Mòn Cổ Chân Răng Phải Làm Sao? Có Nguy Hiểm Không?

Mòn cổ chân răng có nguy hiểm vì có thể gây sâu răng, viêm nướu, thậm chí là mất răng. Cách xử lý phụ thuộc vào mức độ mòn, do đó bạn cần thăm khám nha sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Mòn cổ chân răng là gì?

Mòn cổ chân răng là tình trạng mất đi lớp men răng ở vùng cổ răng, tạo thành rãnh sâu hình chữ V. Điều này có thể dẫn đến việc lớp ngà răng bên trong bị lộ ra, gây ra sự nhạy cảm và đau đớn khi tiếp xúc với các kích thích như nhiệt độ, hóa chất trong thực phẩm, hoặc khi đánh răng. Lúc này, việc bảo vệ răng cũng trở nên yếu dần, khiến vi khuẩn tấn công mạnh mẽ hơn và dẫn đến các bệnh lý răng miệng. Tình trạng này hay gặp ở các răng hàm nhỏ, răng số 6 và vùng răng cửa.

Mòn cổ chân răng có nguy hiểm không?

Mòn cổ chân răng là tình trạng không nên coi nhẹ bởi nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những nguy cơ và hậu quả tiềm ẩn của việc mòn cổ chân răng.

Tăng nguy cơ sâu răng

Khi lớp men răng bảo vệ bị mòn đi, lớp ngà răng bên dưới sẽ lộ ra. Ngà răng mềm hơn và dễ bị tổn thương hơn so với men răng, do đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây sâu răng. Sâu răng có thể lan rộng và ăn sâu vào bên trong răng, gây đau đớn và viêm nhiễm nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến một chiếc răng mà còn có thể lây lan sang các răng khác nếu không được điều trị.

Viêm nướu và tụt lợi

Mòn cổ chân răng có thể gây ra viêm nướu do kích thích và vi khuẩn tấn công vùng lợi. Viêm nướu nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến bệnh nha chu, một tình trạng nghiêm trọng hơn có thể làm hỏng các mô và xương hỗ trợ răng. Khi lợi bị viêm và tụt xuống, phần chân răng bị lộ ra nhiều hơn, làm cho vấn đề mòn cổ chân răng trở nên nghiêm trọng hơn và gây thêm khó chịu.

Mất răng

Nếu tình trạng mòn cổ chân răng tiến triển mà không được can thiệp, răng có thể trở nên yếu và dễ bị gãy. Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt và nụ cười của bạn. Hơn nữa, việc mất răng còn tạo ra khoảng trống, làm cho các răng khác di chuyển và dẫn đến lệch lạc hàm răng, gây ra các vấn đề khớp cắn và đau hàm.

Các dấu hiệu mòn cổ răng

Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu của tình trạng mòn phần cổ chân răng, cụ thể như sau:

  • Răng nhạy cảm: Cổ chân răng bị mòn khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm quá nóng, quá lạnh, đồ ngọt, chua hay tiếp xúc với không khí.
  • Răng bị thay đổi màu sắc: Màu sắc của răng có thể thay đổi, thành màu nâu hay ngả vàng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ toàn hàm.
  • Nướu đỏ, sưng, đau nhức: Tình trạng này có thể khiến răng bị viêm nhiễm, phần nướu xung quanh bị mất men bảo vệ, trở nên đỏ, sưng to và gây ra đau nhức khó chịu.
  • Răng trông dài hơn: Cổ răng bị mòn cũng là lúc phần chân răng bị lộ ra ngoài, không được che phủ bởi nướu. Khi quan sát có thể thấy răng dài hơn so với bình thường, tạo khoảng trống giữa các răng.

Mòn cổ chân răng khiến răng trở nên nhạy cảm

Nguyên nhân mòn cổ chân răng?

Cổ chân răng bị mòn thường xảy ra do những nguyên nhân như sau:

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Nếu sử dụng bàn chải có lông cứng và thao tác chải răng quá mạnh sẽ gây hại cho phần men răng. 
  • Tích tụ cao răng: Cao răng tích tụ quá nhiều sẽ khiến lợi bị đẩy xuống, tạo ma sát giữa phần răng mà men cổ răng, làm tổn thương chân răng theo thời gian.
  • Chế độ dinh dưỡng: Những loại đồ ăn có chứa nhiều đường, axit, cồn,… có thể khiến men răng bị bào mòn, gây ra tình trạng trên. 
  • Một số nguyên nhân khác: Yếu tố di truyền, thiếu canxi trong cơ thể và các vấn đề về khớp cắn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
  • Sử dụng bàn chải không đúng cách: Đánh răng theo chiều ngang thay vì chiều dọc hoặc xoay tròn gây mòn men răng ở vùng cổ chân răng.
  • Nghiến răng: Nghiến răng gây áp lực lớn lên răng, làm mòn men và tổn thương cổ chân răng.
  • Bệnh lý răng miệng: Bệnh lý như viêm nha chu, viêm nướu khiến vùng cổ chân răng dễ bị tổn thương và mòn men răng.
  • Sử dụng sản phẩm làm trắng răng: Sản phẩm làm trắng răng chứa hóa chất mạnh có thể làm mòn men răng và làm răng nhạy cảm hơn.
  • Tác động cơ học: Sử dụng răng để mở nắp chai, cắn vật cứng hoặc nhai các đồ vật không phải thực phẩm gây áp lực lớn và làm tổn thương men răng.
  • Một số nguyên nhân khác: Yếu tố di truyền, thiếu canxi trong cơ thể và các vấn đề về khớp cắn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.

Mòn cổ chân răng phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả

Với mỗi tình trạng răng sẽ phù hợp với các phương pháp khắc phục khác nhau, cụ thể như:

Mức độ nhẹ

Nếu cổ chân răng bị mòn ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng tới tủy, bạn có thể tham khảo phương pháp hàn, trám răng. Đây là biện pháp hiệu quả, giúp bảo vệ và phục hồi răng nhanh chóng. Nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu như nhựa composite hoặc glass ionomer để lấp đầy chỗ răng bị mòn, tái tạo lại hình dáng và chức năng của răng.

Phương pháp hàn, trám răng mang lại nhiều lợi ích như bảo vệ men răng, khôi phục hình dáng răng, giảm độ nhạy cảm, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Vật liệu trám sẽ bao phủ và bảo vệ men răng, ngăn ngừa sự mòn thêm do thức ăn và vi khuẩn, giúp răng trở lại hình dáng ban đầu, cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai. Quá trình hàn, trám răng thường diễn ra nhanh chóng, chỉ trong một lần hẹn với nha sĩ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí ổn định, không quá cao.

Ở mức độ nhẹ có thể thực hiện trám răng

Mức độ nặng

Đối với trường hợp chân răng đã mòn ở mức độ nặng, lan rộng đến tủy và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, nha sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phức tạp hơn, cụ thể như sau:

  • Chữa trị tủy răng: Đối với trường hợp tủy răng đã bị tổn thương, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy răng, loại bỏ phần mô tủy bị tổn thương. Phương pháp này sẽ giúp vi khuẩn không bị lây lan và bảo vệ răng khỏi các động xấu từ bên ngoài.
  • Bọc sứ răng: Bọc răng là phương pháp được áp dụng giúp phục hồi răng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ. Đây là dịch vụ khá phức tạp, tốn nhiều chi phí nhưng lại vô cùng hiệu quả, đảm bảo chức ăn nhai giống như răng thật.

Một vài mẹo giúp bạn phòng ngừa mòn cổ răng

Dưới đây là một số yếu tố mà chúng tôi đã tổng hợp được, giúp bạn phòng ngừa mòn chân răng:

  • Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày: Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm kết hợp với kem đánh răng có Fluor. Chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, chải chậm và nhẹ nhàng, không chà mạnh lên mặt răng.
  • Tránh ăn vặt và các đồ ăn cứng, dai: Ăn vặt nhiều có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây tổn thương men răng và làm gia tăng nguy cơ mòn cổ răng.
  • Hạn chế dùng đồ ăn quá chua, ngọt, có gas: Đây là những đồ ăn có chứa nhiều axit, đồ ngọt sẽ dễ gây sâu răng, lâu dần khiến răng dần yếu đi.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, một số loại sẽ làm giảm tiết nước bọt, khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Khám răng định kỳ: Khám răng định kỳ giúp loại bỏ cao răng, mảng bám và kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Tuân thủ các lời khuyên của nha sĩ: Lắng nghe và thực hiện các hướng dẫn từ nha sĩ sẽ giúp bạn đưa ra các biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp với tình trạng răng.

Bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách

Trên đây là những thông tin liên quan tới tình trạng mòn cổ chân răng. Bạn đọc có thể tham khảo để nắm được các dấu hiệu, nguyên nhân và kịp thời điều trị, tránh các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Đặc biệt là những mẹo nhỏ nhưng vô cùng hữu ích, giúp bạn tránh gặp phải trình trạng này. Nếu còn thắc mắc nào liên quan tới tình trạng trên, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi hoặc để lại bình luận ngay ở phía bên dưới.

Dịch vụ

Chất liệu phổ biến

Bảng giá tham khảo

Câu hỏi thường gặp

Top 5 loại răng sứ thẩm mỹ tốt nhất:

  • Răng sứ Chrome-Cobalt [1]
  • Răng sứ Zirconia [2]
  • Răng Cercon HT [3]
  • Răng sứ Lava Plus [4]
  • Răng sứ toàn sứ Nacera [5]

Nứt răng cửa thường gặp ba kiểu: nứt nhẹ, nứt dọc, và nứt ngang, gây ra bởi thói quen ăn uống, chấn thương, và các vấn đề nha khoa. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng và khó khăn trong ăn nhai.

Xem chi tiết: Nứt Răng Cửa

Răng bị nứt là tình trạng sẽ khiến bạn bị đau nhức, ê buốt, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới việc ăn nhai hàng ngày, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là rụng răng.

  • Răng bị nứt nếu ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp trám, hàn răng, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện [1].
  • Phương pháp trám răng có độ bền khoảng từ 3 đến 5 năm [2].
  • Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý trong việc vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh cắn, mở các đồ cứng bằng răng [3].
 

Răng bị nứt có thể gây đau, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến chức năng nhai nếu không được điều trị kịp thời. Nên đến nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị phù hợp.

Răng sứ có thể bị mòn theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với các thực phẩm cứng hoặc do thói quen nghiến răng [1]. Tuy nhiên, độ mòn của răng sứ thường chậm hơn so với răng tự nhiên nhờ vào tính chất bền và cứng của vật liệu sứ [2].

Có bầu có thể trám răng, nhưng nên thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ và bác sĩ sản khoa trước khi tiến hành.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bọc răng vàng là gì? Phương pháp bọc răng xa xỉ này có ưu và nhược điểm gì?
Chi Tiết Răng Sứ Titan Giá Bao Nhiêu? Hiệu Quả Tốt Không?
Bọc răng sứ lần 2 được nhiều khách hàng quan tâm
Bọc Răng Cửa Bị Sâu Có Nên Không? Các Lưu Ý Khi Thực Hiện
Những lợi ích mà bọc răng sứ mang lại.
Bọc răng sứ Titan: Một số thông tin bạn cần biết
Răng Bọc Sứ Bị Ê Buốt Kéo Dài Bao Lâu? Lý Do Và Cách Xử Lý
[CẬP NHẬT] TOP 5+ Loại Răng Sứ Đắt Nhất Hiện Nay
Bọc răng sứ cho răng mọc lệch
Bọc răng sứ Titan
Bọc Sứ 16 Răng Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Và Một Vài Lưu Ý
Bọc Răng Sứ Khi Về Già Có Nên Hay Không? Chi Phí Bao Nhiêu?
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309