Lấy Cao Răng Có Được Bảo Hiểm Y Tế Không? Giải Đáp Chi Tiết
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Giải đáp: Lấy cao răng có được bảo hiểm Y tế không?
Rất nhiều người thắc mắc lấy cao răng có được bảo hiểm Y tế không. Theo điều 21 của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014, bảo hiểm y tế sẽ chi trả, hỗ trợ tiền khám, chữa trị và tiền thuốc nếu bạn có nhu cầu khám chữa bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được bảo hiểm chi trả, cụ thể:
- Bảo hiểm Y tế chi trả trong trường hợp bệnh nhân lấy cao răng với nguyên nhân do viêm nướu, tụt lợi, áp xe răng, chảy máu chân răng và có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Bảo hiểm Y tế không chi trả trong trường hợp lấy cao răng định kỳ.
Như vậy cạo vôi răng có được bảo hiểm y tế không? Câu trả lời là có. Nếu bạn chưa mua bảo hiểm y tế thì nên mua ngay để được hưởng những lợi ích không chỉ trong điều trị răng miệng mà còn là vấn đề sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, hiện nay việc chi trả của bảo hiểm y tế chỉ thực hiện tại bệnh viện công và một số nha khoa liên kết bên ngoài.
XEM NGAY: Lấy Cao Răng Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Loại Dịch Vụ Chi Tiết [Cập Nhật Năm 2024]
Giá lấy cao răng có bảo hiểm Y tế là bao nhiêu?
Lấy cao răng là dịch vụ được hưởng bảo hiểm Y tế. Theo đó có 2 trường hợp bảo hiểm chi trả khi lấy cao răng đó là:
Lấy cao răng có bảo hiểm Y tế đúng tuyến quy định:
- Người bệnh được miễn phí 100% nếu thuộc đối tượng bộ đội, công an, cựu chiến binh, người có công với Cách mạng, trẻ dưới 6 tuổi, người thuộc gia đình hộ nghèo hoặc trường hợp có thời gian tham gia Bảo hiểm Y tế liên tục 5 năm.
- Hưởng 95% phí dịch vụ nếu thuộc đối tượng hưởng lương hưu, người được trợ cấp do mất sức lao động hàng tháng.
- Hưởng 80% chi phí dịch vụ khám chữa bệnh, lấy cao răng nếu thuộc đối tượng khác với 2 trường hợp nêu trên.
Lấy cao răng có bảo hiểm Y tế trái tuyến:
- Hưởng 40% chi phí dịch vụ lấy cao răng khi điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương.
- Hưởng 60% chi phí dịch vụ khi điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.
- Hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.
Có thể thấy, một số trường hợp cụ thể khi lấy cao răng nếu có bảo hiểm Y tế đúng tuyến sẽ không cần trả tiền hoặc chỉ cần trả khoản phí từ 60.000 – 240.000 đồng/lần.
Có thực sự cần dùng bảo hiểm Y tế khi lấy cao răng không?
Trên thực tế, dịch vụ lấy cao răng có chi phí khá thấp nên người bệnh không nhất thiết phải dùng bảo hiểm Y tế vì những lý do sau:
- Thủ tục phức tạp: Để được hưởng % bảo hiểm Y tế chi trả, người bệnh cần chuẩn bị thẻ bảo hiểm Y tế, chứng minh thư/căn cước công dân/hộ chiếu/visa bản sao và bản gốc cùng sổ khám bệnh bảo hiểm Y tế. Nếu là trẻ em cần mang theo giấy khai sinh bản sao công chứng khi chưa có chứng minh thư hoặc căn cước. Một số trường hợp muốn hưởng bảo hiểm đúng tuyến cần xin giấy tờ từ bệnh viện tuyến dưới, vô cùng mất thời gian và phức tạp.
- Số tiền nhận được không nhiều: Chi phí lấy cao răng tại một số nha khoa hiện nay chỉ khoảng 150.000 – 250.000 đồng/lần. Theo đó nếu tính theo % bảo hiểm Y tế chi trả, người bệnh chỉ nhận được số tiền cao nhất là 250.000 đồng.
- Nhiều địa chỉ không áp dụng chính sách bảo hiểm: Bảo hiểm Y tế cho dịch vụ lấy cao răng thường chỉ áp dụng tại một số bệnh viện công lớn, những bệnh viện nhỏ hoặc phòng khám nha khoa thường không chấp nhận bảo hiểm Y tế. Nếu bạn đến bệnh viện lớn để lấy cao răng nhằm mục đích hưởng bảo hiểm sẽ rất mất thời gian, thậm chí tốn thêm phí đi lại. Ngoài ra, bệnh viện công luôn trong tình trạng đông bệnh nhân, quá tải, bạn có thể gặp nhân viên có thái độ khó chịu khi làm việc không chuyên nghiệp.
Tại sao cần đi lấy cao răng định kỳ?
Cao răng là các mảng bám trên răng có màu vàng, đen gây mất thẩm mỹ. Về lâu dài, các mảng bám này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Nếu không loại bỏ vôi sớm thì chúng có thể gây ra một số vấn đề về răng miệng như:
- Gây các bệnh về nướu: Cao răng có chứa rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh về nướu. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các tổ chức quanh răng, gây ra viêm nhiễm, đau nhức dữ dội.
- Gây hôi miệng: Cao răng tích tụ nhiều sẽ gây ra tình trạng hôi miệng và khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Hôi miệng nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào lượng cao răng tích tụ nhiều hay ít
- Gây bệnh ở niêm mạc miệng: Vi khuẩn trong cao răng gây ra rất nhiều bệnh lý ở niêm mạc miệng như lở loét, viêm amidan, viêm họng…
- Quá trình tiêu xương răng diễn ra nhanh chóng: Cao răng không được lấy ra sẽ đọng lại nhiều ở thân răng và gây ra phản ứng viêm. Phản ứng viêm nhiễm này sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương ở răng, khiến lợi mất chỗ bám. Nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra tình trạng viêm nha chu, chảy máu chân răng, áp xe lợi.
Có thể thấy, với thắc mắc lấy cao răng có được bảo hiểm Y tế không, câu trả lời là có. Tuy nhiên không phải tất cả người bệnh khi lấy cao răng đều được hưởng bảo hiểm. Bạn nên tìm hiểu kỹ để xem mình có thuộc đối tượng được miễn trừ từ bảo hiểm không. Ngoài ra, cần chú ý cạo vôi răng định kỳ và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt để tránh mắc bệnh lý nha khoa gây tốn kém chi phí.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- 17 Mẹo Hướng Dẫn Lấy Cao Răng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
- Địa Chỉ Lấy Cao Răng Ở Đâu? Gợi Ý Ngay 15 Đơn Vị Uy Tín, Chất Lượng
- Top 6 Thương Hiệu Nước Súc Miệng Lấy Cao Răng Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Dịch vụ
Bảng giá
Câu hỏi thường gặp
Rất nhiều khách hàng không biết nên lấy cao răng ở đâu uy tín, an toàn. ViDental Clinic sẽ gợi ý cho bạn danh sách 15 địa chỉ chất lượng, được đánh giá cao nhất:
- Bệnh viện Răng hàm mặt TW.
- Trung tâm nha khoa ViDental Clinic.
- Nha khoa Oze.
- Nha khoa Dencos Luxury.
- Nha khoa Việt Úc.
- Nha khoa Quốc tế Á Châu.
- Nha khoa Phương Nam.
- Bệnh viện Răng hàm mặt TW HCM.
- Nha khoa Đông Nam.
- Trung tâm Thế Hệ Mới.
- Nha khoa Tâm Đức Smile.
- Nha khoa Peace Dentistry.
- Nha khoa Hollywood.
- Nha khoa Thẩm mỹ Đà Nẵng.
- Nha khoa Rạng Ngời.
Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề lấy cao răng có đau không. Các chuyên gia cho biết quá trình này không gây đau nhức, chỉ hơi ê buốt nhẹ vì không tác động đến cấu trúc răng hay mô mềm. Tuy nhiên một số trường hợp có thể bị đau khi cạo vôi răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, mức độ vôi răng, kỹ thuật lấy cao răng, tay nghề của bác sĩ.
Bạn cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi lấy cao răng để tránh biến chứng nguy hiểm.
Cao răng là mảng bám cứng hình thành từ vi khuẩn và khoáng chất trên răng. Để loại bỏ và phòng ngừa, nên lấy cao răng định kỳ tại nha sĩ và duy trì vệ sinh răng miệng tốt.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!