Khớp Cắn Sâu: Chuyên Gia Hướng Dẫn Cách Nhận Biết Và Điều Trị

Khớp cắn sâu là tình trạng răng miệng phổ biến, có thể gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Thậm chí nếu như không được điều trị sớm, hiện tượng có thể gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết, nhận biết nguyên nhân và các phương pháp điều trị hiệu quả. 

Khớp cắn sâu là gì và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Theo bác sĩ chuyên khoa, độ cắn sâu được xác định bằng tỷ lệ của hàm trên so với chiếc răng cửa ở chiều thẳng đứng. Độ cắn sâu đạt từ 2 – 3 mm được coi là bình thường, khi vượt quá mức này sẽ gây ra sự ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai.

Độ cắn sâu tăng lên sẽ tạo ra sự bất thường của khớp cắn, kết quả của sai lệch khớp cắn. Những người có hàm răng khấp khểnh, không cân xứng giữa vị trí, kích thước xương hàm thường bị khớp cắn sâu.

Khớp cắn sâu là tình trạng khiến nhiều người lo lắng cho thẩm mỹ của mình
Khớp cắn sâu là tình trạng khiến nhiều người lo lắng cho thẩm mỹ của mình

Bác sĩ nha khoa thường đo lường mức độ cắn sâu cắn cứ vào tỷ lệ che lấp giữa các răng trên và dưới. Cắn sâu quá mức được tính từ 30%, 50% tới 100%, khi tỷ lệ này càng lớn đồng nghĩa với tình trạng cắn sâu càng nghiêm trọng, việc điều trị càng khó khăn, phức tạp hơn.

Tuy vậy, bạn không nên quá lo lắng do đa phần tình trạng hô móm sẽ được điều trị thành công nhờ các kỹ thuật chỉnh nha hiện đại. Trong một vài trường hợp ở mức độ nặng, bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật để tình trạng này được khắc phục triệt để.

Dấu hiệu nhận biết

Khớp cắn sâu có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau để nhận biết tình trạng này:

  • Quan sát thấy hàm răng trên gần che khuất hàm răng dưới, nếu ở trạng thái nghỉ bạn có thể không nhìn thấy răng hàm dưới.
  • Người có khớp cắn sâu thường có góc môi cằm hơi sâu và cằm bị lẹm.
  • Khi nhìn nghiêng, trán, mũi, cằm của người có độ cắn sâu thường bị gãy khúc, mức độ ít hoặc nhiều phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng trường hợp.
  • Những người có độ cắn sâu cao sẽ có phần rìa hàm dưới không chạm vào chân răng hàm trên, thay vào đó chúng sẽ chạm vào nướu của hàm trên.
Dấu hiệu nhận biết độ cắn sâu là hàm răng trên che khuất hàm răng dưới
Dấu hiệu nhận biết độ cắn sâu là hàm răng trên che khuất hàm răng dưới

Ngoài ra, những người bị khớp cắn sâu thường có gương mặt già hơn so với tuổi, hai bên góc hàm má cảm giác bị bành ra. Điều này làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người mắc, vì thế, việc tìm ra biện pháp khắc phục cần được làm càng sớm càng tốt.

Biến chứng có thể xảy ra nếu khớp cắn sâu không được khắc phục

Người có hàm móm, độ cắn sâu cần được điều trị sớm, trẻ em  rơi vào tình trạng này không chữa sớm có thể phải phẫu thuật khi trưởng thành. Một số trường hợp còn có thể bị đau đớn hoặc gặp các vấn đề về hàm, cụ thể các biến chứng được bác sĩ nha khoa khuyến cáo như sau:

  • Làm gia tăng khả năng mắc bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là tình trạng sâu răng ở đối tượng trẻ em. Nguyên nhân được lý giải là do men răng đã bị bào mòn nhanh hơn ở những người bị khớp cắn sâu, từ đó tạo điều kiện để sâu răng hình thành.
  • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu là biến chứng nhiều người gặp phải khi răng có độ cắn sâu không được khắc phục. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi rơi vào tình trạng cắn sâu, răng cửa dưới tiếp xúc đường viền nướu mặt sau của răng cửa trên, từ đó gây tụt nướu. Điều này khiến các bệnh lý nha chu hoặc viêm nướu dễ dàng xuất hiện, gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
  • Tình trạng đau hàm và rối loạn thái dương hàm cũng có thể xảy ra nếu hiện tượng cắn sâu không được điều trị sớm. Điều đáng lo ngại là nguy cơ này có thể hình thành theo thời gian khi người mắc không có biện pháp can thiệp.
Tình trạng khớp cắn sâu nếu không được khắc phục có thể gây viêm nướu, lợi
Tình trạng khớp cắn sâu nếu không được khắc phục có thể gây viêm nướu, lợi

Để ngăn chặn những nguy cơ có thể xảy ra, người bệnh cần có phương án can thiệp càng sớm càng tốt. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu của tình trạng khớp cắn sâu, bạn cần tới gặp các bác sĩ nha khoa để kiểm tra, đánh giá và có biện pháp điều trị phù hợp.

Biện pháp điều trị chứng khớp cắn sâu hiệu quả

Theo bác sĩ nha khoa, việc lựa chọn biện pháp điều trị tình trạng khớp cắn sâu phụ thuộc vào các yếu tố: Độ tuổi, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân cụ thể. Chuyên gia cũng cảnh báo, khắc phục vấn đề càng sớm sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp phổ biến và được chuyên gia đánh giá cao hiện nay bao gồm:

Nhổ răng

Đây là phương pháp phổ biến để điều trị khớp cắn sâu ở trẻ nhỏ. Khi bé có hàm nhỏ hơn thì việc nhổ bỏ chiếc răng sẽ tạo cơ hội để răng vĩnh viễn sau đó có thể mọc thẳng thành hàng.

Tuy vậy, chuyên gia không khuyến khích việc nhổ bỏ răng vĩnh viễn ở người trưởng thành ngoại trừ các trường hợp nghiêm trọng bắt buộc phải nhổ để di chuyển răng dễ dàng hơn. Vì thế, để xác định chính xác bản thân có nên nhổ răng hay không, bạn cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ nha khoa.

Niềng răng

Niềng răng là phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng răng hô, móm, độ cắn sâu. Bạn có thể lựa chọn sử dụng mắc cài hoặc khay niềng trong suốt tùy thuộc vào tình trạng và khả năng tài chính. Các khí cụ chỉnh nha sẽ tạo áp lực để các răng có thể di chuyển vào vị trí thẳng hàng nhất.

Niềng răng giúp cải thiện thẩm mỹ hiệu quả
Niềng răng giúp cải thiện thẩm mỹ hiệu quả

Điều trị bằng phương pháp niềng răng có thể kéo dài trong khoảng thời gian từ 18 tháng tới hơn 3 năm. Hiện nay, việc sử dụng các khí cụ hỗ trợ kết hợp với niềng răng cũng đang được nhiều người lựa chọn.

Khí cụ duy trì

Khí cụ duy trì không thể điều trị hoàn toàn tình trạng cắn sâu, tuy nhiên các thiết bị cũng hỗ trợ việc duy trì kết quả sau quá trình chỉnh nha. Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng các công cụ duy trì này sau khi kết thúc việc chỉnh nha.

Sau đó 6 tháng, bạn sẽ được hẹn tái khám để kiểm tra kết quả cuối cùng. Điều cần lưu ý là bạn phải sử dụng thiết bị đúng cách, tránh tình trạng tái phát trở lại, khiến kết quả điều trị trước đó bị ảnh hưởng.

Những lưu ý khi điều trị tình trạng khớp cắn sâu

Để nhanh chóng cải thiện tình trạng khớp cắn sâu bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi niềng răng hoặc phẫu thuật để điều trị răng hô, móm, bạn luôn phải chú ý tới việc chăm sóc răng miệng. Lý do là bởi đây là thời điểm vi khuẩn dễ dàng tấn công gây ra bệnh lý khoang miệng như sâu răng, viêm nướu. Bạn nên đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, sử dụng thêm chỉ nha khoanước súc miệng.
Bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để vệ sinh khoang miệng
Bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa sót trong khoang miệng
  • Bạn cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để rút ngắn thời gian điều trị và có sức khỏe khoang miệng tốt nhất.
  • Tăng cường các loại thực phẩm có chứa chất xơ, vitamin C, D, đặc biệt là rau, củ quả để tăng cường sức đề kháng.
  • Trong quá trình điều trị, bạn nên sử dụng các món ăn mềm như súp, cháo, sữa,… Sau khi hoàn thành việc điều trị có thể ăn uống như bình thường. Ngoài ra nên hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm cứng, dai, đồ uống có ga,… để tránh gây ảnh hưởng đến dụng cụ chỉnh nha.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường và có phương án xử trí phù hợp để tránh biến chứng nguy hiểm.

Khớp cắn sâu là tình trạng nhiều người mắc phải, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khả năng ăn nhai, nếu không điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế chất lượng, uy tín để thăm khám và điều trị, đảm bảo an toàn và nhanh chóng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nấm lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Răng Có Dấu Hiệu Bị Nứt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Răng Bị Đen Trên Bề Mặt Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
hôi miệng từ cổ họng
Nứt Nướu Răng Có Nguy Hiểm Không? Những Điều Bạn Cần Biết
Áp xe răng số 7 và những điều cần biết
Bạn cần uống liên tục 3 ngày để Azithromycin phát huy công dụng
Tưa miệng khi mang thai thì phải làm như thế nào?
sún răng
Top 7 Thuốc Chữa Viêm Lợi Cho Phụ Nữ Cho Con Bú Tốt Nhất Hiện Nay
Nứt Chân Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tại Sao Răng Hàm Bị Nứt Dọc? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
© 2021 - Bản quyền của ViDental Clinic - Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309