Lấy Cao Răng Có Đau Không? Chuyên Gia Chia Sẻ Chia Tiết

snapedit_1723796530028-min
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
  • Thành viên Hiệp hội Implant Quốc Tế ITI
  • Hiện đang là Giám đốc chuyên môn tại Trung Tâm ViDental Clinic
  • Thực hiện cấy ghép Implant thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Lấy cao răng có đau không?

Vậy lấy cao răng có đau không? Nếu đang thắc mắc vấn đề này thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm, việc lấy cao răng thông thường sẽ không gây đau đớn, bởi nó không ảnh hưởng đến các mô mềm hay tác động mạnh đến men răng.

Với những người lần đầu lấy cao răng có thể sẽ cảm thấy ê buốt răng nhẹ, nhưng chúng ta không cần quá lo lắng vì những lần lấy sau sẽ không còn cảm giác này. Trong một vài trường hợp hy hữu, bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng chảy máu răng. Việc chảy máu nhiều hay ít sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng của từng người (có nhiều hay ít cao răng, mức độ nhạy cảm và cơ địa) hoặc tay nghề của bác sĩ.

TÌM HIỂU NGAY: Tìm Hiểu 10 Cách Lấy Cao Răng Đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhất

Sau quá trình lấy cao răng, răng của chúng ta cũng sẽ nhạy cảm hơn bình thường (khi uống quá nước nóng hoặc quá lạnh sẽ bị buốt răng). Tuy nhiên thì tình trạng này sẽ diễn ra không lâu, thường sẽ hết sau vài ngày.

Lần đầu lấy cao răng có thể sẽ cảm thấy ê buốt răng nhẹ
Lần đầu lấy cao răng có thể sẽ cảm thấy ê buốt răng nhẹ

4 yếu tố quyết định lấy cao răng có đau không

Trên thực tế, lấy cao răng có đau không sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:

  • Tình trạng răng miệng của khách hàng: Trong trường hợp khách hàng mắc bệnh lý nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu, nướu sưng đỏ thì quá trình lấy cao răng có thể bị ê buốt hơn so với người có sức khỏe tốt. 
  • Mức độ vôi răng: Thông thường lấy cao răng chỉ mất tầm 15 – 30 phút, không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Tuy nhiên nếu cao răng lắng đọng nhiều, bám chặt ở dưới nướu gây sưng viêm thì quá trình lấy cao răng có thể gây ê nhức. 
  • Kỹ thuật thực hiện: Lấy cao răng có thể được thực hiện bằng bộ dụng cụ lấy cao răng cầm tay, máy thổi cát hoặc máy siêu âm hiện đại. Nếu ứng dụng kỹ thuật cũ sẽ tăng khả năng gây xâm lấn đến men răng, mô mềm. Tuy nhiên khi sử dụng sóng siêu âm giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cho khách hàng, rút ngắn thời gian và đảm bảo an toàn cho khách hàng. 
  • Tay nghề bác sĩ: Nếu bác sĩ lấy cao răng có kinh nghiệm chuyên môn, tuân thủ đúng kỹ thuật, thành thạo từng thao tác thì quá trình thực hiện sẽ nhẹ nhàng, đơn giản, không tác động đến mô mềm trong miệng nên không gây đau nhức. 
Tay nghề bác sĩ tác động đến cảm giác đau khi lấy cao răng
Tay nghề bác sĩ tác động đến cảm giác đau khi lấy cao răng

Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?

Nhiều người vẫn còn tỏ ra e ngại với phương pháp này bởi không biết lấy cao răng có hại gì không? Câu trả lời là không nếu bạn thực hiện đúng cách và đúng theo định kỳ.

Mặc dù vậy, nếu bạn quá lạm dụng kỹ thuật lấy cao răng hoặc thực hiện tại những cơ sở nha khoa không đảm bảo chất lượng và tay nghề bác sĩ, thì có thể dẫn tới một số tổn thương nhất định cho răng. Một số tác hại của lấy cao răng không đúng cách đó là:

  • Tổn hại men răng: Nếu tay nghề bác sĩ không chuẩn, thiếu chuyên môn sẽ khiến men răng có thể bị bào mòn. Nếu thực hiện trong thời gian dài sẽ khiến men răng bị hỏng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.
  • Khiến răng mới mọc lệch: Tình trạng này thường diễn ra ở trẻ nhỏ đang trong độ tuổi thay răng sữa. Nếu lấy cao răng không đúng cách sẽ có thể động chạm vào các răng mới này, dẫn đến các răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch, ảnh hưởng lớn đến vấn đề thẩm mỹ.

Những tác hại này chỉ xảy ra nếu bạn sử dụng dịch vụ tại những cơ sở không uy tín. Việc lấy cao răng định kỳ vẫn được khuyến cáo nên thực hiện để đảm bảo cho sức khỏe của răng miệng.

Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Các bác sĩ khuyến khích nên lấy cao răng thường xuyên để đảm bảo răng miệng khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh lý. Tuy nhiên không nên lạm dụng lấy cao răng để tránh tổn thương răng. Theo đó chỉ nên cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Ngoài ra, tùy sức khỏe răng miệng và mức độ hình thành cao răng nhiều hay ít, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian lấy cao răng như sau:

  • Người có men răng láng bóng, đồng thời sức khỏe răng miệng tốt, cao răng ít hình thành thì nên lấy cao răng 6 tháng/lần.
  • Với trường hợp có men răng sần sùi, dễ tích tụ mảng bám, thường xuyên uống cà phê, trà, hút thuốc lá nên lấy cao răng khoảng 3 – 4 tháng/lần. 
Lấy cao răng từ 3 - 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ
Lấy cao răng từ 3 – 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ

Lưu ý quan trọng sau khi lấy cao răng cần nhớ

Sau khi lấy cao răng, để tránh đau nhức, ê buốt và gây hại cho men răng, bạn cần chú ý cách chăm sóc, vệ sinh tại nhà như sau:

  • Đánh răng đúng cách, ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm, tác động lực vừa phải, nên đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn, không nên chải răng chiều ngang sẽ khiến men răng bị mòn.
  • Chải răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn tích tụ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt bổ sung rau xanh, trái cây tươi giúp răng nướu chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế ăn thức ăn mềm, dẻo vì chúng dễ bám vào răng và hình thành cao răng, ngoài ra, không nên ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì nhiệt độ thấp hoặc cao quá đều gây tổn hại men răng, tăng nguy cơ ê buốt.
  • Không hút thuốc lá, dùng rượu bia, chất kích thích hay các thực phẩm đậm màu, chứa nhiều axit như cam, chanh, cà phê, trà đặc, nước tương, socola sau khi lấy cao răng.

Ở bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc về vấn đề lấy cao răng có đau không. Thực tế quá trình này chỉ gây ê nhức nhẹ và cảm giác khó chịu biến mất ngay sau đó nên bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên vẫn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ nhiều kinh nghiệm thực hiện để hạn chế xâm lấn hay gặp biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:

Dịch vụ

Bảng giá

Câu hỏi thường gặp

Rất nhiều khách hàng không biết nên lấy cao răng ở đâu uy tín, an toàn. ViDental Clinic sẽ gợi ý cho bạn danh sách 15 địa chỉ chất lượng, được đánh giá cao nhất:

  • Bệnh viện Răng hàm mặt TW.
  • Trung tâm nha khoa ViDental Clinic.
  • Nha khoa Oze.
  • Nha khoa Dencos Luxury.
  • Nha khoa Việt Úc.
  • Nha khoa Quốc tế Á Châu.
  • Nha khoa Phương Nam.
  • Bệnh viện Răng hàm mặt TW HCM.
  • Nha khoa Đông Nam.
  • Trung tâm Thế Hệ Mới.
  • Nha khoa Tâm Đức Smile.
  • Nha khoa Peace Dentistry.
  • Nha khoa Hollywood.
  • Nha khoa Thẩm mỹ Đà Nẵng.
  • Nha khoa Rạng Ngời.

Lấy cao răng có được bảo hiểm Y tế không là vấn đề nhiều người quan tâm. Theo điều 21 Luật BHYT năm 2014, lấy cao răng nếu theo chỉ định của bác sĩ và thuộc hạng mục điều trị bệnh sẽ được hưởng bảo hiểm Y tế khoảng 40 - 100% tùy từng trường hợp.

Lấy cao răng không được hưởng bảo hiểm Y tế nếu người bệnh vệ sinh răng miệng định kỳ. Bạn nên cân nhắc để xem có nên làm thủ tục bảo hiểm để giảm trừ chi phí lấy cao răng không vì cần giấy tờ phức tạp và số tiền được giảm không nhiều. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lấy cao răng bằng vỏ chuối chỉ là giải pháp tạm thời cho những người có mảng bám cao răng không quá nhiều
Danh Sách 10 Nha Khoa Quận Tây Hồ Chất Lượng Không Nên Bỏ Qua
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
© 2021 - Bản quyền của ViDental Clinic - Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309