[Tìm Hiểu] Tác Hại Của Việc Trám Răng Không Phải Ai Cũng Biết

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Trám răng là việc làm cần thiết để khắc phục tình trạng răng bị sâu, sứt mẻ… Tuy là một kỹ thuật phổ biến nhưng nó cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe. Vậy tác hại của việc trám răng có nghiêm trọng không? Bạn sẽ có lời giải đáp qua bài viết sau.

Khi nào cần thực hiện kỹ thuật trám răng?

Trám răng là một kỹ thuật nha khoa được thực hiện rất nhiều. Nha sĩ sẽ sử dụng dung dịch axit loãng để làm nhám bề mặt vị trí cần trám, sau đó cho vật liệu trám vào và làm khô bằng cách chiếu đèn. Phương pháp này giúp khắc phục nhiều tình trạng răng hư hỏng. Bạn sẽ cần thực hiện trám răng trong những trường hợp dưới đây:

Răng sâu là một trong những trường hợp được bác sĩ chỉ định trám răng
Răng sâu là một trong những trường hợp được bác sĩ chỉ định trám răng
  • Răng bị sâu, sứt mẻ: Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên trám để lấp đầy những vị trí lỗ sâu, phục hình lại răng bị mẻ.
  • Răng bị mòn: Việc sử dụng bàn chải quá cứng, chải với lực mạnh hoặc do thói quen nghiến răng có thể khiến răng bạn bị mòn. Lúc này, bạn nên tới gặp nha sĩ để được tư vấn về trám răng, tránh trường hợp răng bị mòn nghiêm trọng, hở tủy gây ê buốt.
  • Răng thưa nhẹ: Với những người có hàm răng bị thưa, thức ăn sẽ thường mắc kẹt tại vị trí này khiến họ rất khó chịu và dễ gây bệnh lý răng miệng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng kỹ thuật trám răng để lấp đầy kẽ hở này. Tuy nhiên, trám răng chỉ có thể thực hiện trong trường hợp răng bị thưa ở mức độ nhẹ.
  • Miếng trám cũ bị rơi, bong do tác động ngoại lực: Khi bạn ăn những đồ ăn cứng hoặc quá dẻo sẽ tác động lực lớn tới vết trám khiến chúng lỏng dần ra, theo thời gian sẽ rơi hẳn ra khỏi vị trí trám.
  • Chưa có chế độ vệ sinh răng miệng khoa học: Việc vệ sinh răng miệng không kỹ càng, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập qua kẽ của miếng trám và răng, khiến miếng trám cũ bị tổn thương và phải thực hiện trám lại.
  • Trám răng không đảm bảo chất lượng: Do bác sĩ thực hiện tay nghề chưa tốt, chưa có kinh nghiệm khiến độ bền của vết trám không cao. Ngoài ra, yếu tố khử trùng cũng vô cùng quan trọng trong suốt quá trình thực hiện trám răng.

Trám răng có rất nhiều ưu điểm như: Bảo tồn răng thật, chi phí thấp, không gây đau đớn cho người bệnh, thời gian thực hiện nhanh chóng… Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc trám răng cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định mà bạn không thể xem nhẹ.

ĐỌC THÊM:  Quá Trình Thực Hiện Trám Răng Có Đau Không?

Tác hại của việc trám răng có nghiêm trọng không?

Nhiều người cho rằng trám răng là một kỹ thuật đơn giản mà nha sĩ nào cũng có thể thực hiện và cho dù trám nhiều lần cũng không sao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nha khoa, tác hại của trám răng nhiều lần không hề nhỏ. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn mà còn khiến cấu trúc răng yếu đi. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nên nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai của bạn. Một vài tác hại của việc trám răng thường gặp nhất có thể kể tới như:

Tác hại của việc trám răng có nghiêm trọng không?
Tác hại của việc trám răng có nghiêm trọng không?
  • Gây viêm tủy: Để tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ những mủn răng bị ăn mòn bởi sâu răng. Nếu việc này tiến hành nhiều lần hoặc nếu không được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tủy, làm tăng nguy cơ bị viêm tủy, thậm chí hoại tử tủy. Khi tủy răng bị tổn thương, bạn sẽ thường gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt răng kéo dài.
  • Gây đau, ê buốt răng: Trám Amalgam hay bạc là loại trám răng sử dụng kim loại. Do chúng có đặc tính truyền nhiệt lớn nên khi ăn đồ ăn nóng, lạnh răng của bạn sẽ bị ê buốt nhiều hơn.
  • Ảnh hưởng tới những chiếc răng bên cạnh: Trong trường hợp trám răng sâu, bạn không thể tự ngăn chặn được sự phá hủy men răng và tủy răng qua nhiều lần trám. Điều này sẽ ảnh hưởng tới các răng khác, khiến chúng có nguy cơ bị sâu, tủy bị ảnh hưởng. Do đó, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng để hạn chế sự lây lan sang những chiếc răng khác.
  • Có cảm giác cộm, vướng: Vết trám có thể bị cộm, vướng, sai khớp cắn… khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
  • Nguy cơ ngộ độc khi trám Amalgam: Amalgam là một dạng chất hàn trám có thành phần từ thủy ngân, bạc, đồng và thiếc. Do vậy, nếu lượng thủy ngân giải phóng ra nhiều có thể gây độc cho cơ thể. Một số biểu hiện nhiễm độc thủy ngân là: cơ thể run rẩy, đau đầu, khó ngủ, gặp vấn đề về thần kinh, hô hấp, thận…

XEM CHI TIẾT: Trám Răng Composite Có Tốt Không?

Mặc dù trám răng là một kỹ thuật phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do vậy, cách tốt nhất để phòng tránh tác hại của nó là giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, không nên ăn đồ quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh…Trong trường hợp cần thiết phải trám răng, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để trám răng để đảm bảo độ bền của vết trám, nhằm hạn chế tối đa số lần phải thực hiện lại kỹ thuật này.

ĐỪNG BỎ QUA: Vì Sao Trám Răng Xong Bị Nhức? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Nên trám răng hay bọc răng sứ?

Trám răng và bọc răng sứ là hai phương pháp được sử đụng để phục hình và mang lại nụ cười hoàn thiện nhất, ngăn ngừa các nguy cơ sâu răng, hỏng răng chuyển biến nặng. Tuy nhiên, 2 phương pháp này có một số điểm khác biệt, phù hợp với các đối tượng khác nhau mà bạn cần lưu ý. 

  • Trám răng: Phù hợp với đối tượng sâu răng ở giai đoạn nhẹ. răng bị mất thẩm mỹ ở mức độ nhẹ. 
  • Bọc răng: Phù hợp với đối tượng răng sâu gần mất răng, răng bị nhiễm khuẩn, răng bị ố vàng, xỉn màu, hô, móm khấp khểnh ở mức độ nhẹ. 

Bạn đọc nên thăm khám tại các cơ sở uy tín để xác định tình trạng của mình và lựa chọn phương pháp phù hợp. Để tìm hiểu thêm về vấn đề mà bạn đang gặp và được thăm khám hoàn toàn miễn phí, bạn đọc vui lòng liên hệ với ViDental Clinic để được các chuyên gia nha khoa hỗ trợ giải quyết nhanh chóng nhất. 

VDT-Bocrangsu-CTA-220812-02-3.gif

Những tác hại của việc trám răng nhiều lần không ít nhưng lại không có nhiều người biết tới vấn đề này. Do đó, khi thực hiện trám răng, bạn cần hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn cơ sở nha khoa, lắng nghe tư vấn của bác sĩ và thực hiện chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ càng để hạn chế tối đa tình trạng này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trám Răng Cửa Bị Sâu Có Đau Không? Lưu Ý Gì Khi Thực Hiện?
Trám Răng Cửa Bị Sâu Nặng Nên Không? Quy Trình Và Chi Phí
Mòn Cổ Chân Răng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Điều Trị
Răng Số 6 Bị Sâu Nặng Do Đâu? Tác Hại Và Cách Xử Lý 
Răng Bị Mòn Mặt Nhai Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Trám Răng Composite: Ưu, Nhược Điểm Ra Sao? Giá Bao Nhiêu?
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309