Tưa Miệng Khi Mang Thai Phải Làm Như Thế Nào? Hướng Dẫn An Toàn
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Tưa miệng khi mang thai là vấn đề nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ của mình. Tuy nhiên nguyên nhân cũng như cách đối phó với tình trạng này không phải mẹ bầu nào cũng biết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho vấn đề tưa miệng khi mang thai thì phải làm thế nào.
Bị tưa miệng khi mang thai là gì?
Tưa miệng khi mang thai là một tình trạng phổ biến của thai kỳ, do sự sinh sôi và phát triển bất thường của nấm Candida albicans. Loại nấm này thông thường chỉ tồn tại trên cơ thể người với số lượng ít ỏi. Tuy nhiên trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của người mẹ cũng sẽ bị kém đi, đây là điều kiện lý tưởng để nấm Candida bùng lên và phát triển nhanh chóng, gây nên chứng tưa miệng.
Thông thường, các mẹ bầu hay gặp bệnh tưa miệng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nên đây cũng có thể xem là một dấu hiệu nhận biết bạn đang mang thai.
Các triệu chứng của tưa miệng khi mang thai rất dễ nhận biết:
- Xuất hiện những mảng bám màu trắng trên lưỡi, đôi khi là trong má hay thậm chí là cả vòm miệng, khi vô tình chạm sẽ có cảm giác đau rát và chảy máu.
- Vị giác bị ảnh hưởng, ăn bớt ngon miệng, khả năng nhận biết mùi vị kém đi
- Thường xuyên cảm thấy khô miệng và khát nước
- Đau nhức, khó khăn khi ăn nhai
Tưa miệng khi mang thai không những khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống trong thai kỳ của mẹ.
Nguyên nhân gây tưa miệng khi mang thai
Bệnh tưa miệng xảy ra do nguyên nhân chính là sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần phải bổ sung nhiều nước hơn để giữ cho cả mẹ và bé được khỏe mạnh. Chính vì vậy mẹ bầu hay bị tưa miệng do sự thiếu nước. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến của bệnh tưa miệng:
Bị tưa miệng khi mang thai do mất nước
Sự thật là ngay cả khi mẹ bầu bổ sung đủ 2 lít nước một ngày, mẹ vẫn cảm thấy mất nước vì nôn ói hay ra nhiều mồ hôi hay tiêu chảy,… Bởi vì khi mang thai người mẹ cần lượng nước nhiều hơn bình thường để vừa đủ nước cho bản thân, vừa cung cấp nước cho thai nhi.
Việc mất nước trong thai kỳ không chỉ khiến mẹ gặp tình trạng tưa miệng mà còn khiến em bé sinh ra có khả năng bị dị tật, hoặc bé có thể bị sinh non.
Chính vì vậy, trong thời gian mang thai mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể bằng cách uống nước đầy đủ mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm trái cây hay uống trà an toàn cho bà bầu để bổ sung nước cho cơ thể.
Do nấm Candida albicans
Đây là loại nấm miệng luôn tồn tại trong cơ thể và chủ yếu sinh sống tại đường ruột. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ rất hay gặp phải tình trạng nôn ói, điều đó giúp cho loại khuẩn nấm này có cơ hội lan ra khoang miệng. Cộng thêm trong thời gian này, hệ miễn dịch của người mẹ cũng kém đi, đây là cơ hội tốt để khuẩn nấm sinh sôi phát triển trong khoang miệng gây tưa miệng.
Đây là tình trạng khó tránh được nên mẹ bầu có thể cải thiện bằng cách sau khi nôn ói xong hay súc miệng lại bằng nước sạch.
Do vệ sinh răng không cẩn thận
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố dẫn đến việc mẹ bầu hay bị khô miệng và răng nướu cũng trở nên nhạy cảm, dễ nhiễm bệnh hơn.
Nếu trong thời gian này mẹ bầu vệ sinh răng miệng không đúng cách và gây ra những vết loét nhỏ trên lưỡi, đây sẽ là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn, tạo ra một màng trắng trên lưỡi khiến mẹ cảm giác khó chịu.
Chính vì vậy trong thai kỳ mẹ bầu cần vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ và đúng cách để duy trì và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Xem thêm: Cách chữa nấm lưỡi bản đồ cực hiệu quả nhưng ít người biết
Tưa miệng khi mang thai cảnh báo bệnh gì?
Tưa miệng là vấn đề rất phổ biến với nhiều mẹ bầu do sự thay đổi nội tiết tố. Chính vì vậy nhiều người thường bỏ qua tình trạng này, tuy nhiên tưa miệng khi mang thai có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng dưới đây:
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là loại bệnh lý thường xuất hiện trong giai đoạn mang thai và sẽ giảm sau khi sinh. Một số bác sĩ cho rằng, tưa miệng khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh này, do trong thai kỳ mẹ bầu ít bài tiết nước bọt hơn, khiến cho miệng bị khô gây nên tình trạng tưa miệng.
Ngoài ra, khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như: khô môi, khát nước, đau rát miệng,…
Bệnh tưa miệng khi mang thai do thiếu máu
Nếu tình trạng tưa miệng đi kèm theo một số triệu chứng khác như: khô nứt môi, khô họng, rát lưỡi… Bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay vì có thể bạn đang bị tình trạng thiếu máu thai kỳ.
Cách đối phó bị tưa miệng khi mang thai
Tưa miệng khi mang thai không phải là vấn đề quá phức tạp. Bạn cần chú ý đến các nguyên nhân dẫn đến bệnh tưa miệng, từ đó lựa chọn giải pháp khắc phục hữu hiệu.
Điều quan trọng là trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung đủ lượng nước bằng cách uống từ 2 – 3 lít nước/ngày để khắc phục tình trạng tưa miệng.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đối phó với việc bị tưa miệng:
- Tập thói quen thở bằng mũi khi ngủ. Việc thở bằng miệng có thể khiến răng miệng bị khô gây tưa miệng.
- Hạn chế dùng đồ uống có cồn như rượu bia, cà phê vì đây là những đồ uống có thể gây khô, tưa miệng.
- Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong không gian sống để đảm bảo hơi ẩm trong không khí.
- Ăn kẹo cao su hoặc kẹo cứng không đường để kích thích khoang miệng hoạt động tiết ra nhiều nước bọt hơn.
- Vệ sinh răng miệng thật cẩn thận để phòng tránh các vấn đề răng miệng, trong đó có tưa miệng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn thật nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung nước cho cơ thể.
Trên đây là những vấn đề cơ bản về tưa miệng khi mang thai. Hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm kiến thức để khắc phục tình trạng này khi không may gặp phải. Để an tâm hơn các mẹ bầu nên đến thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ khi phát hiện triệu chứng của bệnh tưa miệng.
Dành cho bạn: Nấm lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!