Răng Bị Mẻ Phải Làm Sao? Có Tự Lành Không?
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc Tế ITI
- Hiện đang là Giám đốc chuyên môn tại Trung Tâm ViDental Clinic
- Thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Răng bị mẻ không tự lành được và cần được xử lý ngay để tránh các vấn đề nghiêm trọng như sâu răng, viêm tủy và ảnh hưởng thẩm mỹ. Để phục hồi, có thể áp dụng các phương pháp như trám răng, dán sứ và bọc răng sứ, tùy vào mức độ và vị trí của vết mẻ.
Răng bị mẻ gây ảnh hưởng như thế nào?
Răng bị mẻ không phải là hiện tượng nguy hiểm nếu biết cách xử lý kịp thời và đúng hướng. Bởi các nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể khắc phục dễ dàng bằng những biện pháp thông thường. Tuy nhiên, nếu chủ quan thì mẻ răng có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.
Răng bị mẻ ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới cấu trúc bảo vệ của răng, khiến cho ngà và tủy dần bị lộ ra ngoài. Điều này sẽ gây cho bệnh nhân cảm giác ê buốt răng khi ăn uống hoặc tiếp xúc với không khí lạnh. Bên cạnh đó, khi mất đi lớp bảo vệ, vi khuẩn và các tác nhân gây hại sẽ dễ dàng tấn công vào bên trong tủy răng. Từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm tủy, áp xe răng hay sâu răng,…
Nếu tình trạng răng bị vỡ, mẻ không được khắc phục sớm có thể dẫn tới nguy cơ mất răng cao. Không chỉ vậy, các góc răng sau khi mẻ sẽ trở nên sắc nhọn hơn, rất dễ gây tổn thương cho vùng má và lưỡi. Vì thế, dù không đau nhức và khó chịu gì khi răng bị mẻ, người bệnh vẫn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Sau đó có thể tìm ra giải pháp phục hình răng phù hợp và hiệu quả.
Nguyên nhân khiến răng bị mẻ
Bề mặt răng được bao bọc bởi một lớp men, lớp men này rất dễ bị tổn thương khi có các ngoại lực bên ngoài tác động. Thông thường, răng bị mẻ có thể do một số nguyên nhân thường gặp như:
- Các chấn thương và va đập bên ngoài có thể khiến răng bị mẻ, đau nhức kèm theo cảm giác khó chịu.
- Sử dụng răng cửa để cắn vật cứng như nắp chai, bao bì thực phẩm, đá, kẹo cứng,.. cũng là nguyên nhân chính khiến răng bị mẻ.
- Răng bị thiếu hụt canxi, flour và khoáng chất sẽ dễ bị tổn thương hơn thông thường.
- Bệnh lý răng miệng cũng là tác nhân khiến cho răng dễ dàng bị mẻ vỡ, gây nhức nhối cho người bệnh.
- Sử dụng nhiều đồ ăn ngọt có hàm lượng đường cao và các thực phẩm chứa nhiều axit khiến răng bị bào mòn và dễ sứt mẻ.
- Những người có thói quen nghiến răng sẽ dễ bị mòn lớp men bao phủ bên ngoài, khiến răng yếu và dễ tổn thương hơn.
Răng bị mẻ phải làm sao? Giải pháp khắc phục hiệu quả
Khi răng bị mẻ, các bước sau đây nên được thực hiện ngay lập tức để bảo vệ và giảm thiểu tổn thương thêm:
- Giữ mảnh vỡ của răng (nếu có): Nếu phần răng bị mẻ có thể tìm thấy, hãy giữ nó trong nước muối hoặc sữa để bảo quản, sau đó mang đến nha sĩ.
- Súc miệng bằng nước ấm: Điều này giúp làm sạch khu vực bị tổn thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Ngừng chảy máu (nếu có): Nếu có chảy máu, sử dụng gạc sạch và áp nhẹ lên vùng bị ảnh hưởng để cầm máu.
- Giảm đau và sưng: Nếu có đau hoặc sưng, có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen và áp lạnh ngoài má để giảm sưng.
- Đến nha sĩ ngay lập tức: Quan trọng nhất là cần phải thăm khám nha sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà
Mặc dù việc phục hồi răng bị mẻ tại nhà không thể thay thế việc điều trị chuyên nghiệp, nhưng có một số biện pháp tạm thời bạn có thể thực hiện:
- Sử dụng keo nha khoa tạm thời: Có sẵn ở các nhà thuốc, keo nha khoa tạm thời có thể giúp che phủ và bảo vệ vùng răng bị mẻ cho đến khi bạn gặp nha sĩ.
- Giảm đau bằng các biện pháp tự nhiên:
- Túi trà đen: Đặt túi trà đen ẩm lên vùng răng bị mẻ có thể giúp giảm đau và chống viêm.
- Dầu đinh hương: Thoa một chút dầu đinh hương lên vùng bị mẻ để giảm đau và kháng khuẩn.
- Tránh thức ăn cứng và nóng/lạnh: Hạn chế ăn các loại thức ăn cứng, dẻo, hoặc có nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh để tránh làm tổn thương thêm và giảm nhạy cảm.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để giữ vùng răng bị mẻ sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Dù bạn có thể thực hiện một số biện pháp tạm thời tại nhà, việc thăm khám nha sĩ vẫn là cần thiết để đảm bảo răng bị mẻ được điều trị đúng cách và ngăn ngừa các biến chứng lâu dài. Nha sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị chuyên nghiệp như trám răng, dán sứ, hoặc bọc răng sứ tùy theo mức độ và vị trí răng bị mẻ.
Phương pháp điều trị răng bị mẻ hiệu quả
Tùy thuộc vào mức độ và vị trí vết mẻ, nha sĩ sẽ đề xuất phương pháp phù hợp:
- Trám răng: Áp dụng cho vết mẻ nhỏ và nông.
- Dán sứ Veneer: Phù hợp với vết mẻ ở mặt trước răng.
- Bọc răng sứ: Sử dụng khi vết mẻ lớn và ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
- Phục hình răng bằng mão răng: Áp dụng khi vết mẻ lớn và không thể phục hồi bằng các phương pháp khác.
- Lấy tủy và trám bít ống tủy: Nếu vết mẻ làm lộ tủy răng.
Dịch vụ chính
Các chất liệu phổ biến
Bảng giá
Lý do lựa chọn phục hình răng bị mẻ tại ViDental Clinic?
- ViDental Clinic sử dụng các trang thiết bị và máy móc hiện đại, giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.
- Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, giúp khách hàng giảm sự căng thẳng.
- Mức giá dành cho các dịch vụ tại ViDental Clinic luôn được công khai minh bạch. Hợp đồng rõ ràng giúp tránh hiểu lầm và tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng.
- ViDental Clinic có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, đảm bảo rằng mọi trường hợp đều được chăm sóc và xử lý bởi những người có chuyên môn cao.
- Các vật liệu được sử dụng trong quá trình tẩy trắng răng, bọc răng sứ, niềng răng hoặc dán sứ Veneer đều được đảm bảo chất lượng tốt và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Đội ngũ y bác sĩ có trên 15 năm kinh nghiệm, vốn kiến thức đồ sộ, tự tin có thể giúp khách hàng có được nụ cười tự tin như mong muốn.
- Nhân viên tư vấn, hỗ trợ tận tình, giúp khách hàng hiểu rõ về quy trình điều trị và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Chuyên Gia Thiết Kế Nụ Cười Trà My
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
- Nhà thiết kế nụ cười độc quyền của ViDental Clinic
- Chuyên gia phân tích đường cười được chứng nhận từ Tập đoàn nha khoa Việt Nam - Dental Group.
- Chuyên khoa: Nha khoa Thẩm mỹ
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Clinic – Đống Đa, Hà Nội
Đào Trà My - chuyên gia thiết kế nụ cười thẩm mỹ, đã mang lại nụ cười tự tin cho hơn 1.000+ khách hàng. Là nhà thiết kế nụ cười độc quyền của ViDental Clinic, cam kết mang đến trải nghiệm tốt nhất cho mỗi khách hàng
Bác sĩ Phạm Thùy Anh
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
- Chuyên khoa: Nha khoa Thẩm mỹ, Nha khoa Tổng Quát
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Clinic – Đống Đa, Hà Nội
Tốt nghiệp chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt tại Đại học Y Hà Nội, bác sĩ Thùy Anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha. Với chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, bác sĩ đã thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ ca chỉnh nha, mang lại cho khách hàng hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin.
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
- Thành viên Hiệp hội Implant Quốc Tế ITI
- Hiện đang là Giám đốc chuyên môn tại Trung Tâm ViDental Clinic
- Thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng
- Chuyên khoa: Nha khoa Phục hình, Nha khoa Thẩm mỹ
- Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Clinic – Đống Đa, Hà Nội
Bác sĩ Quang Anh là một trong những bác sĩ có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực phục hình răng tại Việt Nam. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ đã thực hiện thành công hàng nghìn ca phục hình răng, mang lại cho khách hàng hàm răng đều đẹp, chắc khỏe.
Câu hỏi thường gặp
Răng bị mẻ có tự lành không?
Không, răng bị mẻ không thể tự lành. Men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, nhưng không có khả năng tái tạo. Khi răng bị mẻ, phần men răng bị mất sẽ không thể tự phục hồi.
Răng bị mẻ để lâu có sao không?
Răng bị mẻ nếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:
- Tăng nguy cơ sâu răng: Vết mẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng.
- Viêm tủy: Nếu vết mẻ lớn và sâu, có thể làm lộ tủy răng, gây viêm và đau nhức.
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Vết mẻ lớn ở răng cửa có thể ảnh hưởng đến nụ cười và sự tự tin.
- Răng yếu đi: Răng bị mẻ sẽ yếu hơn và dễ bị gãy, vỡ hơn.
Bọc răng sứ cho răng cửa bị mẻ có được không?
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp hiệu quả để phục hồi răng cửa bị mẻ, đặc biệt là khi vết mẻ lớn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bọc răng sứ giúp bảo vệ răng thật, cải thiện hình dáng và màu sắc răng, mang lại nụ cười tự tin.
Tuy nhiên, bọc răng sứ cần mài một phần răng thật, nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng răng của bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!