Tác Hại Của Niềng Răng Có Thể Bạn Chưa Biết? Lưu Ý Khi Niềng Răng

snapedit_1723796432398-min
Cố vấn chuyên môn: BS CKII Nguyễn Thị Thái (BS Thái niềng răng)
  • Bằng Chuyên khoa Cấp II Chuyên khoa RHM Đại Học Y Hà Nội
  • Chủ tịch Hiệp hội nha khoa tư nhân Việt Nam
  • Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội Nha chu Việt Nam
  • Thành viên Dự án Nghiên cứu "Chỉnh nha công nghệ AI thời đại 4.0"

Niềng răng là giải pháp phổ biến được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Ngoài những hiệu quả ai cũng có thể nhìn thấy, tác hại của niềng răng là điều có thể bạn chưa tìm hiểu trước. Vì vậy hãy cùng theo dõi những tác hại có thể xảy ra trong quá trình niềng răng trong nội dung dưới đây.

Những vấn đề thường thấy trong quá trình niềng răng

Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng một số khí cụ, tạo lực kéo ổn định đưa răng của bạn về đúng vị trí trên cung hàm. Chính vì vậy việc các khí cụ như mắc cài, dây cung, thun niềng răng gây đau, khó chịu cho bạn là chuyện hết sức bình thường. Dưới đây là một số vấn đề thường thấy đối với bệnh nhân trong quá trình chỉnh nha:

Đau nhức nhẹ

Tình trạng này thường xảy ra khi bạn mới đeo niềng, răng của bạn vẫn chưa quen với các khí cụ niềng răng. Một số trường hợp nặng hơn trong vài ngày đầu niềng răng bạn sẽ có thể bị đau đầu.

Các triệu chứng này là hoàn toàn bình thường, bạn có thể cải thiện chúng bằng cách sử dụng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn. Nhưng nếu tình trạng đau nhức này không giảm đi mà ngày càng nghiêm trọng, hoặc đau kéo dài thì bạn cần phải đến nha khoa để kiểm tra răng ngay.

Niềng răng gây ra những cơn đau nhức ở giai đoạn đầu
Niềng răng gây ra những cơn đau nhức ở giai đoạn đầu

Mỏi hàm

Mỏi hàm là vấn đề phần lớn những người mới niềng răng đều gặp phải. Tình trạng mỏi nhức này thường xảy ra khi bạn đến nha khoa tái khám. Do bác sĩ dùng lực để khiến răng di chuyển nên xương hàm bị ảnh hưởng, gây cảm giác đau mỏi. Cũng như tình trạng đau nhức răng, bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu cảm giác giác này.

Ăn nhai khó khăn

Trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ăn nhai. Bạn không thể nhai được thực phẩm rắn hay cắn mạnh vì răng lúc này rất yếu. Những hành động ăn nhai quá mạnh như vậy sẽ gây đau và ê nhức cho răng. Ngoài ra, trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải thực hiện siết răng rất nhiều lần. Sau mỗi lần siết răng thì bạn sẽ gặp lại tình trạng như trên. Tuy nhiên đừng nên lo lắng vì tình trạng này sẽ chỉ kéo dài trong thời gian vài ngày đến 1 tuần. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái và ăn uống lại bình thường.

Tổn thương mô mềm

Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải sử dụng một số khí cụ gắn lên răng như mắc cài và dây cung lên răng. Những khí cụ này đa phần làm từ kim loại hay vật liệu cứng. Chính vì vậy, bạn sẽ thường gặp phải các vấn đề như sứt môi, sứt má, rách lợi,…. gây cảm giác khó chịu.

Giải pháp cho tình trạng này là sử dụng sáp nha khoa. Bạn hãy lấy một lượng sáp nhỏ bôi lên vị trí mắc cài vị trí gây khó chịu cho bạn. Tình trạng tổn thương mô mềm này sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Một số tác hại có thể xảy ra khi niềng răng

Không thể phủ nhận niềng răng là phương pháp đem lại hiệu quả chỉnh nha cao và tương đối an toàn. Tuy nhiên có một số nguy cơ tiềm ẩn của niềng răng mà bạn có thể chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu một số tác hại có thể xảy ra khi niềng răng dưới đây:

Tổn thương tủy do niềng răng sai cách

Đây là tác hại của niềng răng silicon và tác hại của niềng răng tại nhà. Trên thực tế việc sử dụng các khí cụ để chỉnh nha là công việc đòi hỏi kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, độ rộng cung hàm của mỗi người là khác nhau, nên nếu tự niềng răng tại nhà, bạn sẽ dễ niềng răng sai cách. Khi đó, tình trạng răng của bạn không những không khá lên, mà bạn còn có nguy cơ bị viêm tủy, thậm chí nghiêm trọng hơn là chết tủy răng.

Ngoài ra, tổn thương tủy có thể xảy ra do tay nghề bác sĩ chỉnh nha kém, dẫn tới tổn thương chân răng.

Biến dạng khuôn mặt

Một tác hại của niềng răng tại nhà nữa là làm biến dạng khuôn mặt của bạn. Khi niềng răng sai cách, lực tác động lên 2 hàm không theo kỹ thuật, sẽ khiến gương mặt thay đổi, bị mất cân đối gây lệch mặt.

Đặc biệt, trong độ tuổi dậy thì, lúc này cấu trúc hàm răng đang phát triển, cần hết sức cẩn thận khi niềng răng để tránh hậu quả đáng tiếc sau này.

ĐỌC THÊM: Niềng Răng Bị Lệch Mặt [Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả]

Tác hại của niềng răng điển hình - gây biến dạng khuôn mặt
Tác hại của niềng răng điển hình – gây biến dạng khuôn mặt

Sâu răng

Tình trạng sâu răng thường là tác hại của niềng răng trong. Vì khi niềng răng mặt trong, các mắc cài sẽ được bác sĩ khéo léo giấu vào mặt trong của răng. Điều này gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng vì bàn chải khó có thể len lỏi được vào từng kẽ răng. Bạn sẽ rất dễ bị sâu răng nếu như răng không sạch. Chính vì vậy, khi đang trong quá trình niềng răng, bạn cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch bằng cách dành từ 3- 5 phút vệ sinh răng, sử dụng thêm các cung cụ hỗ trợ như máy tăm nước, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, nước súc miệng để đạt hiệu quả làm sạch tốt nhất.

Tiêu chân răng

Tiêu chân răng là tình trạng chân răng bị mòn dần trong quá trình chỉnh nha. Đây là tác hại của việc nhổ răng để niềng. Thông thường khi niềng răng lượng chân răng bị tiêu vẫn nằm trong mức an toàn. Tuy nhiên có một số trường hợp cá biệt, lượng chân răng bị tiêu có thể lên đến 50%. Sự tiêu chân răng này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của bạn sau này.

Răng rụng sớm

Một số bác sĩ có tay nghề không cao, kỹ thuật chỉnh nha yếu kém. Khi thực hiện niềng răng cho bạn bác sĩ sẽ không điều khiển được lực tác động lên răng. Điều này có thể dẫn đến việc răng và hàm của bạn bị tổn thương và yếu đi sau khi niềng, về tương lai bạn sẽ bị rụng răng sớm. Đây là tác hại của niềng răng mà các nha sĩ không mong muốn xảy ra.

Chạy răng sau niềng

Sau khi đã kết thúc quá trình chỉnh nha, bạn thường sẽ phải đeo thêm hàm duy trì trong ít nhất 6 tháng để đảm bảo tính ổn định của răng. Tuy nhiên, nếu bạn không thường xuyên sử dụng hàm duy trì, rất có thể răng của bạn sẽ không còn ở đúng vị trí sau khi niềng mà sẽ trở lại vị trí cũ, niềng răng xong vẫn xấu. Chính vì vậy hãy đeo hàm duy trì đều đặn để quá trình chỉnh nha đạt được kết quả tốt nhất.

TÌM HIỂU NGAY: Tình Trạng Niềng Răng Xong Bị Hóp Má [Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục]

Những ai không nên niềng răng?

Cách tốt nhất để có một hàm răng đẹp là phải hiểu rõ tình trạng răng của mình và lựa chọn phương pháp phù hợp. Mặc dù niềng răng vô cùng phổ biến hiện nay tuy nhiên không phải ai cũng sẽ phù hợp với phương pháp này. Dưới đây là một số trường hợp cần cân nhắc trước khi quyết định để tránh tác hại của niềng răng:

Bệnh nha chu nặng

Bệnh nha chu thường có những biểu hiện xung quanh bề mặt răng như viêm nướu, viêm lợi,… Khi chân răng bị bệnh nha chu, răng của bạn sẽ không còn một màng bảo vệ tốt nữa. Chính vì vậy rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng tụt nướu, nghiêm trọng hơn là tiêu xương hàm. Lúc này răng của bạn không thể đủ khỏe mạnh và vững chắc để bác sĩ gắn mắc cài hay tác động lực lên được. Do đó trong trường hợp bị bệnh nha chu rất nặng, bạn không thể niềng răng.

Xương hàm quá yếu

Tương tự với trường hợp bệnh nha chu nặng, việc xương hàm quá yếu sẽ không thể đảm bảo được trước lực tác động trong quá trình niềng răng. Không những vậy, nếu xương hàm của bạn không khỏe mạnh, bạn sẽ thường xuyên chịu cảm giác đau đớn và ê nhức rất khó chịu. Chính vì vậy, những người có xương hàm quá yếu không đủ điều kiện để niềng răng.

Niềng răng gây ra những cơn đau nhức ở giai đoạn đầu
Niềng răng không dành cho mọi đối tượng

Có nhiều răng giả, răng sứ

Với các trường hợp răng giả, răng sứ, rất khó để bác sĩ có thể thực hiện niềng răng. Bởi vì lực tác động lên răng giả, răng sứ sẽ khác so với các răng thật. Ngoài ra, đối với răng bọc sứ, bề mặt răng sứ bên ngoài sẽ gây khó cho bác sĩ khi gắn mắc cài.

Với răng giả, lúc này răng của bạn không còn được hệ thống dây chằng dưới chân răng giữ nữa. Chính vì vậy dù có tác động lực lên thân răng cũng sẽ không thể thay đổi được vị trí chân răng giả.

Có bệnh lý toàn thân

Với người mắc các bệnh lý toàn thân như máu khó đông, tim mạch, động kinh, ung thư,… không nên thực hiện chỉnh nha, niềng răng. Bởi vì sức đề kháng của những đối tượng này khá kém, trong quá trình niềng răng sẽ có vết thương hở, bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc máu khó đông vô cùng nguy hiểm.

Làm gì để niềng răng an toàn hơn?

Để có thể bắt đầu quá trình niềng răng một cách suôn sẻ, bạn cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để tránh được những tác hại khi niềng răng. Hãy cùng tham khảo một số lời khuyên của nha sĩ dưới đây:

Chọn thời điểm niềng răng phù hợp

Theo các chuyên gia nha khoa, độ tuổi vàng niềng răng là từ 9 – 15 tuổi. Lúc này xương hàm đang phát triển và răng đang trong quá trình mọc vĩnh viễn. Những đối tượng này có thể niềng răng mà không cần phải nhổ bất cứ răng nào. Niềng răng thời điểm này vừa đem lại hiệu quả cao, vừa tiết kiệm chi phí.

Chọn nha khoa uy tín

Nha sĩ là người quyết định 90% kết quả chỉnh nha của bạn. Chính vì vậy chìa khóa của việc niềng răng an toàn là hãy lựa chọn nha khoa uy tín dựa trên điều kiện của bạn, để có hướng tư vấn và điều trị phù hợp.

ĐỪNG BỎ QUA:

Thực hiện nghiêm túc lộ trình

Vấn đề chăm sóc răng và tuân thủ phác đồ điều trị cũng rất quan trọng. Bạn phải lắng nghe thật cẩn thận các lời khuyên của bác sĩ để tránh tác hại của niềng răng. Việc không tuân thủ lộ trình sẽ làm phung phí cả thời gian lẫn tiền bạc của bạn. Chính vì vậy, hãy đến chính xác thời gian tái khám định kỳ và loại bỏ những thói quen xấu gây ảnh hưởng cho răng.

Ngăn chặn các tác hại của niềng răng bằng việc thăm khám đúng kỳ hạn
Ngăn chặn các tác hại của niềng răng bằng việc thăm khám đúng kỳ hạn

Trên đây là những lưu ý để phòng tránh tác hại của niềng răng. Hy vọng bạn đã tìm được phương pháp chăm sóc răng tốt nhất cho mình. Chúc bạn sớm sở hữu một hàm răng đẹp và khỏe mạnh!

NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM: Niềng Răng Thay Đổi Khuôn Mặt Như Thế Nào?

Câu hỏi thường gặp

  • Các địa chỉ niềng răng uy tín ở Hà Nội bao gồm ViDental Clinic, Nha khoa Sunshine Dental, và Nha khoa Quốc tế Tâm An (Serenity).
  • Ở TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể xem xét Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM, Bệnh viện thẩm mỹ - răng hàm mặt WorldWide, và Nha khoa Peace Dentistry.
  • Đà Nẵng cũng có các lựa chọn như Nha Khoa Quốc tế My Smile, Nha Khoa A&T, và Nha Khoa Sài Gòn - Đà Nẵng.

Dưới đây là danh sách địa chỉ niềng răng tốt nhất TPHCM:

  • ViDental Clinic
  • Bệnh viện Răng hàm mặt TPHCM
  • Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
  • Nha khoa Peace Dentistry
  • Nha khoa Paris
  • Nha khoa Thế Hệ Mới
  • Nha khoa Kim
  • Nha khoa Quốc tế Á Âu
  • Nha khoa Đông Nam
  • Niềng răng tại trung tâm Đức Hạnh
  • Nha khoa Parkway
  • Nha khoa thẩm mỹ Bedental
  • Nha Khoa Việt Smile
  • Nha khoa Hanh Lan
  • Nha khoa Diamond
  • Nha khoa HD Dental Center
  • Nha khoa Đăng Lưu

Niềng răng có hôn được không là câu hỏi rất nhiều người quan tâm hiện nay khi thực hiện chỉnh nha. Theo các bác sĩ nha khoa, sau khi niềng răng vẫn có thể hôn nếu biết được các mẹo của nó:

  • Hãy đợi sau 10 ngày
  • Luôn vệ sinh răng miệng thật kĩ và giữ hơi thở thơm tho
  • Sử dụng son môi có mùi thơm tự nhiên, hương vị ngọt ngào
  • Bắt đầu thật chậm
  • Không mở môi quá lớn khi bắt đầu
  • Sử dụng lưỡi thông minh
  • Hạn chế lực tác động mạnh
  • Không trêu chọc, cần phải thực sự thư giãn

Giá niềng răng dao động từ 25.000.000 - 125.000.000 VNĐ/ca với niềng răng mắc cài và khoảng 100.000.000 - 150.000.000 VNĐ/ca với niềng răng trong suốt phụ thuộc vào 1 số yếu tố [1].

Để tiết kiệm chi phí niềng răng, bạn nên cân nhắc một số lưu ý trước, trong và sau khi niềng [2].

Răng bị nứt có thể niềng được, nhưng cần phải điều trị vết nứt trước để đảm bảo răng chắc khỏe [1]. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa để đánh giá tình trạng răng và lên kế hoạch điều trị phù hợp [2].

Việc lựa chọn giữa niềng răng và bọc sứ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người và mong muốn cá nhân:

  • Nếu bạn có răng lệch lạc nghiêm trọng hoặc vấn đề về khớp cắn, niềng răng là sự lựa chọn tốt hơn để cải thiện toàn diện cấu trúc răng và hàm [1].

  • Ngược lại, nếu bạn muốn nhanh chóng có nụ cười hoàn hảo và răng của bạn chỉ có những vấn đề nhỏ về hình dáng hoặc màu sắc, bọc sứ có thể là lựa chọn lý tưởng [2].

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Niềng răng Trainer tại nhà có thực sự hiệu quả không?
Niềng Răng Silicon Có Thực Sự Hiệu qQuả? Hướng Dẫn Sử Dụng
Niềng răng nhổ răng số 6 có đau không, bị ảnh hưởng gì không?
Có nên sử dụng hàm Trainer cho bé?
[Giải đáp chi triết] Có nên niềng răng nhổ răng số 3 hay không?
Có 2 loại khí cụ phổ biến để bệnh nhân có thể niềng răng
Niềng răng bệnh viện Răng Hàm Mặt
Top 10 Địa Chỉ Niềng Răng Trả Góp Uy Tín Giá Rẻ
Niềng răng sắt
Gợi Ý 10 Địa Chỉ Niềng Răng Invisalign Giá Rẻ Uy Tín, Chất Lượng
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
© 2021 - Bản quyền của ViDental Clinic - Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309