Răng Bị Mảng Bám Đen Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục

Nguyên nhân khiến răng hình thành mảng bám

Những nguyên nhân chính khiến răng bị dính đen có thể kể đến như: 

  • Sâu răng: Khi răng bị sâu có thể dẫn tới hình thành các mảng bám màu trên răng. Với sâu răng khoáng, đốm đen sẽ xuất hiện dọc theo đường trũng của răng. Kèm theo những lỗ thủng trên bề mặt nên những mảnh vụn rất dễ bám vào răng. 
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ càng sẽ có thể hình thành vôi răng, tích tụ lâu ngày xung quanh răng và dưới nướu, chuyển thành màu đen.
  • Do hút thuốc lá: Những người có thói quen hút thuốc lá sẽ khiến răng bị ố vàng và hình thành mảng bám đen theo thời gian. 
  • Trầu cau: Việc nhai quá nhiều trầu cau sẽ làm ảnh hưởng tới màu sắc của răng, để lại mảng bám đen ở chân răng. 
  • Không cạo vôi răng định kỳ: Việc không cạo vôi răng định kỳ sẽ khiến mảng bám tích tụ ngày càng nhiều, đậm màu và khó có thể xử lý hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh thông dụng như Tetracycline, Minocycline, Chlorhexidine, Amoxicillin… sẽ khiến màu răng bị ố, đổi màu. 
  • Răng có vệt đen do di truyền: Nếu các thành viên trong gia đình có men răng yếu thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh tương tự. Tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và ăn mòn men răng, khiến răng dính mảng đen.
Nguyên nhân khiến răng bị dính đen là do hút thuốc lá
Nguyên nhân khiến răng bị dính đen là do hút thuốc lá

Nhận biết các vị trí răng dễ xuất hiện vết đen

Mảng đen có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên hàm, dưới đây là trường hợp thường gặp nhất.

  • Răng cửa có mảng đen: Đây là vị trí dễ quan sát, mảng đen thường xuất hiện ở chân răng, mặt sau hay kẽ răng. Tình trạng này xuất hiện do bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Vết đen trên răng hàm: Mặt trên của răng là vị trí thường xuất hiện mảng đen bởi đây là nơi bàn chải và chỉ nha khoa khó tiếp cận, do đó không thể loại bỏ hết mảnh thức ăn cũng như mảng bám.
  • Đốm đen trên răng khôn: Chiếc răng này thường có xu hướng mọc lệch ngang dọc, rất dễ mắc thức ăn. Thậm chí đây còn là nơi khó để chải răng nên việc hình thành mảng đen là tình trạng thường gặp.

Tác hại khi răng có mảng bám đen

Dưới đây là một số tác hại mà mảng bám đen có thể gây ra:

  • Gây viêm nướu, viêm nha chu: Vi khuẩn trong mảng bám đen có thể phá hủy men răng và lan xuống nướu. Khi đến nướu, chúng sẽ gây kích ứng liên tục, dẫn đến viêm lợi và viêm nha chu.
  • Gây hôi miệng: Mảng bám đen là nơi tập trung hàng triệu vi khuẩn, trong đó có nhiều chủng vi khuẩn gây mùi. Điều này khiến người bệnh bị hôi miệng, ảnh hưởng đến sự tự tin và giao tiếp hàng ngày.
  • Tụt nướu, tiêu xương, mất răng: Mảng bám đen làm đứt gãy các liên kết giữa nướu và thân răng, gây ra tình trạng tụt nướu. Vi khuẩn trong mảng bám cũng tấn công vào xương hàm, gây tiêu xương. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến mất răng.
Răng có mảng bám đen gây viêm nướu, viêm nha chu
Răng có mảng bám đen gây viêm nướu, viêm nha chu

 Răng bị mảng bám đen phải làm sao? Cách khắc phục tại nhà

Dưới đây là một vài cách chữa mảng đen trên răng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Làm sạch mảng bám đen trên răng bằng chanh

Chanh là loại quả chứa một lượng lớn axit citric, giúp làm mềm mảng bám cao răng, từ đó tăng khả năng loại bỏ vôi răng đen. Dưới đây là cách thực hiện làm sạch mảng bám đen trên răng bằng chanh:

  • Sử dụng một quả chanh và vắt lấy nước cốt.
  • Dùng bàn chải lông mềm chấm vào nước cốt chanh.
  • Chải răng như bình thường, tập trung vào những vùng có mảng bám đen.

Lưu ý: Axit citric trong chanh có tác động mạnh lên men răng tự nhiên. Vì vậy, chỉ nên thực hiện 1 lần mỗi tuần để tránh làm hại men răng.

Làm hết mảng bám đen trên răng với baking soda

Baking soda là một chất tẩy rửa nhẹ, thường được sử dụng trong vệ sinh và làm sạch. Khi được dùng để vệ sinh răng miệng, baking soda có thể làm mòn cao răng, mềm mảng bám và tạo ra môi trường kiềm giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Cách thực hiện:

  • Rắc một ít bột baking soda lên kem đánh răng.
  • Dùng bàn chải lông mềm để chải răng như bình thường trong khoảng 2 phút.
  • Sau khi chải răng, súc sạch miệng lại với nước.

Lưu ý: Bạn chỉ nên thực hiện khoảng 1,2 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt rất, tránh xâm phạm tới men răng.

Baking soda là một chất tẩy rửa nhẹ, được sử dụng để làm sạch
Baking soda là một chất tẩy rửa nhẹ, được sử dụng để làm sạch

Lấy mảng bám đen trên răng bằng dấm trắng

Trong giấm trắng chứa một lượng lớn axit axetic, có khả năng kích hoạt quá trình khử khoáng của răng, giúp làm mềm và loại bỏ vôi răng đen dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

  • Pha 2 thìa giấm trắng với 1/2 thìa muối trong 1 cốc nước.
  • Sử dụng dung dịch này để súc miệng mỗi ngày 2 lần.

Lưu ý: Chỉ sử dụng phương pháp này một thời gian ngắn và kết hợp với các biện pháp chăm sóc răng miệng khác. Luôn súc miệng lại bằng nước sạch sau khi sử dụng dung dịch giấm để bảo vệ men răng.

Loại bỏ mảng đen bằng nha khoa

Nếu những phương pháp tại nhà không mang tới hiệu quả, bạn có thể đến nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ khắc phục tình trạng răng bị dính mảng đen tốt nhất.

Lấy cao răng

Lấy cao răng hay còn gọi là cạo vôi răng, là quy trình vệ sinh răng miệng toàn diện nhằm loại bỏ các mảng bám và cao răng bám chắc trên bề mặt. Quy trình này sử dụng sóng siêu âm để loại bỏ các mảng bám một cách hiệu quả mà bàn chải thông thường không thể làm sạch được. Dưới đây là một số đặc điểm của phương pháp này:

  • Hiệu quả làm sạch cao: Sóng siêu âm giúp làm sạch toàn bộ mảng bám và cao răng.
  • Không đau: Quy trình lấy cao răng bằng sóng siêu âm rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn.
  • Không chảy máu: Phương pháp này được thực hiện cẩn thận, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu.

Việc lấy cao răng định kỳ là cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng tốt, ngăn ngừa các bệnh lý về nướu và răng. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện thẩm mỹ, giúp bạn có nụ cười tự tin, loại bỏ các vết đen do cao răng gây ra.

Trám răng

Một phương pháp hiệu quả khác để loại bỏ các vết đen trên răng là trám răng. Đây là kỹ thuật nha khoa được sử dụng đối với mảng đen xuất hiện do sâu răng. Việc trám sẽ bổ sung vào những vị trí mô răng bị thiếu, giúp khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng. Dưới đây là một số đặc điểm của phương pháp trám răng:

  • Các vật liệu trám răng thường được sử dụng bao gồm composite, amalgam và các loại vật liệu sứ.
  • Bác sĩ sẽ làm sạch khu vực bị sâu, vật liệu trám sẽ được đặt vào lỗ sâu răng và điều chỉnh sao cho phù hợp với hình dáng của răng.
  • Phương pháp trám răng không chỉ giúp loại bỏ các vết đen do sâu răng gây ra mà còn bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, duy trì sức khỏe răng miệng.

TÌM HIỂU CHI TIẾT: Quy Trình Trám Răng Như Thế Nào? Một Số Thông Tin Liên Quan

Trám răng là phương pháp hiệu quả để loại bỏ các vết đen
Trám răng là phương pháp hiệu quả để loại bỏ các vết đen

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình răng hiệu quả, sử dụng vật liệu sứ để khôi phục màu sắc và chức năng của răng như ban đầu. Được sử dụng với các trường hợp như răng bị đốm đen ở kẽ, bị sâu hỏng nặng, mất nhiều mô cứng,…

  • Thẩm mỹ cao: Răng sứ có màu sắc tự nhiên, giống với răng thật, giúp cải thiện nụ cười.
  • Độ bền cao: Răng sứ có độ bền cao, chịu lực tốt, có thể sử dụng lâu dài.
  • Bảo vệ răng: Bọc răng sứ giúp bảo vệ răng gốc khỏi các tác động bên ngoài và ngăn ngừa sự tiến triển của sâu răng.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm được thông tin về nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục đối với tình trạng răng dính mảng đen. Bạn có thể thử áp dụng và nếu thấy hiệu quả, hãy để lại bình luận ở phía bên dưới đây để chia sẻ kinh nghiệm cho các độc giả khác. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp đã có thể giúp ích được cho bạn.

Dịch vụ

Chất liệu phổ biến

Bảng giá

Câu hỏi thường gặp

Răng cấm bị sâu nặng cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị bao gồm trám răng thẩm mỹ, bọc răng sứ, hoặc nhổ răng và trồng răng giả, tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng và nhu cầu của từng người. [1].

Giá dán răng sứ nguyên hàm trọn gói dao động trong khoảng 50.000.000 VNĐ - 300.000.000 VNĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố [1].

Có, răng sứ nên dùng tăm nước để làm sạch mảng bám và thức ăn kẹt, giúp duy trì vệ sinh răng miệng và bảo vệ nướu.

Răng sứ có thể bị mòn theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với các thực phẩm cứng hoặc do thói quen nghiến răng [1]. Tuy nhiên, độ mòn của răng sứ thường chậm hơn so với răng tự nhiên nhờ vào tính chất bền và cứng của vật liệu sứ [2].

Răng bị nứt có thể gây đau, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến chức năng nhai nếu không được điều trị kịp thời. Nên đến nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị phù hợp.

Răng bị gãy còn chân răng có thể được trám, bọc sứ hoặc các phương pháp khác tuỳ từng trường hợp [1]. Nếu không xử lý kịp thời, có thể gây đau đớn và nguy cơ nhiễm trùng, mất răng [2].

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổng Quan Về Tình Trạng Mòn Răng Cửa Và Cách Khắc Phục
Răng Bị Đen Trên Bề Mặt Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
Bọc Răng Sữa Cho Bé Có Nên Không? Khi Nào Cần Thực Hiện?
Top 13+ Bác Sĩ Nha Khoa Giỏi Ở Hà Nội Được Khách Hàng Đánh Giá Cao
Bọc răng sứ lần 2 được nhiều khách hàng quan tâm
Răng Sứ Bị Rớt Ra Vì Sao Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn
Bọc răng bạc là gì? Quy trình, chi phí và một số lưu ý khi thực hiện
Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy Do Đâu Và Cách Xử Lý Như Thế Nào?
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
© 2021 - Bản quyền của ViDental Clinic - Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309