Mắc Cài Tự Đóng Và Mắc Cài Thường – Lựa Chọn Nào Là Hiệu Quả?
- Bằng Chuyên khoa Cấp II Chuyên khoa RHM Đại Học Y Hà Nội
- Chủ tịch Hiệp hội nha khoa tư nhân Việt Nam
- Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
- Thành viên Dự án Nghiên cứu "Chỉnh nha công nghệ AI thời đại 4.0"
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha phổ biến, an toàn và hiệu quả tuyệt đối. Có hai loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay là niềng răng mắc cài tự đóng và niềng răng mắc cài thường. Vậy sự khác biệt nằm ở đâu? Lựa chọn nào hiệu quả nhất đối với người dùng?
Mắc cài tự đóng là gì? Mắc cài thường là gì?
Để so sánh được bản chất và hiệu quả của hai loại mắc cài này, trước tiên cần phải hiểu thế nào là niềng răng mắc cài tự đóng và mắc cài thường:
Niềng răng mắc cài thường
Niềng răng mắc cài thường hay còn gọi là niềng răng mắc cài buộc chun. Đây là cách niềng răng sử dụng là dây cung và chun buộc (dây thun). Các nha sĩ dùng một bộ mắc cài và dây cung để kéo răng về đúng vị trí. Dây cung niềng răng trong các rãnh mắc cài được cố định bởi chun buộc. Đây là phương pháp niềng răng mắc cài “thủ công” nhất. Liệu trình điều trị cho phương pháp này khá đơn giản và hầu hết mọi bệnh nhân đều làm được.
Phương pháp niềng răng mắc cài thường là loại hình chỉnh nha truyền thống nhưng cũng không thể phủ nhận những tác động tích cực để trị liệu hiệu quả trường hợp răng sai khớp cắn, mọc chen chúc, mọc lệch,…. Mắc cài được thiết kế từ inox, thép không gỉ, sứ,… là chủ yếu.
Niềng răng mắc cài tự đóng
Niềng răng mắc cài tự đóng có thiết kế hiện đại được cải tiến từ mắc cài truyền thống và có thêm sự khác biệt đôi chút.
Niềng răng truyền thống sử dụng thun niềng răng bằng chất liệu đàn hồi, sau một thời gian sử dụng, thun sẽ rộng và mất đi khả năng cố định của dây cung. Vậy nên, thời gian niềng răng thường bị kéo dài. Còn đối với niềng răng mắc cài tự đóng có độ bền cao cùng chốt đóng – mở tự động mang lại hiệu quả nắn chỉnh răng tốt hơn và tránh bị đứt trong quá trình niềng.
Cơ chế hoạt động niềng răng của mắc cài tự đóng đó là thiết kế có phần đường rãnh giúp phần dây cung trượt tự do.
Có 2 loại niềng răng mắc cài tự đóng được dùng phổ biến nhất hiện nay:
- Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng: Dây cung và các chốt được chế tạo từ kim loại. Vì là chất liệu kim loại nên gây mất thẩm mỹ và đau niêm mạc miệng. Chi phí của mắc cài kim loại tự đóng thấp, tiết kiệm thời gian.
- Niềng răng mắc cài sứ tự đóng: Phần chốt bằng kim loại được thay thế bằng sứ với màu trong, trùng với màu răng. Chất sứ làm đảm bảo tính thẩm mỹ, không xước niêm mạc. Tuy nhiên chi phí cho mắc cài sứ khá cao.
TÌM HIỂU CHI TIẾT: Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Tự Buộc
Ưu, nhược điểm của niềng răng mắc cài tự đóng và mắc cài thường
Dù là niềng răng mắc cài tự đóng hay mắc cài thường dường như sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau trong quá trình nắn chỉnh răng.
Mắc cài tự đóng
Ưu điểm:
- Hệ thống mắc cài tự đóng vận hành nhịp nhàng giúp giảm độ ma sát, hạn chế tối đa gây đau nhức răng.
- Về mặt cơ chế và kỹ thuật, Niềng răng mắc cài tự đóng có cơ chế tương tự niềng răng mắc cài buộc chun. Điểm vượt trội hơn là hệ thống chốt trượt thông minh, hiện đại. Dây cung và mắc cài được thiết kế bám dính tốt vào nhau, cố định chặt chẽ trong rãnh trượt, từ đó tác động lên răng để kéo chỉnh, nắn răng vào đúng vị trí. Với kết cấu hiện đại như vậy sẽ tối ưu thời gian đi thăm khám định kỳ. Do tình trạng bung mắc cài được hạn chế tối đa nên ít phát sinh những nguy cơ chỉnh sửa lại mắc cài giúp nâng cao hiệu quả nắn chỉnh và rút ngắn thời gian điều trị. Niềng răng hô mắc cài tự đóng sẽ làm giảm thời gian điều trị xuống từ 1 – 2 tháng.
- Về mặt thẩm mỹ, mắc cài tự đóng được thiết kế nhỏ gọn và tinh tế hơn. Việc không phải mang dây chun buộc sẽ giúp người dùng tự tin hơn. Đồng thời, giúp quá trình vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn.
Nhược điểm:
- Giá thành cao: Thiết kế hiện đại dẫn đến phát sinh chi phí cao hơn niềng răng mắc cài chun buộc rất nhiều. Do đó, khi niềng răng mắc cài tự đóng đắt hơn rất nhiều so với mắc cài thường. Đây cũng là một phần gánh nặng về kinh tế cho những ai đang trong quá trình chuẩn bị quyết định cho lộ trình chỉnh nha.
- Không hoàn toàn trong suốt: Tuy đạt được hiệu quả cao nhưng với thiết kế đặc biệt của mắc cài tự đóng khá dày, dễ bị lộ mắc cài kim loại và vẫn khiến người dùng có tâm lý đeo niềng trong miệng và ngại ngùng khi giao tiếp. Loại niềng răng mắc cài sứ trong suốt tuy gần giống với màu răng nhưng không tránh được các dây kim loại chạy dọc răng dễ lộ ra ngoài.
Niềng răng mắc cài thường
Loại mắc cài truyền thống sẽ có các ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Mang lại hiệu quả chỉnh nha cao: Việc sử dụng mắc cài kim loại thường có thể giúp bạn khắc phục tình trạng răng lệch lạc, khấp khểnh. Với sự hỗ trợ của thun chỉnh nha và các khí cụ chuyên dụng. Phương pháp này dễ mang đến cho bạn một hàm răng đều đẹp theo đúng như mong muốn.
- Thời gian điều trị ngắn: Thông thường niềng răng bằng dạng mắc cài này sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị khoảng từ 1 – 6 tháng. Thời gian chỉnh nha kéo dài từ 1 – 3 năm theo tình trạng răng mỗi người.
- Đa dạng kiểu mắc cài: Việc sử dụng phương pháp này giúp bạn có thể thoải mái lựa chọn kiểu dáng mắc cài mà mình thích. Thiết kế mã màu dây thun đa dạng,… bạn có thể tùy chọn vào sở thích của mình.
- Chi phí niềng răng thấp: So với những loại mắc cài khác, mắc cài kim loại thường có chi phí thấp hơn rất nhiều. Đây chính là lựa chọn hoàn hảo để bạn có thể đạt được hiệu quả chỉnh nha cao đồng thời giúp tiết kiệm chi phí.
XEM CHI TIẾT: Chi Phí Niềng Răng để biết phương pháp nào tiết kiệm nhất
Nhược điểm:
Do là phương pháp chỉnh nha truyền thống nên chắc chắn niềng răng mắc cài buộc chun sẽ có những nhược điểm nhất định:
- Hạn chế nhất của mắc cài thường chính là thun buộc. Thun buộc không thực sự bền chắc, tính đàn hồi sẽ giảm dần theo thời gian. Điều này để lại hậu quả tai hại vì không thể giữ cố định được dây cung trong rãnh răng. Do đó, thường mất khá nhiều thời gian để căng chỉnh lại dây thun theo định kỳ.
- Độ ma sát giữa các dây cung và mắc cài các rãnh răng lớn thường gây đau nhức và ê buốt. Điều này không chỉ gây đau mà ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong quá trình niềng răng và thời gian điều trị.
- Tính thẩm mỹ không cao do dây thun có màu sắc nổi bật.
Đối tượng phù hợp với niềng răng mắc cài tự đóng và mắc cài thường
Phương pháp niềng răng cho hai loại mắc cài được áp dụng với những đối tượng sau:
- Đối với mắc cài kim loại tự đóng: Với những bệnh nhân có tình trạng răng bị nặng như răng mọc không đều, răng hô, móm, răng mọc lệch. mọc ngược, răng khểnh và sai lệch khớp cắn thì phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn. Hệ thống dây cung được thiết kế chắc chắn, gia tăng hiệu quả chỉnh nha so với phương pháp truyền thống.
- Đối với mắc cài kim loại thường: Đây là phương pháp dành cho những người răng bị hô, móm, răng khấp khểnh, mọc lệch, mọc ngầm, chen chúc, răng hàm trên và hàm dưới không ăn khớp. Những người muốn niềng răng nhưng cần tiết kiệm chi phí thì niềng mắc cài thường sẽ phù hợp hơn với năng lực tài chính.
ĐỌC THÊM: Khuôn Mặt Trước Và Sau Khi Niềng Thay Đổi Như Thế Nào?
Chi phí sử dụng 2 loại mắc cài
Chi phí sử dụng 2 loại mắc cài này có sự chênh lệch đáng kể:
- Đối với mắc cài tự đóng: Chi phí trung bình với các ca niềng răng hô mắc cài tự đóng khoảng 40 triệu/ 2 năm. Tuy nhiên, chất lượng và mức giá thành tương xứng sẽ đem lại cho bạn hiệu quả chỉnh nha ưng ý nhất.
- Đối với mắc cài thường: Mức giá của mắc cài tự đóng và mắc cài thường chênh nhau trên dưới 10 triệu đồng. Mắc cài kim loại thường có giá dao động khoảng 30 triệu đồng. Chi phí của mắc cài thường được đánh giá phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng, đây chính là phương án niềng răng phù hợp nhất để nhiều người có thể lựa chọn.
Một vài lưu ý khi lựa chọn mắc cài kim loại tự đóng và mắc cài kim loại thường
Có rất nhiều ưu điểm vượt trội để bạn quyết định lựa chọn cho mình phương pháp niềng răng cho 2 loại mắc cài kim loại này. Tuy nhiên, muốn phát huy những ưu điểm đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Tiến hành thăm khám trực tiếp, lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định thực hiện chỉnh nhà và lựa chọn loại mắc cài.
- Giá thành cao không đồng nghĩa với việc chất lượng tốt hơn, bạn nên lựa chọn một phương pháp phù hợp với bản thân để mang lại hiệu quả niềng răng như ý muốn.
- Lựa chọn địa chỉ khám và điều trị chỉnh nha uy tín để thực sự yên tâm với các sản phẩm và dịch vụ sử dụng trong chỉnh nha.
- Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi niềng răng mắc cài để đảm bảo lộ trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ.
Niềng răng mắc cài đóng hay niềng răng mắc cài thường đều được rất nhiều người quan tâm để lựa chọn trong quá trình chỉnh nha. Cả hai phương pháp điều trị này đều phát huy được tác dụng của nó. Điều quan trọng nhất là chuẩn bị thật tốt những kiến thức cũng như tâm lý để đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân. Hy vọng những thông tin của bài viết này sẽ có ích trong việc cải thiện tình trạng răng của bạn.
GỢI Ý XEM THÊM:
- Khám Phá 12 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở Hà Nội
- Tìm Hiểu Chi Tiết Niềng Răng Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM?
Dịch vụ
Bảng giá tham khảo
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!