Bọc Răng Sứ Bị Nhức Phải Làm Sao? 5 Mẹo Khắc Phục Hiệu Quả
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Bọc răng sứ bị nhức phải làm sao?
Bọc răng sứ bị ê nhức là tình trạng không hiếm gặp. Thông thường khách hàng chỉ bị khó chịu trong một vài đầu rồi nhanh chóng trở về trạng thái bình thường, ăn nhai tốt. Tuy nhiên trong trường hợp cơn đau kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể khắc phục bằng một số cách sau:
- Súc miệng với nước muối: Nếu bạn bị đau nhức, ê buốt sau khi bọc răng sứ có nguyên nhân liên quan đến các vấn đề về bệnh nướu răng, có thể súc miệng với nước muối pha loãng 2 – 3 lần/ngày hoặc ngay khi cơn đau xuất hiện. Nước muối loãng với khả năng kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả có thể loại bỏ khuẩn hại, giảm đau nhức hay các triệu chứng khó chịu khác.
- Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh được xem là giải pháp giảm đau tạm thời sau khi bọc răng sứ. Bạn có thể cho ít đá lạnh vào túi chườm hoặc khăn mềm, đặt lên trên má bên ngoài vị trí bị đau nhức trong khoảng 15 phút. Nên nghỉ khoảng 15 phút trước khi thực hiện lần tiếp theo. Chú ý không được chườm trực tiếp đá lạnh lên má hoặc chườm lạnh lên vị trí đau răng, điều này sẽ khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
- Dùng thuốc giảm đau: Nếu không biết bọc răng sứ bị nhức phải làm sao, bạn có thể dùng thuốc giảm đau sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc tân dược được sử dụng phổ biến trong trường hợp này là Acetaminophen, Ibuprofen,… Chú ý uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng hoặc tăng giảm liều lượng gây nguy hiểm cho sức khỏe.
XEM NGAY: Răng Bọc Sứ Bị Đau – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
- Sử dụng hàm bảo vệ: Trong trường hợp bị đau nhức sau khi bọc răng sứ do thói quen nghiến răng, bạn nên dùng hàm bảo vệ khi ngủ để hạn chế tối đa áp lực lên răng giả.
- Tránh nhai trực tiếp bằng răng sứ: Khi răng sứ bị đau, ê nhức, cần hạn chế tối đa việc sử dụng răng sứ để ăn nhai để tránh tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên nhai vào vị trí không bọc răng sứ hoặc ưu tiên ăn thực phẩm mềm như bánh, rau củ quả chín mềm, ngũ cốc, sữa, cháo, súp,…
- Đến nha khoa để điều trị: Cách tốt nhất để giải quyết triệt để tình trạng bọc răng sứ bị đau nhức đó là đến nha khoa để bác sĩ thăm khám trực tiếp, kiểm tra và xử lý nhưng bất thường nếu có. Trong trường hợp đau nhức do mão sứ kênh, lệch, bắt buộc phải điều chỉnh lại.
XEM THÊM: Nguyên Nhân Răng Bọc Sứ Lâu Năm Bị Đau Nhức Và Cách Khắc Phục
Nguyên nhân bọc răng sứ bị đau nhức
Có rất nhiều nguyên nhân bọc răng sứ bị đau nhức, bạn nên tìm hiểu để có cách phòng tránh:
- Lắp mão sứ sai kỹ thuật: Khi bọc răng sứ, nếu bác sĩ mài cùi răng thật quá tỷ lệ, xâm lấn cấu trúc răng hoặc lắp mão sứ không đúng kỹ thuật, bị kênh lệch, không sát khít sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống, vệ sinh.
TÌM HIỂU CHI TIẾT: Biến Chứng Sau Khi Bọc Răng Sứ Có Thể Gặp Phải Nếu Sai Kỹ Thuật
- Thói quen nghiến răng: Nhiều người có thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ tạo áp lực xấu đến răng sứ. Tình trạng này thường xuất hiện vào ban đêm khiến mọi người khó có thể kiểm soát, về lâu dài răng sứ bị dồn nén lực cả đêm gây đau nhức, khó chịu, thậm chí là vỡ răng, mẻ răng.
- Sử dụng mão sứ kém chất lượng: Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến răng bọc sứ bị đau nhức đó là nha khoa sử dụng mão sứ kém chất lượng, không đảm bảo tính dẫn nhiệt, dễ chịu ảnh hưởng của môi trường trong khoang miệng, vì thế khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh dễ bị đau nhức, ê buốt.
LƯU Ý: Cảnh Báo Hậu Quả Bọc Răng Sứ Giá Rẻ
- Keo nha khoa bị rò rỉ: Keo nha khoa được sử dụng để gắn cố định mão sứ vào cùi răng thật. Nếu dùng loại keo không đảm bảo, không rõ nguồn gốc khiến keo nhanh chóng bị hóa lỏng, rò rỉ ra bên ngoài sau một thời gian ngắn sử dụng. Khi đó cùi răng thật và nướu bị ê buốt, đau nhức, tiềm ẩn nguy cơ mão sứ bị bung ra ngoài.
- Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày không đúng cách dễ gây ra các bệnh lý về răng miệng như đau răng, viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng.
- Ăn uống thiếu khoa học: Giai đoạn đầu sau khi bọc răng sứ, khách hàng được yêu cầu kiêng một số thực phẩm dai cứng, khó nhai, ưu tiên ăn đồ ăn mềm để giảm áp lực lên răng. Tuy nhiên nếu bạn xây dựng chế độ ăn uống thiếu khoa học, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ sẽ gây đau nhức, ê buốt, khó chịu.
Lưu ý để hạn chế bị đau nhức khi bọc răng sứ
Để hạn chế tình trạng bị đau nhức sau khi bọc răng sứ, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
- Tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn địa chỉ bọc răng sứ uy tín, đảm bảo đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, kỹ năng tốt, sử dụng vật liệu nha khoa chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
- Những ngày đầu sau bọc sứ chỉ ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt, hạn chế lực ăn nhai như rau củ luộc mềm, thịt xay, cháo, súp, sữa, không ăn thực phẩm quá dai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa, nước súc miệng, đánh răng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm để loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
GỢI Ý: Chia Sẻ Cách Chăm Sóc Răng Sau Khi Bọc Sứ Để Bảo Vệ Răng Hiệu Quả
- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra độ sát khít của răng sứ và xử lý vấn đề phát sinh.
- Nếu sau khi gắn mão sứ lên cùi răng thật cảm thấy khó chịu, không thoải mái, khớp cắn hai hàm không khít nhau cần thông báo ngay cho bác sĩ để điều chỉnh, tránh những tác hại và rủi ro về sau.
- Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng, tránh tình trạng mảng bám, cao răng ảnh hưởng đến chân răng bọc sứ.
Trên đây là gợi ý một số mẹo giúp bạn giải quyết vấn đề bọc răng sứ bị nhức phải làm sao. Những biện pháp tại nhà chỉ xử lý tạm thời, không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng đau nhức, khó chịu. Vì thế tốt nhất bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, kiểm tra và khắc phục triệt để, đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cũng như tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá
Câu hỏi thường gặp
Khách hàng gặp tình trạng răng hô ở mức độ nhẹ và vừa nên bọc răng sứ để cải thiện thẩm mỹ. Nếu tình trạng hô quá nặng thì quá trình mài răng thật cần chiếm tỉ lệ lớn khiến răng sẽ bị yếu đi do sự xâm lấn quá sâu vào mô răng. Vì bọc răng sứ sẽ là một phương pháp vô cùng phù hợp với tình trạng răng hô ở mức độ nhẹ, đem lại hiệu quả cao.
Các chuyên gia cho biết sau khi bọc răng sứ HOÀN TOÀN CÓ THỂ ĂN UỐNG BÌNH THƯỜNG [1]. Tuy nhiên khách hàng vừa bọc răng sứ cần chú ý một số vấn đề để giữ độ bền răng sứ [2].
Việc bọc răng sứ 1 chiếc là hoàn toàn có thể bởi quy trình này sẽ không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, hỏng răng nào chỉ cần bọc chiếc răng đó. Sau quá trình này, để duy trì thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ cho răng, bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Vệ sinh sạch sẽ răng miệng, đánh răng mỗi ngày 2 lần, sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa.
- Có chế độ ăn uống phù hợp, tránh ăn đồ ăn quá dai, cứng.
- Thường xuyên khám răng miệng định kỳ.
Mức giá bọc răng sứ tại nha khoa sẽ dao động trong khoảng từ 1.000.000 – 14.000.000 VNĐ/răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố [1]. Ngoài ra, các dịch vụ thêm cũng khiến mức giá này tăng lên đáng kể [2].
Giá làm răng sứ dao động từ 1.000.000 - 2.500.000 VNĐ/răng với răng sứ kim loại và 3.500.000 - 14.000.000 VNĐ/răng với răng sứ toàn sứ [1].
Sau khi bọc răng sứ, bạn nên chờ khoảng 1-2 giờ trước khi ăn để keo dán có đủ thời gian cứng lại [1]. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ đầu, nên tránh ăn thức ăn cứng, dẻo hoặc quá nóng để đảm bảo răng sứ ổn định và keo dán hoàn toàn khô cứng [2].
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!