Trám Răng Composite: Ưu, Nhược Điểm Ra Sao? Giá Bao Nhiêu?
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Trám răng Composite là phương pháp phổ biến được áp dụng khi răng bị mẻ, nứt vỡ, sâu răng hoặc răng thưa. Với những ưu điểm vượt trội, phương pháp này ngày càng được nhiều người ưa chuộng và áp dụng. Vậy thực tế hàn trám răng bằng Composite là gì, có tốt không, độ bền và mức giá ra sao, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trám răng Composite là gì?
Composite là tên gọi của một vật liệu nha khoa được tạo nên từ nhiều thành phần khác nhau, tổng hợp những đặc điểm tốt nhất của những nguyên liệu cấu thành, giúp phục hình răng bị mẻ, thưa, nứt, vỡ, sâu răng một cách hoàn hảo.
Một số nguyên liệu đặc biệt có trong vật liệu nha khoa này có thể kể đến như urethane dimethacrylate (UDMA), nhựa bisphenol A-glycidyl methacrylate (BISGMA), semi-crystalline polyceram (PEX) và sillica. Tất cả hòa quyện vào với nhau tạo nên vật liệu hàn trám có màu sắc trắng sáng, tương tự như màu răng thật, không phản ứng với nước bọt trong khoang miệng.
Khi thực hiện hàn trám răng Composite, các bác sĩ có thể dễ dàng tạo hình, thao tác trám răng, cho chiếc răng hoàn thiện, tự nhiên như thật. Đó là bởi đặc tính của vật liệu là khá dẻo, dễ uốn nắn. Tuy nhiên, khi được chiếu đèn quang hóa, vật liệu này sẽ trở nên cứng chắc, bám tốt vào răng thật, đảm bảo chức năng thẩm mỹ, ăn nhai bình thường cho khách hàng.
Ưu, nhược điểm của hàn trám răng bằng Composite
Trám răng Composite là một trong những giải pháp hàn trám được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Để quyết định xem có nên thực hiện phương pháp này hay không, hãy cùng điểm qua những ưu, nhược điểm của trám răng Composite.
Ưu điểm khi trám răng Composite
Đây là vật liệu trám thường được các bác sĩ tư vấn cho khách hàng sử dụng nhiều nhất. Đó là bởi trám răng Composite sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Tính thẩm mỹ cao: Trong khi một số loại vật liệu trám khác có màu sắc khác biệt với răng thật, gây lộ và mất thẩm mỹ thì Composite lại có màu trắng ngà tương tự răng thật. Vì vậy, khi phục hình răng bằng vật liệu này, bạn sẽ không cần lo lộ miếng trám, đảm bảo chức năng thẩm mỹ cao. Do đó, các bác sĩ thường sử dụng Composite để trám các răng dễ lộ như răng cửa, răng nanh.
- Không cần mài răng: Khi thực hiện hàn trám răng bằng phương pháp này giúp bảo tồn tối đa răng thật mà nhựa Composite vẫn có thể bám dính trực tiếp vào thân răng.
- Dễ dàng tạo hình: Vật liệu này khá dẻo và dễ dàng sửa chữa. Ngay cả khi miếng trám bị hư tổn, các bác sĩ cũng chỉ cần trám bù lên vùng bị hư tổn mà không cần phải tiến hành hàn trám lại từ đầu.
- An toàn tuyệt đối: Vật liệu Composite được làm từ các thành phần an toàn, không gây kích ứng khoang miệng, không phản ứng với nước bọt. Vì vậy, khách hàng không cần lo lắng về việc gặp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Nhược điểm khi hàn răng bằng Composite
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng trám răng Composite vẫn tồn tại một vài điểm hạn chế, bạn nên cân nhắc trước khi quyết định thực hiện, điển hình như:
- Tuổi thọ chưa cao: Trung bình một miếng trám này có thể duy trì tuổi thọ khoảng 5 – 7 năm, thấp hơn khá nhiều so với các vật liệu khác như Amalgam (tuổi thọ 10 năm). Vì vậy, Composite chỉ phù hợp với răng cửa, răng nanh, cần tính thẩm mỹ cao và không chịu lực nhai quá mạnh.
- Có độ co ngót: Vật liệu trám răng này có thể co ngót, vì vậy, nếu bác sĩ thực hiện không có chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm thì rất dễ để lại các lỗ hổng nhỏ ở miếng trám, dẫn đến tình trạng sâu răng.
ĐỌC NGAY: Cảnh Báo Những Tác Hại Của Việc Trám Răng Có Thể Bạn Chưa Biết
Trám răng bằng composite có bền không và cách tăng tuổi thọ?
Đây là vật liệu trám răng được đánh giá cao về tính thẩm mỹ với màu sắc gần giống với răng thật, đồng thời có độ cứng, khả năng chịu lực và chống ăn mòn tương đối tốt. Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ của các trang thiết bị máy móc hiện đại, độ bền chắc của miếng trám đã đạt được mức tối ưu, trung bình kéo dài từ 3 – 4 năm tùy vào cách chăm sóc răng miệng của người bệnh.
Khi bạn thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, tránh việc va chạm mạnh, tuổi thọ của miếng trám sẽ được tăng lên. Bên cạnh đó, trong trường hợp sâu răng, bạn cũng cần được kiểm tra kỹ càng để xác định mức độ tổn thương răng của mình. Với những chiếc răng bị sâu quá nặng, lỗ sâu to hoặc đã ảnh hưởng tới tủy thì không nên trám răng. Vào lúc này, việc trám răng gần như không có hiệu quả, miếng trám nhanh chóng bong tróc và đảm bảo được chức năng ăn nhai, thẩm mỹ.
Ngoài ra, để gia tăng độ bền cho miếng trám, các bạn nên chú ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp: Mỗi vật liệu trám răng đều có những ưu – nhược điểm riêng, tùy vào vị trí răng và tình trạng răng miệng, bạn có thể lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp. Điển hình như trám bạc có độ thẩm mỹ và chi phí cao nhưng độ bền cao hơn; còn composite mang đến tính thẩm mỹ cao, chi phí rẻ nhưng tuổi thọ ngắn hơn.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Các bạn nên tránh sử dụng những thức ăn đậm màu, hay thực phẩm dai cứng để bảo vệ răng không bị sứt mẻ và đổi màu. Bên cạnh đó, vệ sinh răng thường xuyên, đúng cách hàng ngày để giữ được độ bền đẹp cho miếng trám.
- Lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín: Trám răng là kỹ thuật tương đối đơn giản, với thời gian thực hiện nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn và kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại để miếng trám được gắn chuẩn xác lên răng, mang lại hàm răng đều đẹp và có độ bền cao.
XEM CHI TIẾT: Trám Răng Có Bền Không? Làm Thể Nào Để Duy Trì Hiệu Quả?
Quy trình trám răng bằng Composite diễn ra như thế nào?
Dưới đây là quy trình chi tiết các bước hàn trám răng bằng Composite tiêu chuẩn. Về cơ bản, kỹ thuật này không quá phức tạp, tương tự như quy trình hàn răng thông thường.
- Bước 1: Thăm khám
Các bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát khoang miệng và cho bệnh nhân chụp X-quang khu vực răng cần hàn trám. Dựa vào đó, họ sẽ biết được chính xác tình trạng răng bị vỡ mẻ, thưa hay sâu răng.
- Bước 2: Điều trị răng
Trong trường hợp khách hàng có răng sâu cần khắc phục, các bác sĩ cần làm sạch phần răng trước, nạo bỏ ổ vi khuẩn và các mô răng đã bị tổn thương để tránh vi khuẩn còn tồn tại, lây lan và gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng.
- Bước 3: Làm sạch và khô răng
Điều kiện quan trọng để miếng trám Composite có độ bền cao, đó là răng phải sạch và khô. Do đó, trước khi thực hiện hàn trám, các bác sĩ cần làm sạch và khô răng bằng dụng cụ chuyên dụng.
- Bước 4: Tiến hành trám răng
Dựa vào kết quả thăm khám, chụp X-quang, bác sĩ có thể tính toán lượng vật liệu trám phù hợp và bắt đầu tạo hình miếng trám cho khách hàng. Tùy thuộc vào mức độ răng tổn thương cũng như độ khó của mỗi ca, thời gian tạo hình sẽ khác nhau, dao động từ 5 – 10 phút/răng.
- Bước 5: Hóa cứng vật liệu trám
Sau khi đã tạo hình răng, khôi phục hình dáng răng hoàn thiện, các bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng xanh từ đèn Laser để hóa cứng miếng trám, giúp vật liệu trám bám cứng chắc trên răng, có khả năng chịu lực, ăn nhai như một chiếc răng bình thường.
CHI TIẾT: Quá Trình Thực Hiện Trám Răng Có Đau Không?
Chi phí trám răng composite hiện nay khoảng bao nhiêu?
Chi phí trám răng bằng vật liệu này có sự chênh lệch tại các nha khoa do ảnh hưởng của các yếu tố dưới đây:
- Tình trạng răng: Trám răng composite áp dụng cho nhiều tình trạng như răng răng thưa, răng mẻ, răng sâu,… Trong đó với các răng trám do bệnh lý cần điều trị triệt để bệnh lý sau đó mới tiến hành trám. Chính vì vậy, chi phí trám sẽ thay đổi theo tình trạng răng của bạn.
- Số lượng răng: Bảng giá trám răng được tính theo từng chiếc răng, vì vậy bạn trám càng nhiều thì số tiền bạn phải trả sẽ được nhân lên theo số lượng răng.
- Dịch vụ kèm theo: Trong trường hợp cần lấy tủy răng, cạo vôi răng,… thì chi phí hàn trám răng cũng sẽ tăng lên. Điều này nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuổi thọ cho miếng trám.
- Vị trí răng cần trám: Với răng cửa yêu cầu sự tỉ mỉ, độ chính xác cao hơn nên chi phí phục hình răng bằng phương pháp này cũng có sự khác biệt.
- Địa chỉ nha khoa: Một cơ sở có tên tuổi, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, kinh nghiệm dày dặn và ứng dụng các trang thiết bị hiện đại,… thường có chi phí hàn trám răng cao hơn đơn vị nhỏ lẻ.
Trung bình chi phí trám răng composite là 400.000 VNĐ/1 răng, tuy nhiên phụ thuộc vào vị trí thực hiện, mức giá có thể thay đổi như sau:
STT |
Dịch vụ |
Chi phí (khoảng) |
1 |
Trám răng trẻ em |
100.000 VNĐ/1 Răng |
2 |
Trám kẽ răng |
500.000 VNĐ/1 Răng |
3 |
Đắp mặt răng |
500.000 VNĐ/1 Răng |
ĐỪNG BỎ QUA: Trám Răng Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Mới Nhất 2024
Lưu ý sau khi thực hiện trám răng bằng Composite
Để miếng trám có tuổi thọ dài lâu, đảm bảo chức năng thẩm mỹ, ăn nhai bình thường cho răng, bạn nên ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây:
- Trước khi trám răng, hãy tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ hàn trám thật sự uy tín, được đánh giá cao về tay nghề bác sĩ, máy móc, trang thiết bị hàn trám.
- Trong quá trình trám răng, hãy thông báo ngay với bác sĩ khi cảm thấy có vấn đề bất thường như quá đau nhức, miếng trám bị cộm, vướng, khiến bạn cảm thấy không thoải mái.
- Sau khi trám răng xong, bạn không nên ăn uống ngay mà hãy chờ khoảng 2 tiếng để chắc chắn rằng miếng trám đã được đông cứng hoàn toàn, tránh bung, hỏng miếng trám.
- Trong vòng 1 tuần đầu khi mới trám răng, hãy tránh ăn các thực phẩm dai, cứng hoặc đồ ăn, đồ uống quá nóng/lạnh. Bởi lúc này, miếng trám còn mới, chưa thích nghi được với lực nhai mạnh, cần được bảo vệ nếu bạn không muốn miếng trám bị thay đổi hình dạng, nứt hoặc rò rỉ ở chỗ trám.
- Ngay cả khi đã trám răng một thời gian, bạn cũng nên kiêng sử dụng các thực phẩm có hại cho men răng như trà, cafe, nghệ, socola,… bởi chúng rất dễ gây sâu răng, xỉn màu răng, dẫn đến hiện tượng không đều màu ở răng được trám, gây mất thẩm mỹ.
- Hạn chế những hoạt động khiến răng phải chịu lực tác động mạnh như: Nghiến răng, dùng răng để mở nắp bia, nhai cắn mạnh,…
- Vệ sinh răng miệng đều đặn, nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch, tránh đánh răng mạnh, tác động lực lên miếng trám.
Trám răng Composite là phương pháp phục hình răng thưa, vỡ, sứt mẻ, răng sâu hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về phương pháp này, hãy để lại bình luận để được chuyên gia hỗ trợ, giải đáp.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Những Lưu Ý Trước Và Sau Khi Trám Răng Để Bảo Vệ Răng Tốt Nhất
- Trám Răng Cửa Bị Mẻ Thế Nào? Quy Trình Thực Hiện Bao Lâu?
- Thực Hiện Trám Răng Cửa Bị Sâu Có Được Không?
Dịch vụ
Bảng giá tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Sún răng vẫn có thể đi nghĩa vụ quân sự như bình thường, để có thể đạt đủ tiêu chuẩn đi nghĩa vụ, công dân Việt Nam cần đáp ứng đủ các điều kiện về tiêu chuẩn sức khỏe.
Khi đến tuổi 17 trở lên, những công dân Việt Nam, đặc biệt là nam giới không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp, trình độ văn hóa đều có nghĩa vụ tham gia vào quá trình hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Đây chính là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân trẻ.
Chính vì vậy, sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không đã trở thành chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm.
Răng cấm bị sâu nặng cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị bao gồm trám răng thẩm mỹ, bọc răng sứ, hoặc nhổ răng và trồng răng giả, tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng và nhu cầu của từng người. [1].
Có bầu có thể trám răng, nhưng nên thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ và bác sĩ sản khoa trước khi tiến hành.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!