Răng Sứ Bị Rớt Ra Do Đâu? Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Răng sứ có thể bị rớt do lực cắn quá mạnh, hết tuổi thọ, tay nghề bác sĩ kém hoặc vệ sinh không đúng cách. Khi răng sứ bị rơi, giữ lại răng sứ và đến nha sĩ ngay để kiểm tra và xử lý. Tránh tự ý gắn lại và ăn đồ cứng, dai trước khi gặp bác sĩ.
Nguyên nhân bọc răng sứ bị rớt ra ngoài
Bọc răng sứ là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay nhờ sở hữu hàng loạt các ưu điểm vượt trội. Trong quá trình thực hiện, phần mão sứ sẽ được gắn cố định với răng thật thông qua một loại keo nha khoa chuyên dụng giúp cho bạn có thể ăn uống và vệ sinh thoải mái nhất, không khác gì so với răng thật.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng sứ bị rớt ra làm cho bạn lo lắng, băn khoăn không biết sẽ phải xử lý như thế nào. Theo chuyên gia ViDental Clinic, một số nguyên nhân sau đây sẽ khiến răng sứ bị rớt ra:
- Lực ăn nhai quá mạnh: Răng sứ có thể bị bung ra khi bạn sử dụng một lực ăn nhai hoặc cắn xé quá mạnh. Lực tác động có thể vô tình khiến mão sứ bị xô lệch, lung lay, bung ra khỏi răng thật.
- Mão sứ đã hết tuổi thọ sử dụng: Răng sứ bị rớt ra ngoài có thể do tuổi thọ của răng sứ đã hết khiến phần lớp keo dán giữa mão sứ và cùi răng thật bị mài mòn, không còn khả năng gắn kết như cũ. Việc thiếu liên kết này là do sự ảnh hưởng của vi khuẩn, nước bọt, thức ăn sau thời gian dài sử dụng.
- Tay nghề bác sĩ kém: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mão sứ sau khi bọc bị rớt ra ngoài. Cụ thể là khi gắn mão sứ cố định, bác sĩ nha khoa đã dùng một lượng keo dán quá ít, làm cho mão sứ không thể cố định chắc chắn. Khi ăn uống, có lực ăn nhai tác động, răng sứ sẽ bị lung lay và rớt ra ngoài.
- Do việc vệ sinh thực hiện không đúng cách: Trong quá trình vệ sinh răng sứ, bạn không tuân thủ cách chăm sóc răng sứ mà thường xuyên chải răng với một lực quá mạnh, dẫn tới việc chân răng bị hở, răng sứ bung và tuột.
TÌM HIỂU THÊM: Tổng Hợp Các Biến Chứng Sau Khi Bọc Răng Sứ Thường Gặp
Phương pháp xử lý khi rớt răng sứ
- Giữ lại răng sứ và đến nha sĩ ngay: Điều quan trọng nhất là giữ lại răng sứ và đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và răng sứ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Không tự ý gắn lại răng sứ: Tránh tự ý gắn lại răng sứ bằng keo dán tại nhà, vì điều này có thể gây ra nhiều vấn đề khác như nhiễm trùng hoặc làm hỏng răng sứ.
- Tránh ăn đồ cứng, dai: Trong thời gian chờ đến gặp nha sĩ, hãy tránh ăn đồ ăn quá cứng hoặc dai để không làm ảnh hưởng đến răng thật và vùng răng bị rớt sứ.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng răng miệng, nha sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau:
- Trong trường hợp cùi răng thật còn độ chắc khỏe, răng sứ bị rớt cũng vẫn còn nguyên vẹn thì bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thêm một lượng keo dán chuyên dụng để cố định chắc chắn trở lại. Đây là biện pháp phổ biến được các cơ sở nha khoa áp dụng, không quá phức tạp nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
- Trường hợp răng sứ rớt ra ngoài bị vỡ do đã hết tuổi thọ sử dụng, bác sĩ nha khoa sẽ điều chỉnh lại cùi răng thật và lấy dấu hàm để chế tác một chiếc răng sứ mới nhằm thay thế cho chiếc răng đã vỡ trước đó.
TÌM HIỂU NGAY: Bọc Răng Sứ Lần 2 Có Đảm Bảo Hiệu Quả Bọc Sứ Lâu Dài?
Cách phòng tránh tình trạng răng sứ bị rơi
Để tránh tình trạng răng sứ bị rơi, bạn nên:
- Hạn chế ăn đồ ăn quá cứng, dai: Nên cắt nhỏ thức ăn và nhai chậm rãi.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Khám răng định kỳ: Đến nha sĩ kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và có biện pháp xử lý kịp thời.
Răng sứ bị rớt ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn nên bình tĩnh tới các cơ sở nha khoa uy tín để được khám, tư vấn và có biện pháp xử lý cần thiết. Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn xử lý tình trạng này một cách nhanh chóng, an toàn.
KHÁM PHÁ NGAY: Cách Chăm Sóc Răng Sứ Bảo Vệ Răng Khỏe Mạnh Hiệu Quả
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bọc răng sứ 4 răng cửa giá dao động từ 9.000.000đ – 36.000.000 VNĐ cho tổng 4 răng. Để bọc sứ răng cửa bị hô, bạn nên chọn răng sứ toàn sứ vì độ bền cao, đảm bảo tính thẩm mỹ, trắng sáng tự nhiên.
Bọc răng sứ không thể bền vĩnh viễn mà nó chỉ có thể tồn tại từ 15 năm – 20 năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Không nên bọc răng sứ khi bị nha chu, vì vi khuẩn từ nha chu có thể gây viêm nhiễm vào mảng sứ và làm suy yếu cấu trúc răng. Điều trị nha chu trước khi bọc sứ là cần thiết để đảm bảo kết quả tốt.
Trong trường hợp bọc răng sứ bị ê buốt có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục nhanh như: Súc miệng bằng nước muối, chườm đá lạnh, sử dụng hàm bảo vệ, dùng thuốc giảm đau, hạn chế lực nhai lên răng giả hoặc đến nha khoa để bác sĩ xử lý.
Răng sứ thường không bị ố vàng vì chúng được làm từ vật liệu không thấm màu. Tuy nhiên, răng sứ có thể bị ố vàng do chất liệu kém hoặc vệ sinh không đúng cách.
Răng sứ Titan có thể bị đen ở viền nướu sau một thời gian sử dụng (khoảng 5-7 năm) do kim loại bên trong bị oxy hóa. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào cách chăm sóc răng miệng của mỗi người.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!