Sún Răng: Nguyên Nhân Chính Gây Bệnh Và Hướng Dẫn Cách Điều Trị
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Sún răng là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, sự thiếu quan tâm và chủ quan của cha mẹ có thể dẫn tới nhiều hiệu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân chính khiến bé sún răng và cách điều trị sẽ được tổng hợp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Sún răng ở trẻ là bệnh gì?
Sún răng là bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ em có thể khiến cấu trúc răng bị phá hủy nặng nề hay còn được biết tới là sự suy giảm thể tích ở phần thân răng.
Răng sún ở trẻ có khả năng lây lan nhanh chóng, lây lan sang các răng lành bên cạnh chỉ trong thời gian ngắn. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ em độ tuổi từ 1 – 3.
Trong thời gian đầu, phần đốm đen ở kẽ răng sẽ dần lan rộng sang các răng bên cạnh làm men răng yếu dần và chuyển sang màu đen sẫm. Sún răng ở trẻ em không gây đau đớn nhưng có thể khiến răng bị ăn mòn và vỡ vụn, lâu dần dẫn tới tụt lợi. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mất răng.
Thực tế, sún răng chủ yếu phát triển mạnh mẽ ở trẻ nhỏ do cấu tạo răng sữa. Bên cạnh thành phần cơ bản bao gồm vỏ cứng bên ngoài, tiếp đến là men răng, ngà răng và buồng tủy gần giống với răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, phần men răng và ngà răng sữa tương đối mỏng nên rất dễ bị vi khuẩn trong khoang miệng tấn công.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sún răng sữa
Thời gian đầu, cha mẹ hoàn toàn có thể nhận thấy các dấu hiệu của sún răng thông qua các chấm đen nhỏ. Theo thời gian, vị trí sún sẽ lan rộng ra và có màu nâu hoặc đen. Khi men răng bị tổn thương nặng thì răng sẽ bị mủn, vỡ vụn và bào mòn.
Khác với sâu răng, răng sún hoàn toàn không gây cho trẻ cảm giác đau nhức, khó chịu. Chính vì vậy, đa số trường hợp đều phát hiện khá muộn. Thông thường, bệnh sẽ khởi phát ở vùng răng cửa sau đó lan rộng sang hai bên.
Bị răng sún có nguy hiểm không?
Trái với suy nghĩ của nhiều người, nếu tình trạng sún răng kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Không ít trường hợp đau răng, rụng răng và thậm chí là nhiễm trùng răng.
Gây khó khăn trong quá trình ăn uống
Răng sún lâu sẽ làm chân răng nằm sát lợi, giảm khả năng nghiền nát thức ăn. Trường hợp tủy răng bị ảnh hưởng, ngà răng lộ ra ngoài, sẽ sinh ra đau nhức khi nhai.
Ảnh hưởng tới phát âm
Răng bị sún ở vị trí răng cửa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ, tăng nguy cơ cao nói ngọng. Đối với trẻ trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, đang bước vào giai đoạn hình thành ngôn ngữ, sún răng ở độ tuổi này cần được phát hiện và điều trị sớm.
Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn
Sai lầm của không ít cha mẹ chính là nghĩ rằng khi răng vĩnh viễn mọc lên có thể đẩy phần chân răng đã bị sún mòn, chính vì vậy không cần điều trị răng sún. Trường hợp răng sữa bị sún quá sớm, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng di chuyển dần về vị trí bị trống. Trên thực tế, những răng bị tổn thương do sún sẽ làm xáo trộn tiến trình mọc các răng vĩnh viễn, thu hẹp không gian phát triển, tăng tỷ lệ mọc lệch lạc chen lấn sau này, dẫn tới sai lệch thời gian mọc răng ở trẻ.
Khu vực răng sữa bị sún tập trung rất nhiều vi khuẩn có hại, tác động xấu đến nướu gây ra tình trạng trẻ bị sún răng viêm lợi.
Nguyên nhân trẻ bị sún răng
Bé bị sún răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ động nắm bắt và ngăn ngừa kịp thời chính là yếu tố quan trọng giúp trẻ sở hữu hàm răng khỏe đẹp trong tương lai.
- Do thói quen ăn uống: Đa số các trường hợp sún răng đều do trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt. Lượng đường nguyên nhân gây ra sún răng ở trẻ em. Khi đường bám dính lâu trên bề mặt răng sẽ sinh ra axit bào mòn men răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công làm hỏng cấu trúc bên trong, lan dần tới ngà răng và tủy răng. Ngoài ra, thiếu canxi cũng được xem là yếu tố là răng suy yếu, giúp tác nhân bên ngoài như vi khuẩn và nồng độ axit tấn công.
- Do lạm dụng kháng sinh quá sớm: Không ít chuyên gia răng miệng nhận định rằng việc cho trẻ dùng kháng sinh điều trị bệnh quá sớm, dùng với tần suất thường xuyên sẽ gây yếu men răng, ảnh hưởng tới sự phát triển sau này.
- Do chế độ chăm sóc răng miệng ở trẻ: Khi trẻ còn quá nhỏ, công tác chăm sóc răng miệng thường không được chú trọng. Điều này đã khiến cho thức ăn cùng các mảng bám đọng lại trên bề mặt răng, lâu ngày dẫn tới sâu và sún răng.
- Do bản chất răng của trẻ: Chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sự phát triển răng sau này của trẻ. Thai nhi phải hấp thụ nhiều kháng sinh sẽ khiến hệ răng bị yếu hơn bình thường. Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh ngay từ sớm cũng góp phần làm suy yếu men răng của con trẻ.
Cách khắc phục tình trạng trẻ bị sún răng sữa
Dưới đây là một số cách chữa răng sún cho trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua:
- Dùng nước muối: Muối có tính kháng khuẩn cao và là phương pháp chữa sún răng đơn giản nhất. Phụ huynh chỉ cần pha một thìa nhỏ, hòa tan với 200ml nước ấm và cho trẻ súc miệng trong khoảng 5 phút mỗi buổi tối.
- Trị sún răng cho trẻ bằng lá trầu không: Thành phần của lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn cao giúp làm chậm quá trình sún răng. Cha mẹ chỉ cần rửa sạch khoảng 3 – 5 lá trầu không già, giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí sún răng. Sau khoảng 3 – 5 phút, súc miệng lại với nước sạch. Hoặc bạn cũng có thể cho trẻ ngậm nước lá trầu không đun sôi hằng ngày.
- Bài thuốc chữa sún răng bằng lá lốt: Chữa sún răng bằng lá lốt có giúp đem lại hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe người dùng. Rửa sạch và đem giã một ít rễ lá lốt cùng với 1 thìa muối tinh rồi vắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm ướt dung dịch này rồi bôi lên vị trí bị sún ngày từ 2 – 3 lần. Tuy nhiên, nước cốt lá lốt vốn có vị hăng và cay nên thường khó áp dụng cho trẻ nhỏ.
- Thăm khám nha khoa: Trường hợp răng đã bị ăn mòn khá nhiều, vi khuẩn ăn sâu vào gần lợi và làm lộ tủy, phụ huynh cần cho trẻ đi thăm khám tại cơ sở nha khoa uy tín, để kịp thời bảo vệ sự phát triển của răng. Tránh lạm dụng các biện pháp tại nhà.
Cho bé khám sún răng ở đâu tốt nhất?
Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở răng sữa của trẻ, cha mẹ có thể đưa con tới điều trị tại một trong số những địa chỉ như:
- Bệnh viện răng – hàm – mặt Trung Ương: Đây là địa chỉ khám và điều trị hàng đầu của cả nước, chuyên tiếp nhận, chăm sóc và xử lý những vấn đề liên quan tới răng – hàm – mặt dành cho mọi lứa tuổi. Bệnh viện răng – hàm – mặt Trung Ương chính là địa chỉ vàng giúp cha mẹ trao gửi để chăm sóc hàm răng của bé từ nhỏ cho tới khi trưởng thành.
- Nha khoa thẩm mỹ Quốc tế Win Smile: Phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi đưa con tới điều trị tại đây. Đội ngũ nha sĩ, bác sĩ tại phòng khám đều sở hữu kiến thức chuyên môn giỏi, trên 10 năm kinh nghiệm thực tiễn, được đào tạo chuyên sâu. Bên cạnh đó, mức chi phí phải chăng cũng chính là yếu tố giúp thu hút đông đảo khách hàng.
- Phòng khám Nha khoa Việt Pháp Hà Nội: Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp đã xây dựng thành công quy trình khám và điều trị khép kín, cùng với việc không ngừng nâng cao kỹ thuật tiên tiến nhất từ Anh, Pháp, Hàn, Nhật. Việc điều trị sún răng cho trẻ và đảm bảo tính thẩm mỹ sẽ được cải thiện ở mức cao nhất.
- Bệnh viện răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh: Khi đến thăm khám sún răng tại đây, cha mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm bởi đội ngũ chuyên môn có kiến thức chuyên môn cao, từng nhiều năm công tác tại nước ngoài, chi phí công khai minh bạch và luôn hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh theo chính sách bảo hiểm của nhà nước.
Phòng ngừa sún răng hiệu quả
Răng sún chủ yếu khởi phát ở đối tượng trẻ nhỏ và có nguy cơ tác động xấu tới sự phát triển răng sau này của trẻ. Mặc dù bệnh không khó để loại bỏ dứt điểm, tuy nhiên nhằm hạn chế tốt nhất những biến chứng sau này, đòi hỏi cha mẹ nên chủ động tìm hiểu và hướng dẫn con ngay từ sớm.
- Rèn luyện thói quen đánh răng ngày 2 – 3 lần khoảng 60 phút sau khi ăn. Trong thời gian đầu, bạn nên làm mẫu và thực hành cùng con để trẻ học cách đánh chuẩn khoa học, đúng cách.
- Nên mua bàn chải chuyên dụng cho trẻ nhỏ, đây là những sản phẩm có đầu lông mềm mại, tay cầm nhỏ. Từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu chân răng hoặc viêm nướu trong quá trình vệ sinh.
- Hạn chế cho con ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm chiên rán nhiều lần, chức phẩm màu và thức ăn nhanh, đặc biệt vào buổi tối. Không nên cấm con hoàn toàn, cha mẹ nên nói cho trẻ về tác hại của những đồ ăn này tới sức khỏe.
- Cho con thăm khám nha sĩ định kỳ. Điều này sẽ giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý răng miệng, đồng thời giúp trẻ xua tan nỗi sợ khi gặp bác sĩ.
- Cần tránh cho trẻ dùng kháng sinh liều cao quá sớm, ưu tiên nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch thông qua các loại thuốc bổ và chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Việc cho trẻ dùng kháng sinh quá sớm sẽ khiến răng bị yếu dần, tăng nguy cơ bị sún, viêm nướu. Đồng thời ảnh hưởng xấu tới sự phát triển sau này.
Sún răng là một căn bệnh phổ biến có khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của răng sau này. Chính vì vậy, để bảo vệ cho răng vĩnh viễn và hạn chế những nguy cơ khởi phát các bệnh nha chu, cha mẹ cần chủ động đưa con trẻ tới thăm khám nha khoa thường xuyên, kết hợp với một chế độ sinh hoạt khoa học.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!