Răng Bị Gãy Còn Chân Răng Thì Phải Làm Sao? Hệ Lụy Hay Gặp
Răng bị gãy còn chân răng thì phải làm sao?
Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ lưỡng, dựa vào tình trạng cụ thể để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp cho bệnh nhân. Thông thường răng bị gãy còn chân răng được chia thành 2 trường hợp với cách khắc phục khác nhau:
Chân răng còn dài
Răng bị gãy còn chân răng thì phải làm sao? Nếu chân răng dài hơn ½ răng, người bệnh được chỉ định một số biện pháp sau:
- Trám răng: Khi mô răng thật còn nhiều hơn ½ răng, trám răng sẽ giúp phục hình nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên chỉ phù hợp với vị trí răng cửa, răng nanh, ngược lại nếu vị trí gãy răng đóng vai trò ăn nhai chính, thường xuyên chịu lực tác động mạnh thì phương pháp này không mang lại hiệu quả như mong đợi. Các nha khoa hiện nay thường sử dụng Composite làm vật liệu trám vì có màu sắc tương tự răng thật, đảm bảo thẩm mỹ, khó bị phát hiện.
- Bọc răng sứ: Trong trường hợp mô răng thật còn lại bằng ⅓ – ½ răng thật thì bọc răng sứ là giải pháp tốt nhất. Lúc này bác sĩ cần mài răng thật để làm trụ và chụp mão sứ ra bên ngoài. Phần mão răng được thiết kế có màu sắc, kích thước, hình dáng tương tự răng thật trên cung hàm.
Chân răng ngắn
Rất nhiều khách hàng bị tổn thương lớn, răng gãy nhiều và mô răng còn lại ít hơn ⅓ chiều dài răng thường không thể sửa chữa, buộc người bệnh phải nhổ bỏ răng và phục hình răng mới.
- Làm cầu răng sứ: Khi nhổ bỏ răng bị gãy và 2 răng kế cạnh còn chắc khỏe, bác sĩ có thể trao đổi với bệnh nhân để làm cầu răng sứ. Khi thực hiện 2 răng kế cạnh được mài bớt để chụp mão răng giả lên trên và tại vị trí nhổ răng sẽ được thay bằng 1 răng sứ đặc tương tự răng thật, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
- Trồng răng Implant: Đây là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất vì trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm và đóng vai trò như chân răng thật, sau đó gắn mão sứ lên trên. Răng giả lúc này không chỉ khôi phục khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa được tiêu xương hàm.
Hệ lụy thường gặp khi mất răng còn chân răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị gãy còn chân răng. Nếu không có biện pháp xử lý từ sớm, người bệnh có thể gặp nhiều hệ lụy như:
- Khó khăn trong ăn uống: Tình trạng gãy răng chỉ còn chân răng có thể gây khó khăn trong việc nhai, không thể ăn uống như bình thường, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Những trường hợp mất răng chỉ còn phần chân, đặc biệt là răng cửa, răng nanh dễ bị lộ khi nói cười sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nụ cười và gương mặt, gây mất tự tin trong giao tiếp.
- Đau đớn và nhạy cảm: Chân răng còn lại có thể trở nên rất nhạy cảm, đau đớn khi ăn uống, đặc biệt là khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh, hoặc ngọt.
- Hôi miệng: Mảng bám dễ tích tụ ở khu vực răng, nướu bị tổn thương. Lúc này nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn dễ tấn công gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp và sự tự tin của người bệnh.
- Viêm tủy: Trong trường hợp răng bị gãy do sâu răng, nếu không xử lý đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm tủy, hỏng tủy.
- Mất răng: Một trong những biến chứng nguy hiểm khi răng bị gãy còn chân răng đó là vi khuẩn tấn công sâu bên trong hoặc các răng kế cạnh khiến chúng lung lay và gãy rụng.
ĐỪNG BỎ QUA: Răng Bị Nứt Có Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc về vấn đề răng bị gãy còn chân răng thì phải làm sao. Có thể thấy, tùy từng trường hợp cụ thể với mức độ gãy vỡ khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp không giống nhau. Bạn nên trao đổi trực tiếp sau khi thăm khám để tìm cách khắc phục gãy răng phù hợp với nhu cầu, tài chính của bản thân.
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá
Câu hỏi thường gặp
Răng bị nứt có thể gây đau, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến chức năng nhai nếu không được điều trị kịp thời. Nên đến nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị phù hợp.
Răng sứ có thể bị mòn theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với các thực phẩm cứng hoặc do thói quen nghiến răng [1]. Tuy nhiên, độ mòn của răng sứ thường chậm hơn so với răng tự nhiên nhờ vào tính chất bền và cứng của vật liệu sứ [2].
Chi phí trồng răng rất đa dạng, tùy thuộc vào phương pháp và chất liệu bạn chọn:
- Hàm giả tháo lắp: 3.000.000 - 10.000.000 VNĐ/hàm
- Cầu răng sứ: 1.000.000 - 12.000.000 VNĐ/răng
- Trồng răng Implant: 14.000.000 - 50.000.000 VNĐ/răng
Chân răng bị mòn là tình trạng rất nhiều khách hàng đang gặp phải, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến sức khỏe răng miệng giảm sút.
Nứt răng cửa thường gặp ba kiểu: nứt nhẹ, nứt dọc, và nứt ngang, gây ra bởi thói quen ăn uống, chấn thương, và các vấn đề nha khoa. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng và khó khăn trong ăn nhai.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!