Răng Sứ Bị Nứt: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Nếu răng sứ bị nứt, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để kiểm tra và xử lý [1]. Không tự ý chạm vào răng bị nứt để tránh tổn thương thêm [2]. Tùy mức độ hư hỏng, bác sĩ có thể trám lại hoặc thay mão sứ mới [3].
Nguyên nhân khiến răng sứ bị nứt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng sứ bị nứt sau một thời gian sử dụng, cụ thể:
- Bọc răng sứ kém chất lượng: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng giả bị hỏng. Mão sứ kém chất lượng không cứng chắc, không chịu được lực tác động khi ăn uống, vệ sinh, đặc biệt không có sự liên kết với răng thật nên tuổi thọ rất ngắn.
- Kỹ thuật lắp sai cách: Làm răng sứ với bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm, lắp mão răng không chính xác khiến lớp sứ không sát khít với cùi răng thật cũng dẫn đến nứt vỡ, bung tuột.
- Lực nhai quá mạnh: Răng sứ có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, tuy nhiên không thể bền bỉ như răng thật. Vì thế nếu khách hàng thường xuyên ăn thực phẩm dai, cứng, dẻo như xương sườn, hạt cứng, đá lạnh, kẹo cứng, mực khô, kẹo dẻo,…
- Chấn thương hoặc va đập: Trong quá trình vận động, chơi thể thao, tập thể dục, tham gia giao thông hoặc sinh hoạt hàng ngày, nếu chị chấn thương, va đập mạnh ở vùng miệng rất dễ làm mão răng bị vỡ, sứt mẻ, thậm chí lung lay răng thật.
- Thói quen xấu: Khách hàng có thể bị nứt răng sứ do những thói quen xấu như dùng răng cắn bút, mở nắp chai, cắt chỉ, nghiến răng thường xuyên,….
- Chăm sóc răng không đúng cách: Một số trường hợp chải răng quá mạnh, dùng máy tăm nước không phù hợp cũng tác động tiêu cực đến mão răng sứ khiến chúng bị nứt.
TÌM HIỂU: Răng Sứ Bị Lung Lay Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Tốt Nhất
Răng sứ bị nứt có sao không?
Răng sứ bị sứt mẻ, nứt vỡ nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy như:
- Vết nứt trên răng khiến khách hàng bị đau nhức, khó chịu, ê buốt, đặc biệt là khi ăn uống, vệ sinh, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Khe hở trên răng sứ khiến thức ăn dễ bám dính, từ đó vi khuẩn hình thành và tấn công, gây ra nhiều vấn đề răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu,…
- Nứt răng sứ đồng nghĩa rằng lớp bảo vệ cùi răng bên trong không còn, đồng thời tăng áp lực lên răng thật khiến răng bị lung lay, gãy vỡ, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
- Một số trường hợp bị nứt răng nặng, toàn bộ mão sứ có thể bung ra làm lộ phần răng thật, ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
XEM NGAY: Hậu Quả Bọc Răng Sứ Giá Rẻ Không Nên Xem Thường
Răng sứ bị nứt phải làm sao?
Như đã nói, răng sứ bị nứt gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Vì thế khi phát hiện mão răng hỏng, sứt mẻ bạn cần nhanh chóng quay lại nha khoa để được thăm khám, tư vấn.
Lúc này chú ý không chạm tay hoặc vật cứng vào vị trí răng nứt, tránh gây tổn thương hay chảy máu và giúp răng không bị hư tổn thêm trước khi gặp bác sĩ.
Đa số khách hàng có răng sứ bị hư hỏng sẽ được bọc răng sứ lần 2. Quy trình thực hiện tương tự các bước làm răng sứ thông thường, tuy nhiên bác sĩ chỉ cần mài một ít răng thật hoặc không vì răng đã được mài trước đó.
Nếu răng hư tổn do dùng mão sứ kém chất lượng hoặc bác sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật và nằm trong chính sách bảo hành, bạn sẽ được sửa chữa răng miễn phí. Ngược lại những trường hợp bị nứt răng do chế độ ăn uống, vệ sinh, chăm sóc không đúng cách sẽ phải chi trả 100% chi phí làm lại răng.
Răng sứ bị nứt có trám được không?
Thực tế răng sứ bị hư hỏng có trám được không sẽ phụ thuộc vào mức độ hư tổn của mão sứ. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý hiệu quả:
- Nếu răng bị nứt nhẹ, vết nứt nhỏ, không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc khả năng ăn nhai, có thể hàn trám. Bác sĩ thường sử dụng Composite để phục hình răng, chiếu đèn nhằm cố định miếng trám. Phần trám răng có màu sắc tương tự mão sứ nên hoàn toàn không bị lộ.
- Trong trường hợp răng nứt quá nhiều, không thể hàn trám, khách hàng chỉ có thể tháo toàn bộ răng cũ và thay mão sứ mới.
Biện pháp ngăn ngừa nứt răng sứ
Răng sứ bị nứt là điều không ai mong muốn, vì thế để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần chú ý:
- Lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, đảm bảo sử dụng mão sứ chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và bác sĩ thực hiện tay nghề cao để răng giả sử dụng được lâu dài.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng theo chiều dọc, tác động lực vừa phải, có thể kết hợp chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng để làm sạch răng tốt hơn.
- Tránh những thói quen xấu như cắn vật cứng, cắn móng tay, nghiến răng khi ngủ.
- Ưu tiên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai, tránh đồ ăn quá dai, cứng, cần lực nhai nhiều.
- Nên đeo khí cụ bảo vệ miệng khi vận động mạnh, chơi thể thao giúp bảo vệ răng sứ tốt hơn.
- Thường xuyên thăm khám nha khoa để kiểm tra, bảo dưỡng răng sứ và loại bỏ các yếu tố gây bệnh răng miệng.
Răng sứ bị nứt gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai cùng nhiều hệ lụy khác. Do đó bạn nên chú ý trong việc chăm sóc răng hàng ngày. Đặc biệt phải lựa chọn loại mão sứ chất lượng từ nha khoa uy tín để tăng tuổi thọ răng giả và sử dụng được lâu dài.
ĐỌC THÊM:
- Cách Chăm Sóc Răng Sứ Chuẩn Mang Lại Hiệu Quả Lâu Dài
- Nên Bọc Răng Sứ Loại Nào Tốt, An Toàn?
- Bọc Răng Sứ Giá Rẻ Có Nên Hay Không?
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay chi phí bọc sứ nguyên hàm phụ thuộc vào loại răng sứ lựa chọn, giá thấp nhất khoảng 27.000.000 - 36.000.000 VNĐ/hàm [1]. Tuy nhiên, giá có thể lên đến 120.000.000 VNĐ nếu chọn các loại răng sứ toàn sứ.
Ngoài ra, mức giá cũng sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như chính sách giảm giá của từng nha khoa [2].
Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều người đặt ra là liệu bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không? Bàn chải điện ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch hiệu quả, nhưng đối với răng sứ, việc sử dụng loại bàn chải này có an toàn và phù hợp?
- Sử dụng bàn chải điện sau khi bọc răng sứ là phương pháp an toàn và hiệu quả hơn.
- Bàn chải điện giúp làm sạch răng tốt hơn, dễ sử dụng, và giảm áp lực lên răng.
- Khi chọn bàn chải, nên chọn thương hiệu uy tín, lông mềm, kích thước phù hợp và có cảm biến áp lực.
- Để sử dụng, hãy chia miệng thành các khu vực, giữ góc 45 độ và chăm sóc cả lưỡi cùng vòm miệng.
Bọc răng sứ là giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng răng móm nhẹ, do răng mọc không đều.
Tuy nhiên, đối với trường hợp móm nặng do xương hàm, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng và đạt hiệu quả như mong đợi. Niềng răng và phẫu thuật xương hàm là các phương pháp khác có thể giúp điều trị móm một cách hiệu quả hơn.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!