng và nhổ răng ra ngoài. Thận trọng để răng không rơi vào miệng của trẻ.
- Dùng miếng gạc tròn để đạt ở vị trí nhổ răng, cho trẻ cắn chặt trong khoảng 10 – 20 phút.
- Khi đã cầm máu hẳn, phụ huynh nên kiểm tra lại phần cuống răng để chắc chắn không bị sót chân răng trong miệng.
Nhổ răng sữa sớm có biến chứng gì không?
Nếu phụ huynh nhổ răng sữa cho bé sớm có thể gặp nhiều hệ quả nghiêm trọng như:
- Nhổ răng sữa sớm, đặc biệt là răng cửa và răng nanh, có thể do chấn thương khi tập bò, đi, chạy hoặc tổn thương nặng do một số bệnh nha khoa (sâu răng, viêm nướu, tụt lợi, sún răng…) sẽ ảnh hưởng tới tới sức khỏe.
- Mất răng sữa sớm làm giảm khả năng nhai thức ăn của trẻ, khiến con không thể tự nghiền nhỏ các thức ăn cứng hoặc quá to, dần dần có thể ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
- Khoảng thời gian thay răng cũng là thời điểm trẻ đang tập nói. Việc mất răng sữa sớm sẽ gây khó khăn khi trẻ phát âm, thậm chí tạo nên tình trạng nói ngọng, nói thở ra hơi hoặc phun nước bọt. Trong thời gian răng vĩnh viễn chưa kịp mọc lên để thay thế, quá trình học phát âm sẽ bị chậm lại hoặc bị sai khác. Trẻ thường sai một số âm phát cần có sự tiếp xúc giữa lưỡi và mặt trong răng cửa trên (âm “s”, “v”), cản trở quá trình học tập, khiến bé mất tự tin.
- Mất răng sữa phía trước làm bé thiếu tự tin, giảm tính thẩm mỹ trong giao tiếp, bị bạn bè trêu chọc gây nhiều hậu quả trong phát triển tâm lý trẻ.
- Trường hợp răng sữa bị nhổ đi quá sớm mà răng vĩnh viễn chưa kịp mọc lên thay thế sẽ dẫn tới tình trạng răng bị thiếu lâu ngày, ảnh hưởng đến sự nhịp độ mọc răng sau này. Răng sữa có vai trò kích thích mầm răng vĩnh viễn nằm bên dưới mọc lên ở thời điểm thích hợp. Quá trình này sẽ bị ảnh hưởng nếu thay răng sữa sớm, dẫn tới thay đổi thứ tự mọc răng, nguy cơ mọc lệch cao.
- Ảnh hưởng tiêu cực nhất của việc nhổ răng sữa sớm không thể bỏ qua chính là sự hình thành khớp cắn lệch lạc và sắp xếp các răng của hàm răng vĩnh viễn trong tương lai. Khi mất răng quá lâu, răng bên cạnh sẽ có xu hướng nghiêng về vùng trống. Vì vậy, khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ dẫn tới tình trạng khấp khểnh, lệch khớp cắn. Khi đó, cha mẹ sẽ mất thêm chi phí cho các dịch vụ chỉnh nha.
Trên đây là những ảnh hưởng phổ biến nhất của việc mất sữa quá sớm. Hy vọng rằng có thể giúp phụ huynh phần nào hiểu rõ hơn khi nào nhổ răng sữa cho bé là thích hợp nhất? Để giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp, bạn nên chủ động cùng con tới thăm khám nha sĩ thường xuyên, kết hợp duy trì thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh.
GIẢI ĐÁP TỪ CHUYÊN GIA:
- Có Nên Nhổ Răng Sữa Chưa Lung Lay Hay Không? Bố Mẹ Nên Lưu Ý Gì?
- Khi Nào Cần Nhổ Răng Sữa Mọc Lệch? Gợi Ý 5 Địa Chỉ Xử Lý Răng Sữa Mọc Lệch Uy Tín
- Nhổ Răng Sữa Cho Trẻ Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Chi Tiết Mới Nhất 2023
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!