Tổng Quan Về Tình Trạng Mòn Răng Cửa Và Cách Khắc Phục

Mòn răng là tình trạng lớp men răng ngoài cùng bị mất đi, đây là một quá trình diễn ra liên tục ngay từ khi răng bắt đầu hoạt động chức năng. 

  • Răng cửa bị mòn sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, giảm khả năng ăn nhai, khiến răng bị sâu và tổn thương khớp hàm [1].
  • Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là khi bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ ăn uống không lành mạnh, có thói quen nghiến răng,…. [2]
  • Trên thị trường hiện nay đang có 3 phương pháp khắc phục đối với tình trạng răng cửa bị mòn như: Trám răng, dán sứ và bọc răng sứ [3].

Tác hại nếu không khắc phục tình trạng mòn răng cửa

Tình răng mòn răng cửa sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Răng bị xuống màu: Khi các răng cửa có hiện tượng bị mòn, rất có thể sẽ khiến răng chuyển màu, thành màu vàng hay ngả nâu, gây mất thẩm mỹ, nhất là khi ở vị trí răng cửa.
  • Răng trở nên nhạy cảm: Răng của bạn sẽ nhạy cảm hơn trước, khi ăn các đồ nóng lạnh sẽ gây khó chịu.
  • Sâu răng: Răng bị mòn sẽ khiến lớp ngà bên trong lộ ra, khi tiếp xúc với những thực phẩm có tính axit cao sẽ dẫn tới tổn thương và sâu răng. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây viêm và chết tủy.
  • Viêm tủy, mất răng: Khi răng cửa bị mòn sẽ ảnh hưởng tới tủy răng, bạn có thể sẽ bị viêm tủy, chết tủy răng.
  • Giảm khả năng ăn nhai: Khả năng ăn nhai, cắn xé thức ăn của bạn cũng gặp nhiều trở ngại, cần nhiều lực tác động hơn trước. Điều này có thể khiến cơ nhai bị co thắt, sau một thời gian sẽ làm tổn thương khớp hàm.
  • Tổn thương khớp hàm: Lớp men răng khi mất đi sẽ không thể tái tạo lại. Sau một thời gian hoạt động sẽ khiến cơ nhai, khớp hàm hoạt động nhiều hơn và gây ra tình trạng co thắt cơ, tổn thương khớp.

XEM THÊM: Sún Răng Cửa Ở Trẻ Xử Lý Thế Nào? Những Điều Cha Mẹ Cần Biết

Tình răng mòn răng cửa khiến răng bị sâu
Tình răng mòn răng cửa khiến răng bị sâu

Nguyên nhân khiến răng cửa bị mài mòn

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mòn răng. Dưới đây là những nguyên nhân chi tiết:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Bạn vệ sinh răng miệng đều đặn nhưng không đúng cách, thao tác đánh răng dùng lực quá mạnh hay bàn chải sử dụng có lông quá cứng. 
  • Chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều axit sẽ từ từ bào mòn men răng.
  • Thói quen xấu: Các thói quen như cắn móng tay, dùng răng cắn, cạy, mở nắp chai hay ăn thức ăn quá cứng có thể làm răng bị vỡ, mòn theo thời gian.
  • Tật nghiến răng: Thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ gây mòn mặt nhai của răng.
  • Vấn đề sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe như trào ngược dạ dày khiến axit tiếp xúc với mặt trong của răng cửa trên, gây mòn răng.
  • Uống ít nước: Uống ít nước mỗi ngày khiến miệng bị khô miệng, nước bọt tiết ra ít. Điều này làm axit bám trên răng lâu hơn, tăng nguy cơ mòn răng.
  • Sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc có chứa PH axit cũng có thể góp phần gây mòn răng.

Giải pháp với trường hợp răng cửa bị mòn

Đối với trường hợp răng cửa bị mòn, sẽ có 3 phương pháp khắc phục hiệu quả, cụ thể như sau:

 

Trám răng

Dán răng sứ

Bọc răng sứ

Trường hợp áp dụng

Trám răng là phương pháp được sử dụng trong trường răng răng bị mẻ, vỡ.

Chỉ định dán sứ trong các trường hợp: Răng hở kẽ, bị thưa, mòn, răng ố vàng hoặc nhiễm màu, hình thể răng xấu… 

Bọc răng sứ được sử dụng cho các trường hợp răng lệch lạc, hô, móm, tối màu hay nhiễm màu (nhiễm kháng sinh, nhiễm fluor nặng), răng gãy vỡ còn chân răng và đặc biệt là tình trạng răng của bị mòn.

Vật liệu phục hình

Các vật liệu được sử dụng để trám răng hiện nay bao gồm: Nhựa composite (vật liệu trám giống màu răng tự nhiên), amalgam (hợp kim của thủy ngân, bạc, đồng, thiếc và kẽm), vàng, sứ.

Toàn sứ.

Toàn sứ hoặc kết hợp sứ và kim loại.

Tỷ lệ mài răng

Không phải mài răng.

Không mài hoặc chỉ mài mặt trước của răng từ 0,3 – 0,5mm.

Mài toàn bộ mặt răng từ 0,6 – 2mm.

Tính thẩm mỹ

Chất liệu trám có màu sắc trùng với màu răng thật.

Mặt dán sứ mỏng, nhẹ và màu sắc trắng sáng, tự nhiên.

Màu sắc của răng sứ thường trùng khớp với các răng khác trong hàm, đảm bảo độ thẩm mỹ khi sử dụng.

Chức năng ăn nhai

Có độ cứng chắc khá cao, tuy nhiên người sử dụng cũng cần lưu ý, tránh cắn, xé các đồ ăn quá dai, cứng.

Mặt dán sứ cho khả năng ăn nhai khá tốt, không quá khác biệt như khi dùng răng thật.

Răng sứ có độ bền chắc cao, bạn có thể ăn uống thoải mái mà không cần kiêng cữ quá nhiều.

Thời gian thực hiện

Khoảng 30 – 45 phút

3 – 5 ngày

3 – 7 ngày

Tuổi thọ sử dụng

  • Với vật liệu trám amalgam hoặc kim loại quý có thể sử dụng khoảng 5 – 6 năm.
  • Độ bền của vết trám composite có thể duy trì 2 – 3 năm.

10 – 15 năm

  • 7 – 10 năm với răng sứ kim loại.
  • 15 – 20 năm với răng toàn sứ.

CHI TIẾT: Trồng Răng Cửa Có Đau Không Và Những Phương Pháp Phổ Biến

Bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả để khắc phục
Bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả để khắc phục

Câu hỏi liên quan

Một vài thắc mắc của khách hàng liên quan tới tình trạng mòn răng cửa sẽ được giải đáp ngay bên dưới đây.

Để phòng tránh mòn răng, bạn đọc cần lưu ý những điều sau:

 

  • Uống đầy đủ nước trong ngày, đặc biệt là giữa các bữa ăn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều axit. Sau khi ăn cần làm sạch khoang miệng bằng cách súc miệng bằng nước hoặc đánh răng với loại kem có chứa fluor.
  • Khi uống các loại nước chứa axit, bạn có thể sử dụng ống hút, đặt vào sau các răng và khoảng giữa của lưỡi.
  • Sau khi ăn 30 phút hãy đánh răng để nước bọt giúp làm trung hòa men răng.
  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2 phút không chải răng quá mạnh và đánh quá nhiều lần.

Đối với trường hợp răng của trẻ bị mòn ở mức độ nhẹ, phụ huynh có thể sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, tái khoáng hóa men răng và ngà răng, bạc diamin florua, dùng nước súc miệng,...

 

Bên cạnh các biện pháp điều trị, khắc phục tại chỗ răng sữa bị mòn, men răng sữa có thể hồi phục tạo thành lớp bảo vệ răng sữa qua các biện pháp phòng ngừa đồng thời sử dụng florua. Hơn hết, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần. Với trẻ bị mòn chân răng sữa đang điều trị thì nên đi khám thường xuyên hơn để kiểm tra quá trình tiến triển của bệnh.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc cũng đã nắm được chi tiết về tình trạng mòn răng cửa. Ngoài việc sử dụng các biện pháp trám răng, dán răng sứ hay bọc răng, bạn vẫn nên chú ý kỹ càng hơn trong việc ăn uống cũng như chăm sóc răng miệng hằng ngày. Mong rằng thông tin mà chúng tôi cung cấp phía trên đã có thể giúp ích được cho bạn đọc.

Dịch vụ

Chất liệu phổ biến

Bảng giá tham khảo

Câu hỏi thường gặp

Răng sứ có thể bị mòn theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với các thực phẩm cứng hoặc do thói quen nghiến răng [1]. Tuy nhiên, độ mòn của răng sứ thường chậm hơn so với răng tự nhiên nhờ vào tính chất bền và cứng của vật liệu sứ [2].

Răng dính mảng đen thường là những mảnh vụn thức ăn tích tụ lại sau khi ăn uống. Nếu không được làm sạch, lâu dần sẽ chuyển thành vôi hóa, hình thành cao răng gây mất thẩm mỹ.

  • Nguyên nhân xuất hiện mảng đen do sâu răng, hút thuốc lá, ăn trầu, tác dụng phụ của thuốc hay không cạo vôi răng định kỳ.
  • Tình trạng này có thể gây viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, tụt nướu, tiêu xương hay thậm chí là mất răng.
  • Bạn có thể đến nha khoa để thực hiện lấy cao răng, trám răng, bọc răng sứ để khắc phục hiện tượng này.

Có bầu có thể trám răng, nhưng nên thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ và bác sĩ sản khoa trước khi tiến hành.

Răng bị nứt có thể gây đau, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến chức năng nhai nếu không được điều trị kịp thời. Nên đến nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị phù hợp.

Răng bị gãy còn chân răng có thể được trám, bọc sứ hoặc các phương pháp khác tuỳ từng trường hợp [1]. Nếu không xử lý kịp thời, có thể gây đau đớn và nguy cơ nhiễm trùng, mất răng [2].

  • Sau khi thực hiện lấy tủy, răng có thể tồn tại khoảng từ 15 đến 25 năm [1].
  • Bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy răng khi răng bị sâu, viêm nặng, không thể khắc phục bằng các phương pháp thông thường [2].
  • Để kéo dài tuổi thọ, bạn có thể sử dụng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ [3].

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5+ Cách Chữa Mòn Cổ Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Răng Bị Nứt Dọc: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Tốt Nhất
Chân Răng Bị Đen Do Đâu? Tác Hại Và Cách Xử Lý Tốt Nhất
Mão Răng Và Tất Tần Tật Những Thông Tin Liên Quan
Chụp X-quang Răng: Tác Dụng, Quy Trình Và Lưu Ý Quan Trọng
Nằm Mơ Thấy Rụng Răng Là Điềm Gì? Tốt Hay Xấu?
Miếng Dán Răng Thưa Là Gì, Có Mấy Loại Và Giá Bao Nhiêu?
Răng Sứ Tháo Lắp Là Gì? Ưu, Nhược Điểm & Bảng Giá
Răng Có Vết Nứt Nhẹ: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Hiệu Quả
Răng Bị Sâu Ăn Mòn Hết: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Giải Pháp
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
© 2021 - Bản quyền của ViDental Clinic - Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309