Răng Bị Mòn Mặt Nhai Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Mòn răng mặt nhai là tình trạng mô cứng của răng bị hao mòn, tạo nên những vết lõm nông sâu, có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Với trường hợp nhẹ, tình trạng mòn thường chỉ xảy ra ở lớp men răng. Đến mức độ nghiêm trọng hơn, phần ngà răng cũng bị phá hủy theo và gây ra những cơn ê buốt, đau nhức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc về các nguyên nhân và cách khắc phục đối với tình trạng răng bị mòn mặt nhai.
Nguyên nhân gây mòn mặt nhai
Sau đây là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mòn mặt nhai:
- Chế độ ăn uống: Nếu thường xuyên ăn các thực phẩm có chứa nhiều axit, các loại trái cây chua, nước có gas sẽ khiến hàm răng dần mòn đi.
- Chế độ chăm sóc răng không phù hợp: Việc chải răng quá mạnh sẽ không thể làm răng sạch hơn mà thậm chí còn khiến men răng bị tổn thương.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày: Đây là căn bệnh thường gặp, lượng axit trong dạ dày có thể sẽ trào ngược lên khiến răng tiếp xúc với axit nhiều hơn. Tinh thể hydroxyapatite của răng sẽ bị hư hỏng nếu tình trạng này không sớm được khắc phục.
- Tình trạng bệnh khô miệng: Trong trường hợp này, nước bọt sẽ thường tiết một lượng ít, khiến thức ăn và những axit dư lưu lại trên răng không được lấy đi. Lâu ngày sẽ gây nên mòn men răng.
- Một số thói quen xấu: Các thói quen như cắn nắp chai, móng tay, nhai đá viên, nghiến răng khi ngủ,… nếu tiếp diễn lâu ngày sẽ khiến mặt nhai ngày càng bị mài mòn. Thậm chí sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị gãy, nứt răng.
XEM THÊM: Răng Sứ Có Bị Mòn Không? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Dấu hiệu nhận biết răng bị mòn
Bạn có thể dễ dàng nhận biết răng bị mòn thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống chua ngọt hoặc nhiệt độ nóng lạnh.
- Răng bắt đầu chuyển sang màu ngà hơi vàng, điều này xảy ra do lớp men răng bị mòn đi, làm lộ ra màu của ngà răng bên dưới.
- Bề mặt răng có thể xuất hiện các vết sứt, mẻ hoặc bị lỗ chỗ. Những dấu hiệu này cho thấy răng đã bị tổn thương và mất đi lớp men bảo vệ.
Răng bị mòn mặt nhai ảnh hưởng như thế nào?
Khi răng bị mòn mặt nhai sẽ gây ra những những ảnh hưởng như sau:
- Mất thẩm mỹ: Men răng bị mòn sẽ khiến răng chuyển thành màu vàng, nâu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt.
- Ê buốt răng: Khi ăn uống, đặc biệt là những thực phẩm có vị chua, đồ ăn quá nóng, lạnh sẽ dẫn tới tình trạng ê buốt, khó chịu, nhạy cảm hơn trước.
- Tổn thương khớp hàm: Mòn mặt nhai răng hàm sẽ không thể tự tái tạo, làm giảm khả năng ăn nhai, cắn xé thức ăn. Nếu không khắc phục sớm sẽ gây ra tình trạng co thắt cơ và tổn thương khớp.
- Sâu răng: Ngà răng có thể bị lộ ra ngoài, dẫn tới sâu răng, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm có nhiều đường, axit cao.
- Viêm tủy, mất răng: Răng bị mòn mặt nhai nặng có thể gây tổn thương đến tủy răng và dẫn đến viêm tủy, chết tủy răng.
Cách khắc phục tình trạng răng mòn mặt nhai
Răng bị mòn mặt nhai phải làm sao? Tùy vào mức độ răng bị mòn mặt nhai nặng hay nhẹ sẽ có những cách khắc phục phù hợp. Dưới đây là các phương pháp khắc phục hiệu quả.
Trám răng
Sử dụng vật liệu composite để bọc lại phần răng bị tổn thương là một phương pháp phổ biến trong nha khoa. Miếng trám composite sẽ chắc chắn hơn khi được kích thích bởi tia laser, mang lại tính thẩm mỹ cao và giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như độ bền không quá cao, có thể bị hở kẽ theo thời gian. Khi miếng trám bị hở kẽ, sẽ dễ bị ngấm thức ăn và nước bọt, dẫn đến nguy cơ sâu răng và viêm nhiễm cao hơn.
Mặc dù có những hạn chế, composite vẫn là lựa chọn tốt cho những trường hợp cần phục hồi răng tạm thời hoặc khi yêu cầu thẩm mỹ cao. Để tăng tuổi thọ của miếng trám, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt và thăm khám nha sĩ định kỳ.
Bọc răng sứ
Đây là phương pháp hiệu quả, được rất nhiều khách hàng lựa chọn giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng mòn răng hàm, mang lại nhiều lợi ích như:
- Mão sứ giúp bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác, ngăn ngừa sâu răng và viêm nhiễm.
- Răng sứ có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, giúp cải thiện chức năng ăn nhai, mang lại cảm giác tự nhiên khi sử dụng.
- Mão sứ được chế tác theo hình dáng và màu sắc của răng thật, giúp hàm răng trở nên đều đặn, cải thiện thẩm mỹ cho nụ cười.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Những Trường Hợp Nên Bọc Răng Sứ Cần Lưu Ý
Cách phòng ngừa mòn răng
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng tránh tình trạng mòn răng, bạn nên chú ý đến các biện pháp sau đây:
- Tránh ăn quá nhiều kẹo, nước ngọt có gas và các loại nước giải khát đóng chai vì chúng chứa nhiều đường và axit có thể gây mòn men răng.
- Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa Fluor, giúp củng cố men răng, làm răng chắc khỏe hơn và chống lại sự mòn răng.
- Uống hơn 2 lít nước mỗi ngày, giúp giữ cho miệng luôn ẩm và rửa trôi các mảnh vụn thức ăn cũng như vi khuẩn.
- Nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích sản sinh nước bọt, trung hòa axit và bảo vệ men răng.
- Đánh răng quá nhiều có thể làm mòn men răng, chỉ nên chải 2 lần mỗi ngày, sáng và tối, để đảm bảo răng miệng sạch sẽ mà không gây tổn thương cho men răng.
- Định kỳ thăm nha sĩ 2 lần/năm để kiểm tra và làm sạch răng miệng, phát hiện sớm các vấn đề và điều trị kịp thời.
- Thực hiện cạo vôi răng 6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa bệnh nha chu.
Răng bị mòn mặt nhai là tình trạng mà không ai muốn gặp phải. Để ngăn ngừa, bạn đọc có thể tham khảo ngay các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Đặc biệt phải thường xuyên đến nha khoa để được thăm khám và chú ý hơn trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!