Hôi Miệng Từ Cổ Họng Cảnh Báo Gì? Cách Lấy Lại Hơi Thở Thơm Mát

snapedit_1723796207037-min
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Hôi miệng từ cổ họng không chỉ do các bệnh lý răng miệng mà còn cảnh bảo một số vấn đề nguy hiểm mà cơ thể đang mắc phải. Để hạn chế tối đa các biến chứng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện kịp thời và điều trị hiệu quả tình trạng này.

Hôi miệng từ cổ họng do đâu?

Mùi hôi từ cổ họng mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe nhưng sẽ khiến người mắc cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, căn thẳng tâm lý, ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Bên cạnh đó, đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe hiện tại của cơ thể.

Sự tấn công của vi khuẩn

Vi khuẩn có thể tồn tại bên trong thức ăn thừa đọng lại kẽ răng hoặc thông qua các dụng cụ ăn uống. Chúng sẽ gây ra một số tình trạng như viêm nha chu, sâu răng hoặc viêm nướu. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hôi miệng từ cổ họng ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ nhỏ.

Viêm xoang gây hôi miệng từ cuống họng

Nếu cảm thấy hơi thở có mùi, nhưng không có dấu hiệu tổn thương răng miệng hoặc nướu, ngược lại xuất hiện một số vấn đề khác như đau đầu, ngạt mũi, rất có thể là do viêm xoang hoặc viêm amidan.

Viêm xoang gây hôi miệng từ cuống họng
Viêm xoang gây hôi miệng từ cuống họng

Khi bị viêm xoang và viêm hô hấp nói chung sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và các ổ mủ. Dịch mủ tích tụ lâu ngày trong hốc xoang sẽ tràn xuống đường hô hấp, gây ra tình trạng hôi miệng.

Hôi miệng từ cổ họng do thức ăn

Khi cơ thể nạp vào cơ thể chứa các chất gây khô miệng như alcohol (rượu vang hay một số nước súc miệng), đồ ăn có mùi hành tỏi hoặc sử dụng thuốc lá, thực phẩm chứa lượng protein hay đường cao. Các hợp chất này sẽ giải phóng các amino axit chứa rất nhiều sulphur, đi xuyên qua lớp lót đường ruột và vào trong máu. Sau đó giải phóng khí vào trong phổi, từ đó thở ra mùi hôi.

Hôi miệng từ cuống họng do bệnh lý răng miệng

Một số bệnh viêm lợi, sâu răng hoặc tưa lưỡi, viêm nha chu được xem là nguyên nhân chính khiến người bệnh có mùi hơi thở.

  • Bệnh nha chu, nướu (lợi), nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, hoặc áp xe răng
  • Giảm tiết nước bọt tuổi tác, hóa trị hoặc tác dụng phụ của thuốc.
  • Nhiễm nấm candida gây nên tưa miệng, lưỡi bản đồ
  • Viêm hoặc hoại tử xương, viêm ổ răng…

Khô miệng gây hôi miệng từ cuống họng

Do quá trình sinh hoạt thiếu khoa học lượng nước bọt tiết ra không đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ và sinh sôi làm hơi thở.

Mùi hôi từ cổ họng do bệnh thận

Chức năng chính của thận chính là thanh lọc và đào thải độc tố. Chính vì vậy, khi cơ quan này bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng tích tụ nitơ lâu ngày tạo thành mùi hôi miệng. Đặc biệt hơn, mùi hôi này gần giống như mùi tanh của cá. Đồng thời xuất hiện triệu chứng nước tiểu sẫm màu, khó rắt, hay tiểu đêm.

Mùi hôi từ cổ họng do bệnh thận
Mùi hôi từ cổ họng do bệnh thận

Hôi miệng từ cổ họng do viêm amidan

Viêm amidan thường khởi phát khi hệ miễn dịch bị suy yếu, xuất hiện các nốt mủ, kèm theo dấu hiệu như khối amidan bị sưng đỏ, đau rát họng, khó nuốt, khô miệng, ho lâu ngày không khỏi, một số trường hợp có đờm hôi miệng

Hơi thở có mùi do bệnh dạ dày

Viêm loét dạ dày, đau dạ dày hoặc trào ngược là nguyên nhân cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, gây tổn hại tới dạ dày, gia tăng men tạo mùi hôi phát qua hơi thở. Nếu xuất hiện thấy một số dấu hiệu như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, đau bụng thì bạn nên đi chủ động đi thăm khám y tế.

Tổng hợp cách chữa hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng từ cổ họng có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, để khắc phục tận gốc tình trạng này, bạn nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định rõ bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải, qua đó tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Các sản phẩm Tây y

Thông qua một số sản phẩm hỗ trợ từ Tây y, bạn có thể nhanh chóng lấy lại hơi thở thơm mát chỉ sau một lần sử dụng.

  • Nước súc miệng: Sau khi vệ sinh sạch sẽ răng miệng, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ là dung dịch nước súc miệng. Nhờ các thành phần thảo dược có khả năng kháng khuẩn và khử mùi cao như bạc hà, mật ong, menthol sẽ giúp bạn kiểm soát một cách nhanh và tốt nhất hơi thở.
  • Các dung dịch xịt hoặc kẹo thơm miệng: Bên cạnh các loại nước súc miệng, bạn có thể tham khảo các dạng khác như xịt thơm miệng hoặc kẹo ngậm. Không chỉ giữ được hiệu quả trong việc cải thiện hơi thở, những sản phẩm này còn tiện lợi khi mang đi, không gây kích ứng cho nướu và có thể nuốt. Một số viên ngậm giúp cải thiện dấu hiệu viêm họng hoặc viêm amidan.
  • Bổ sung men tiêu hóa: Đối với các trường hợp bị hôi miệng từ cuống họng do bệnh lý dạ dày có thể tham khảo phương pháp bổ sung lợi khuẩn – Probiotic. Việc đưa các loại vi khuẩn hoặc nấm men có lợi vào cơ thể sẽ tác động tích cực tới hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch, giúp ngăn chặn giúp ngăn chặn sự phát triển và giảm lượng chất độc trên biểu mô ruột. Từ đó giảm hôi miệng trong thời gian dài.

Cách loại bỏ hôi miệng bằng thảo dược tự nhiên

Tận dụng các nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn loại bỏ các mùi hôi khó chịu ở vùng họng một cách an toàn.

  • Gừng tươi: Đem gừng cạo sạch vỏ, rửa qua với nước sau đó thái sợi và hãm với nước nóng trong khoảng 10 phút. Từ từ uống nước gừng ấm và ăn cả miệng gừng sẽ có tác dụng giảm đau họng, khử mùi hôi.
  • Dùng vỏ chanh tươi: Chuẩn bị vỏ chanh tươi kết hợp với vỏ cam để rửa sạch và nhai nuốt. Thực hiện ngày 2 – 3 lần. Nên hấp qua vỏ chanh hoặc thái miệng nhỏ để dễ nuốt.

Các bài thuốc hay từ Đông y

Sử dụng phương pháp từ y học cổ truyền sẽ giúp bạn đảm bảo tính an toàn, hiệu quả lâu dài và toàn diện nhất.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng các thảo dược bao gồm quế chi, đinh hương, kim bồn thảo, cam thảo, khung cùng rửa sạch bùn đất sau đó đem phơi khoảng 3 – 4 nắng. Đem các nguyên liệu cán thành bột mịn và trộn cùng mật ong, vo thành viên hoàn dùng ngày 2 – 3 viên.
  • Bài thuốc số 2: Lấy quất bì, độc diệp thảo, cam thảo, mật ong tạo tạo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2 – 3 viên hoặc nếu dùng dạng bột, bạn có thể uống ngày khoảng 5g.

Hướng dẫn cách phòng ngừa hôi miệng từ cổ họng

Bên cạnh việc xác định kịp thời nguồn gốc gây ra tình trạng này, bạn nên thực hiện thay đổi thói quen sống sao cho khoa học nhất.

  • Đánh răng kỹ sau khi ăn với các loại kem đánh răng có khả năng loại bỏ mùi hôi khó chịu, vệ sinh nhẹ nhàng toàn bộ bề mặt răng và các kẽ.
  • Dùng nước súc miệng phù hợp với nướu và cơ địa, tránh chọn sản phẩm quá cay.
  • Uống nước từ 2 – 2,5l mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng gây hơi thở có mùi.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm mùi nồng như tỏi, hành hoặc lạm dụng những sản phẩm như thuốc lá, rượu bia, có hại cho dạ dày hoặc thận.
  • Kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể và trong thực đơn hằng ngày. Tiểu đường chính là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng, thậm chí sâu răng và chảy máu chân răng.
Đánh răng kỹ sau khi ăn với các loại kem đánh răng có khả năng loại bỏ mùi hôi
Đánh răng kỹ sau khi ăn với các loại kem đánh răng có khả năng loại bỏ mùi hôi

Hôi miệng từ cổ họng có thể cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm mà cơ thể đang gặp phải. Chính vì vậy, độc giả nên chủ động bảo vệ răng miệng, khám chữa sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các mối lo tiềm ẩn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Răng Sứ Bị Mẻ: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Xử Lý
Nấm lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Mòn Men Răng Là Gì, Nguyên Nhân & Cách Xử Lý Như Thế Nào?
Dấu Hiệu Nhận Biết Răng Bị Nứt Bên Trong Và Cách Điều Trị
Top 7 Thuốc Chữa Viêm Lợi Cho Phụ Nữ Cho Con Bú Tốt Nhất Hiện Nay
Răng Có Dấu Hiệu Bị Nứt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Nứt Chân Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Xịt miệng là là phương pháp đắc lực giúp bạn có hơi thở tự tin khi giao tiếp.
Tưa miệng khi mang thai thì phải làm như thế nào?
sún răng
nam-luoi-1 (3)
Tại Sao Răng Hàm Bị Nứt Dọc? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
© 2021 - Bản quyền của ViDental Clinic - Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309