Răng Bị Đen Trên Bề Mặt Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trên bề mặt của răng có vệt đen là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu, tiêu xương hay thậm chí là mất răng. Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng răng bị đen trên bề mặt, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân làm xuất hiện 

Đốm đen trên răng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Mảng bám tích tụ nhiều trên răng: Mảng bám sẽ thường tích tụ lại sau mỗi bữa ăn nếu bạn không làm sạch cẩn thận. Chúng sẽ chuyển thành vôi hóa, bám quanh răng, lâu dần chuyển thành màu nâu, đen nếu không được sớm loại bỏ.
  • Sâu răng nặng: Tình trạng này sẽ khiến trên răng có các vết đen trên bề mặt, xuất hiện ở rãnh trũng trên mặt nhai hay thậm chí là các lỗ thủng.
  • Ăn thực phẩm đậm màu, hút thuốc lá: Mảng bám sẽ dễ dàng bị bám màu khi ăn uống các thực phẩm như cà phê, trà, món ăn chứa màu thực phẩm hay hút thuốc.
  • Men răng yếu: Nếu men răng yếu, bạn sẽ dễ dàng bị đen trên bề mặt răng do tình trạng thiểu sản men răng.
  • Dùng nhiều kháng sinh hoặc nước chứa hàm lượng fluor cao: Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm xuất hiện các đốm đen trên răng.
Răng xuất hiện đốm đen do mảng bám tích tụ
Răng xuất hiện đốm đen do mảng bám tích tụ

Vì sao nên loại bỏ các đốm đen trên răng?

Nếu không có các biện pháp khắc phục sớm, rất có thể bạn sẽ gặp phải các tình trạng nguy hiểm, cụ thể như sau:

  • Gây viêm nha chu, viêm nướu, viêm lợi: Cao răng đen rất có thể sẽ khiến men răng bị phá hủy, xâm nhập vào nướu và dẫn tới các bệnh lý răng miệng, điển hình như viêm nha chu, viêm lợi sưng má và viêm nướu.
  • Hơi thở có mùi: Cao răng khi đã chuyển sang màu đen sẽ thường là nơi vi khuẩn tích tụ. Điều này khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu, ảnh hưởng tới sự tự tin khi giao tiếp hằng ngày.
  • Làm tụt nướu, tiêu xương, mất răng: Đen trên bề mặt răng sẽ làm gián đoạn liên kết giữa thân răng và nướu, dẫn đến tình trạng tụt nướu chân răng. Nguy hiểm hơn nữa là tác động xâm lấn vào xương hàm, gây tiêu xương răng.

Cách khắc phục tình trạng răng bị đen

Dưới đây là những cách khắc phục hiệu quả đối với tình trạng răng bị đen trên bề mặt, cụ thể như sau:

Trường hợp răng bị đen do cao răng, mảng bám

Để loại bỏ tình trạng chân răng bị đen do cao răng, lấy cao răng là biện pháp hiệu quả nhất. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mảng bám và cao răng. Sau khi lớp cao răng được làm sạch, răng sẽ trở nên sáng bóng và trắng đẹp hơn.

Quy trình lấy cao răng bao gồm việc loại bỏ các cặn bã và mảng bám khoáng hóa từ bề mặt răng và viền nướu. Nha sĩ sử dụng máy cạo vôi siêu âm để loại bỏ các tạp chất và cao răng tích tụ trên bề mặt răng và viền nướu, giúp răng sạch sẽ và duy trì sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Răng bị đen khắc phục bằng cách cạo vôi răng
Răng bị đen khắc phục bằng cách cạo vôi răng

Trường hợp răng bị đen do sâu răng

Đối với trường hợp khách hàng bị sâu men răng và sâu chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị sâu răng để loại bỏ mô bị vi khuẩn tấn công và phá hủy. Quá trình này giúp loại bỏ các ổ vi khuẩn và ngăn ngừa sự lan rộng của sâu răng. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện trám răng thẩm mỹ để bảo vệ răng, ngăn chặn vi khuẩn tấn công trở lại và tái tạo hình dáng, màu sắc của răng, giúp toàn hàm trở nên trắng sáng, đều đẹp hơn.

Khi trám răng cho các trường hợp chân răng bị sâu, vật liệu trám thường được sử dụng bao gồm Composite và Fuji. Các loại vật liệu này có màu sắc tương đồng với màu răng thật, giúp răng sau khi trám trông tự nhiên và thẩm mỹ. Sau khi phục hình, răng sẽ trắng đẹp, duy trì tính thẩm mỹ cao và đảm bảo chức năng nhai tốt.

Trường hợp răng bị đen do mão răng sứ

Sau một thời gian sử dụng, lớp sườn kim loại bên trong răng sứ kim loại sẽ bị oxy hóa do môi trường miệng và các khoáng chất trong thức ăn. Quá trình oxy hóa này khiến viền nướu và chân răng bị xỉn đen.

Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là thay mão răng sứ khác. Để tránh tình trạng chân răng bị đen tái diễn, bạn nên chọn răng toàn sứ. Loại răng này được làm hoàn toàn bằng sứ chất lượng cao, không bị oxy hóa và không gây thâm đen viền nướu như răng sứ kim loại. Răng toàn sứ không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn duy trì màu sắc trắng sáng và tự nhiên trong thời gian dài.

Trường hợp răng bị đen do mão răng sứ
Trường hợp răng bị đen do mão răng sứ

Cách phòng ngừa răng bị đen

Để bảo vệ sức khỏe của răng và duy trì một hàm răng chắc khỏe, bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

  • Chải răng khoảng 2, 3 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng kết hợp tăm nước kết hợp với nước súc miệng.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa quá nhiều đường, đồ ăn có màu đậm và nước uống có gas.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu canxi và protein, giúp bảo vệ sức khỏe của răng và xương.
  • Đến nha khoa định kỳ để được kiểm tra và làm sạch răng, phát hiện sớm các vấn đề răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng nướu, lở loét miệng,….
  • Thường xuyên uống nước và vệ sinh răng sau khi ăn là cách hiệu quả để giữ cho răng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.

ĐỪNG BỎ LỠ: Lấy Cao Răng Khi Nào Tốt? Mách Bạn Cách Lấy Vôi Răng Không Đau

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về tình trạng răng bị đen trên bề mặt về nguyên nhân, tác hại cũng như những cách khắc phục được áp dụng. Hơn hết, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám, kiểm tra và nhận được tư vấn chi tiết từ bác sĩ. Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây đã cho thể giúp ích được cho bạn.

Dịch vụ

Chất liệu phổ biến

Bảng giá tham khảo

Câu hỏi thường gặp

Top 5 loại răng sứ thẩm mỹ tốt nhất:

  • Răng sứ Chrome-Cobalt [1]
  • Răng sứ Zirconia [2]
  • Răng Cercon HT [3]
  • Răng sứ Lava Plus [4]
  • Răng sứ toàn sứ Nacera [5]

Nứt răng cửa thường gặp ba kiểu: nứt nhẹ, nứt dọc, và nứt ngang, gây ra bởi thói quen ăn uống, chấn thương, và các vấn đề nha khoa. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng và khó khăn trong ăn nhai.

Xem chi tiết: Nứt Răng Cửa

Răng bị nứt là tình trạng sẽ khiến bạn bị đau nhức, ê buốt, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới việc ăn nhai hàng ngày, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là rụng răng.

  • Răng bị nứt nếu ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp trám, hàn răng, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện [1].
  • Phương pháp trám răng có độ bền khoảng từ 3 đến 5 năm [2].
  • Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý trong việc vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh cắn, mở các đồ cứng bằng răng [3].
 

Răng bị nứt có thể gây đau, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến chức năng nhai nếu không được điều trị kịp thời. Nên đến nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị phù hợp.

Răng sứ có thể bị mòn theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với các thực phẩm cứng hoặc do thói quen nghiến răng [1]. Tuy nhiên, độ mòn của răng sứ thường chậm hơn so với răng tự nhiên nhờ vào tính chất bền và cứng của vật liệu sứ [2].

Có bầu có thể trám răng, nhưng nên thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ và bác sĩ sản khoa trước khi tiến hành.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dấu Hiệu Nhận Biết Răng Bị Nứt Bên Trong Và Cách Điều Trị
Khám Phá Các Dáng Răng Phù Hợp Với Khuôn Mặt, Tạo Nụ Cười Hoàn Hảo
Nguyên Nhân Nứt Men Răng Là Gì? Giải Pháp Bảo Vệ Răng
Răng Có Dấu Hiệu Bị Nứt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309