Sâu Răng Nặng Có Trám Được Không? Nên Nhổ Không?

snapedit_1723796207037-min
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Sâu răng nặng có thể trám nếu ở giai đoạn sâu men hoặc sâu ngà răng. Tuy nhiên, nếu đã ở giai đoạn viêm tủy răng hoặc răng chết tủy, việc trám không hiệu quả và có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, cần nhổ răng để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe răng miệng và tổng thể.

Sâu răng nặng là gì?

Sâu răng nặng được hiểu là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập và phá hủy lớp men răng bảo vệ bề mặt răng khiến răng bị ăn mòn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai.

Một số dấu hiệu sâu răng nặng giúp bạn dễ dàng nhận biết như:

  • Răng bị ố vàng, xỉn màu, mất đi màu trắng tự nhiên.
  • Răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt, nhất là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
  • Người bệnh bị đau nhức răng thành cơn hoặc đau dữ dội khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Nướu quanh răng bị kích ứng, sưng tấy, ửng đỏ, dễ chảy máu.
  • Có túi mủ và dịch bất thường ở nướu, chân răng.
  • Răng bị nứt vỡ nghiêm trọng. 
Sâu răng nặng là tình trạng lớp men răng, ngà răng bị phá hủy
Sâu răng nặng là tình trạng lớp men răng, ngà răng bị phá hủy

4 giai đoạn tiến triển của sâu răng nặng

Các chuyên gia cho biết có 4 giai đoạn sâu răng chính:

  • Giai đoạn 1 – Sâu men răng: Vi khuẩn ở mảng bám trong miệng có khả năng tạo ra axit bào mòn men răng. Men răng bị phá hủy trong thời gian dài sẽ xuất hiện đốm trắng, đồng thời răng trở nên yếu hơn, dễ bị tổn thương.
  • Giai đoạn 2 – Sâu ngà răng: Ngà răng nằm phía dưới men răng, có tính chất mềm hơn và dễ bị tác động bởi vi khuẩn, axit hơn so với men răng. Vì thế nếu quá trình sâu răng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây đau nhức dữ dội, tạo cảm giác khó chịu, ê buốt khi ăn thực phẩm nóng, lạnh.
  • Giai đoạn 3 – Viêm tủy răng: Vi khuẩn khi ăn sâu vào răng sẽ dần tiến đến tủy khiến bộ phận này bị tổn thương, sưng, gây đau dữ dội kể cả khi không có bất kỳ tác động gì.
  • Giai đoạn 4 – Răng chết tủy: Ở giai đoạn 3, nếu tình trạng viêm tủy không được điều trị sẽ khiến tủy bị hoại tử và chất. Lúc này vi khuẩn sâu răng tiếp tục tấn công các tổ chức xung quanh bao gồm mô nướu, xương ổ răng gây tiêu xương hàm, gãy xương hàm, nhiễm trùng máu,…

Tác hại khi răng sâu nặng

Sâu răng nặng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như: 

  • Đau răng dữ dội, kéo dài: Khi bị sâu răng, đa số người bệnh sẽ thấy đau nhức, ê buốt khi ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua. Nếu tình trạng sâu tiến triển ở mức độ nặng, cảm giác đau răng tăng lên, trở nên nghiêm trọng hơn, lúc này bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày.
  • Gây hôi miệng: Một trong những tác hại của sâu răng nặng là hôi miệng, nguyên nhân là mảng bám tích tụ hình thành axit, khiến miệng có mùi hôi, khó chịu. Người bệnh bị hôi miệng thường cảm thấy tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, công việc.
  • Mất thẩm mỹ: Sâu răng phá hủy cấu trúc của răng, bao gồm men răng, làm lộ phần tủy bên trong khiến răng bị sâu đen. Vì thế nếu bị sâu răng nặng ở răng cửa, răng nanh sẽ gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh e ngại khi nói cười.
  • Gây bệnh răng miệng khác: Những người bị sâu răng nặng có khả năng cao gặp vấn đề răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu, ảnh hưởng đến mô kết nối xương ổ răng và ổ răng. Ngoài ra, trong trường hợp sâu răng hàm trên và hàm dưới tức là vị trí sâu đã lan rộng đến tất cả răng hàm, hình thành búi mủ ở chân răng, gây áp xe răng. Người bệnh lúc này có thể gặp biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Mất răng vĩnh viễn: Sâu răng nặng đồng nghĩa rằng vi khuẩn đã tấn công trực tiếp vào cấu trúc hàm răng làm cho răng suy yếu, rụng dần khỏi hàm. Biểu hiệu hiện của tình trạng này là chảy máu chân răng, viêm nướu.
  • Tác hại khác: Nếu không kịp thời xử lý răng sâu và tiêu diệt khuẩn hại, vi khuẩn nhanh chóng lây lan khắp cơ thể, nhiều người gặp phải tình trạng đau đầu, đau khớp thái dương hàm, sốt thường xuyên, sưng mặt,...

Sâu răng nặng gây đau nhức dữ dội, kéo dài
Sâu răng nặng gây đau nhức dữ dội, kéo dài

Nguyên nhân răng bị sâu nặng

Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sâu răng nặng:

  • Vệ sinh răng miệng không tốt: Khi bạn không vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn uống, mảng bám tích tụ, bám vào chân răng, kẽ răng. Sau một thời gian dài, chúng sẽ hình thành vi khuẩn gây hại cho men răng và phá hủy cấu trúc răng. 
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Với những người có thói quen ăn quá nhiều tinh bột, nhiều đường có khả năng cao bị sâu răng so với bình thường. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của thức ăn nhiều đường và tinh bột trong môi trường khoang miệng sẽ hình thành mảng bám và axit làm ảnh hưởng đến bề mặt răng dẫn đến sâu răng.
  • Thiếu fluoride: Fluoride là thành phần giúp củng cố men răng, bảo vệ răng trước sự tấn công của axit trong khoang miệng. Nếu hàm răng không được cung cấp đủ fluoride có nguy cơ cao bị sâu răng.
  • Do bệnh lý tổng thể: Những trường hợp có vấn đề sức khỏe như trào ngược dạ dày thực quản, đái tháo đường, hội chứng Sjogren cũng có khả năng bị sâu răng cao hơn bình thường. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng nặng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng nặng

Cách trị sâu răng nặng

Như phân tích ở trên, sâu răng nặng có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm, vì thế cần sớm được xử lý. Tùy vào mức độ sâu răng, tình trạng răng miệng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một trong các phương pháp sau:

Trám răng

Nếu sâu răng gây ra tình trạng nứt vỡ, sứt mẻ nhẹ, người bệnh được hàn trám răng. Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite cùng màu để trám phần răng bị mẻ, khôi phục hình dáng răng ban đầu, không để vi khuẩn xâm nhập, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng.

XEM THÊM: Trám Răng Cửa Bị Sâu Nặng Có Nên Không? Giải Đáp Chi Tiết

Ưu điểm:

  • Có khả năng ngăn chặn sâu răng phát triển, bảo vệ cấu trúc răng thật.
  • Quá trình thực hiện nhanh chóng, ít gây đau đớn hơn các phương pháp khác.
  • Chi phí hợp lý, thấp hơn bọc răng sứ và trồng răng Implant.

Nhược điểm:

  • Tuổi thọ không cao, thời gian sử dụng miếng trám khoảng 5 - 10 năm, kém bền hơn làm mão sứ hay phục hình Implant.
  • Có nguy cơ bị tái phát sâu răng nếu bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc bệnh nhân không chăm sóc răng miệng tốt.
  • Một số người có thể bị dị ứng, kích ứng với thành phần trong vật liệu trám.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là biện pháp thường được áp dụng với các trường hợp bị sâu răng nặng, đặc biệt khi răng bị vỡ, sâu răng hàm nặng và sâu chỉ còn chân răng. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy nếu người bệnh bị viêm tủy, hỏng tủy, sau đó mài cùi răng thật và bọc mão sứ lên trên. 

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh, chỉ mất từ 3 - 5 ngày, đến nha khoa từ 1 - 2 buổi.
  • Khôi phục được khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ như răng thật.
  • Răng sứ có tuổi thọ cao, hơn 15 năm hoặc lâu hơn khi sử dụng vật liệu cao cấp và có chế độ chăm sóc tốt.
  • Mão sứ được làm từ chất liệu an toàn, gần như không gây kích ứng khoang miệng.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn trám răng.
  • Phải mài cùi răng thật, có thể xâm lấn cấu trúc răng nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật.
  • Nếu răng sứ bị vỡ, hỏng không thể sửa chữa, buộc phải thay thế toàn bộ.

THAM KHẢO: Răng Cấm Bị Sâu Nặng Phải Làm Sao Để Xử Lý?

Bọc răng sứ được áp dụng khi bị sâu răng nặng
Bọc răng sứ được áp dụng khi bị sâu răng nặng

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant có thể xử lý tình trạng sâu răng quá nặng, không còn chân răng hoặc răng bị viêm nhiễm không thể bảo tồn răng thật. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng và phục hình bằng răng giả. Người bệnh được cắm trụ Implant được làm từ Titanium vào xương hàm và gắn mão sứ giả lên trên để thay thế cho răng thật.

Ưu điểm:

  • Răng Implant đảm bảo ăn nhai như răng thật, có tính thẩm mỹ cao.
  • Phương pháp này có độ bền cao, duy trì hơn 20 năm hoặc trọn đời nếu chăm sóc tốt.
  • Có thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, duy trì cấu trúc xương hàm.
  • Không phải mài cùi răng, không làm ảnh hưởng đến các răng kế cạnh.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn nhiều so với bọc răng sứ và trám răng.
  • Thời gian phục hình kéo dài, có thể từ 3 - 6 tháng.
  • Quá trình cấy ghép có thể gây đau đớn, sưng tấy, cần thời gian phục hồi.
  • Không thể thực hiện nếu người bệnh không đủ điều kiện về xương hàm hay sức khỏe tổng thể. 

Sâu răng nặng không chỉ gây hại cho răng miệng và còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, thậm chí có nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Vì thế nếu phát hiện những triệu chứng bất thường, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp xử lý phù hợp.

Dịch vụ chính

Các chất liệu phổ biến

Bảng giá

Câu hỏi thường gặp

Bé bị sâu răng nặng phải làm sao?

Khi bé bị sâu răng nặng, cần đưa bé đến nha sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ sâu răng và độ tuổi của bé, nha sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp như trám răng, bọc răng hoặc nhổ răng.

Sâu răng nặng có trám được không?

Sâu răng nặng vẫn có thể trám được nếu mô răng còn đủ để giữ miếng trám. Tuy nhiên, nếu sâu răng quá lớn hoặc đã lan đến tủy, nha sĩ có thể phải điều trị tủy trước khi trám hoặc bọc răng.

Trị sâu răng nặng có đau không?

Quá trình điều trị sâu răng nặng có thể gây đau, đặc biệt là khi phải điều trị tủy. Tuy nhiên, nha sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để giảm đau và đảm bảo bạn cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình điều trị.

Sâu răng nặng có đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định hiện hành, người bị sâu răng nặng vẫn có thể đi nghĩa vụ quân sự nếu tình trạng răng miệng không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bạn cần điều trị dứt điểm sâu răng trước khi nhập ngũ.

Sâu răng nặng khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Sâu răng nặng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây truyền từ mẹ sang con, gây ra các vấn đề về răng miệng cho bé sau này. Ngoài ra, sâu răng nặng còn có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Vì vậy, việc điều trị sâu răng trong thai kỳ là rất quan trọng.

Răng cấm bị sâu nặng cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị bao gồm trám răng thẩm mỹ, bọc răng sứ, hoặc nhổ răng và trồng răng giả, tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng và nhu cầu của từng người. [1].

Bọc răng hàm bị sâu giá bao nhiêu sẽ được tính dựa vào loại mão sứ sử dụng, số lượng răng cần bọc kèm theo chi phí xử lý tủy răng. Chi phí bao gồm xử lý răng sâu và bọc sứ:

  • Phí xử lý tủy răng dao động từ 1.500.000 - 5.000.000 VNĐ.
  • Giá mão sứ kim loại dao động từ 1.000.000 - 2.500.000 VNĐ.
  • Giá mão sứ toàn sứ dao động từ 4.500.000 - 9.000.000 VNĐ.

Chi phí bọc sứ răng hàm bị sâu ở từng nha khoa có sự chênh lệch, vì thế bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn tổng chi phí chi tiết.

Trám Răng Cửa Bị Sâu Nặng Nên Không? Quy Trình Và Chi Phí
Bọc Răng Sứ Bị Hở Chân Do Đâu? Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý Tốt
14 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Đà Nẵng Tốt Nhất Hiện Nay
Kinh Nghiệm Trồng Răng Sứ Vĩnh Viễn, Giá Thành Và Địa Chỉ Uy Tín
Bọc Răng Sữa Cho Bé Có Nên Không? Khi Nào Cần Thực Hiện?
Trồng răng sứ nguyên hàm - 6 điều cần biết trước khi thực hiện
Trám răng cửa bị sâu là phương pháp khắc phục răng sâu hiệu quả
Trồng Răng Sứ Titan Giá Bao Nhiêu Và Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2021 - Bản quyền của ViDental Clinic - Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309