Răng Bị Nứt Có Sao Không? Cách Xử Lý Như Thế Nào?

Các dạng nứt răng thường gặp

Mức độ nứt của răng sẽ khác nhau tùy thuộc và nguyên nhân dẫn tới tình trạng này cũng như vị trí bị gãy:

  • Răng nứt dọc: Răng xuất hiện đường nứt chạy từ mặt nhai tới chân răng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở đường viền nướu và trong chân răng. Mô mềm bên trong dù bị tổn thương nhưng không tách thành 2 phần riêng biệt.
  • Răng nứt ngang: Đường nứt đi ngang qua thân răng, xuất phát từ một điểm kéo dài sang các răng lân cận.
  • Răng xuất hiện những đường trầy xước: Đường nứt thường rất nhỏ, không ảnh hưởng tới men răng bên ngoài. Thường gặp ở người lớn và không gây đau nhức.
  • Nứt ở đỉnh răng: Nằm trên bề mặt cắn, khi phần đỉnh bị nứt, răng sẽ dễ bị vỡ và gây đau nhức khi ăn nhai.
  • Răng bị chẻ ra:  Nếu không điều trị răng nứt sẽ khiến răng bị chẻ ra làm 2 phần, xuất hiện các khe nứt thẳng đứng từ chân đến bề mặt cắn.

CHI TIẾT: Răng Bị Nứt, Nguyên Nhân Và Tác Hại

Răng nứt dọc là tình trạng thường gặp
Răng nứt dọc là tình trạng thường gặp

Răng bị nứt có sao không?

Nứt răng có nguy hiểm không? Răng bị nứt sẽ gây ảnh hưởng tới việc ăn nhai, thẩm mỹ cùng nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng, cụ thể như sau:

  • Răng ê buốt kéo dài: Vết nứt có thể gây ra cảm giác ê buốt kéo dài, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.
  • Đau nhức và khó chịu: Vết nứt có thể để lộ ngà răng và tủy răng, gây ra cơn đau nhức và cảm giác khó chịu.
  • Nguy cơ sâu răng nặng và viêm nhiễm: Khe hở từ vết nứt tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào men răng, dẫn đến sâu răng, viêm tủy và viêm nha chu.
  • Nhiễm trùng và hôi miệng: Vi khuẩn có thể theo vết nứt xâm nhập vào các dây thần kinh dưới chân răng, gây sưng nướu, nhiễm trùng và hôi miệng.
  • Răng yếu đi và nguy cơ gãy rụng: Vết nứt có thể lan rộng và ăn sâu vào thân răng, làm cho răng yếu đi, lung lay và tăng nguy cơ gãy rụng.
  • Biến chứng nghiêm trọng: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vết nứt có thể ảnh hưởng đến mạch máu và xương, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

TÌM HIỂU: Răng Bị Nứt Có Niềng Được Không?

Nên khắc phục răng bị nứt như thế nào?

Trường hợp răng bị nứt ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp như sau:

Hàn trám răng

Có rất nhiều khách hàng thắc mắc răng bị nứt có hàn được không? Khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện trám răng, không những vậy còn đem đến hiệu quả vô cùng tốt. Phương pháp này sử dụng vật liệu composite hoặc sứ để trám lại vết nứt nhằm khôi phục hình dáng ban đầu và chức năng ăn nhai của răng. Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, tạo hình trám và chiếu tia Laser chuyên dụng để hóa cứng.

  • Kỹ thuật này giúp khôi phục lại chức năng ăn nhai và cải thiện thẩm mỹ với trường hợp răng nứt nhẹ.
  • Phương pháp này tương đối đơn giản và quá trình khôi phục răng diễn ra nhanh chóng, thường chỉ trong một lần hẹn.
  • Việc trám răng giúp ngăn ngừa các vấn đề như sâu răng, viêm tủy và các biến chứng khác do vi khuẩn xâm nhập qua vết nứt.
Khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện trám răng
Khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện trám răng

Bọc răng sứ

Phương pháp bọc răng sứ là một kỹ thuật nha khoa hiện đại, được sử dụng để phục hồi răng bị hư hỏng, nứt vỡ hoặc có hình dáng không đều. Quá trình này bao gồm việc mài mòn một phần nhỏ của răng tự nhiên để tạo không gian cho mão sứ được gắn lên, giúp cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng.

  • Răng sứ được thiết kế giống với răng thật, giúp cải thiện vẻ ngoài của răng một cách tự nhiên và hài hòa với các răng khác.
  • Bọc răng sứ giúp bảo vệ răng thật khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, mảng bám và sâu răng. 
  • Mão sứ bền chắc và chịu lực tốt, giúp phục hồi hoàn toàn chức năng ăn nhai của răng bị nứt. 
  • Bọc răng sứ có quy trình tương đối nhanh chóng và đơn giản. Thông thường, việc hoàn tất bọc răng sứ chỉ cần 2-3 lần hẹn với bác sĩ.

Nhổ răng

Nếu răng bị nứt vỡ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tủy răng cũng như các dây thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Khi răng không thể phục hồi bằng các biện pháp nha khoa, việc nhổ bỏ răng sẽ giúp tránh các vấn đề viêm nhiễm và bảo vệ sức khỏe của các răng còn lại.

Sau khi nhổ răng, bác sĩ thường khuyên khách hàng nên trồng răng giả bằng cấy ghép Implant. Phương pháp này không chỉ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do mất răng như tiêu xương hàm, mà còn giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ một cách hoàn hảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Các Phương Pháp Nhổ Răng Khôn? Ưu Điểm, Quy Trình Và Chi Phí

Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng trong trường hợp nghiêm trọng
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng trong trường hợp nghiêm trọng

Trên đây là các thông tin giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc răng bị nứt có sao không. Bạn nên tìm hiểu các nha khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giỏi để được hỗ trợ khắc phục tốt nhất. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này đã có thể giúp ích được cho bạn. 

Dịch vụ

Chất liệu phổ biến

Bảng giá

Câu hỏi thường gặp

Răng sứ có thể bị mòn theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với các thực phẩm cứng hoặc do thói quen nghiến răng [1]. Tuy nhiên, độ mòn của răng sứ thường chậm hơn so với răng tự nhiên nhờ vào tính chất bền và cứng của vật liệu sứ [2].

Răng dính mảng đen thường là những mảnh vụn thức ăn tích tụ lại sau khi ăn uống. Nếu không được làm sạch, lâu dần sẽ chuyển thành vôi hóa, hình thành cao răng gây mất thẩm mỹ.

  • Nguyên nhân xuất hiện mảng đen do sâu răng, hút thuốc lá, ăn trầu, tác dụng phụ của thuốc hay không cạo vôi răng định kỳ.
  • Tình trạng này có thể gây viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, tụt nướu, tiêu xương hay thậm chí là mất răng.
  • Bạn có thể đến nha khoa để thực hiện lấy cao răng, trám răng, bọc răng sứ để khắc phục hiện tượng này.

Răng cấm bị sâu nặng cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị bao gồm trám răng thẩm mỹ, bọc răng sứ, hoặc nhổ răng và trồng răng giả, tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng và nhu cầu của từng người. [1].

Răng bị gãy còn chân răng có thể được trám, bọc sứ hoặc các phương pháp khác tuỳ từng trường hợp [1]. Nếu không xử lý kịp thời, có thể gây đau đớn và nguy cơ nhiễm trùng, mất răng [2].

  • Sau khi thực hiện lấy tủy, răng có thể tồn tại khoảng từ 15 đến 25 năm [1].
  • Bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy răng khi răng bị sâu, viêm nặng, không thể khắc phục bằng các phương pháp thông thường [2].
  • Để kéo dài tuổi thọ, bạn có thể sử dụng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ [3].

Chân răng bị mòn là tình trạng rất nhiều khách hàng đang gặp phải, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến sức khỏe răng miệng giảm sút.

  • Khi gặp tình huống này, bạn có thể tham khảo phương pháp bọc răng sứ hay thực hiện trám răng [1].
  • Để tránh tái phát, bạn nên vệ sinh răng miệng kỹ càng hơn, chú ý trong việc ăn uống hằng ngày [2].
 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mòn Cổ Chân Răng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Điều Trị
Tổng Quan Về Tình Trạng Mòn Răng Cửa Và Cách Khắc Phục
Răng Bị Đen Trên Bề Mặt Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
Bọc Răng Sữa Cho Bé Có Nên Không? Khi Nào Cần Thực Hiện?
Top 13+ Bác Sĩ Nha Khoa Giỏi Ở Hà Nội Được Khách Hàng Đánh Giá Cao
Bọc răng sứ lần 2 được nhiều khách hàng quan tâm
Răng Sứ Bị Rớt Ra Vì Sao Và Cách Xử Lý Hiệu Quả, An Toàn
Bọc răng bạc là gì? Quy trình, chi phí và một số lưu ý khi thực hiện
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
© 2021 - Bản quyền của ViDental Clinic - Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309