Áp Xe Răng Số 7 Nguy Hiểm Cỡ Nào? Những Vấn Đề Cơ Bản Cần Biết
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Răng số 7 là răng hàm lớn, có vai trò chính trong hoạt động ăn nhai. Chính vì vậy, áp xe răng số 7 là một bệnh lý nha khoa cực kỳ nguy hiểm, đem đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về áp xe răng số 7 và những điều cần biết khi gặp phải tình trạng này.
Thế nào là áp xe răng số 7?
Răng số 7 thuộc nhóm răng cối lớn, răng này nằm ở vị trí sâu bên trong khung hàm, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, ăn nhai. Cũng chính vì nằm sâu bên trong nên răng số 7 rất khó để làm sạch, nếu bạn không đánh răng đúng cách, bàn chải sẽ không chạm đến được răng này. Việc bề mặt răng không được làm sạch sẽ rất dễ dẫn đến sâu vỡ răng. Đây là tác nhân trực tiếp gây ra tình trạng áp xe răng.
Áp xe răng 7 là một bệnh lý nha khoa thuộc loại nhiễm trùng răng rất phổ biến. Tình trạng này xuất hiện do sự tấn công của vi khuẩn vào hệ thống dây thần kinh xung quanh chân răng, tạo ra một khối áp xe có chứa mủ bên trong ở vị trí này. Áp xe răng 7 khiến cho người bệnh vô cùng đau nhức và khó chịu. Bên cạnh đó, khối áp xe từ vị trí răng số 7 cũng có thể lan ra các vị trí khác trong khoang miệng thậm chí trên cơ thể khiến bệnh nhân có nguy cơ tử vong.
Áp xe răng số 7 có 2 loại phổ biến dưới đây:
- Áp xe chân răng: Túi áp xe hình thành dưới chân răng gây ảnh hưởng đến vùng chân răng 7.
- Áp xe vùng nướu răng: Thường xảy ra khi bệnh nhân đang gặp các vấn đề về nha chu nghiêm trọng khác kèm theo áp xe răng 7
Cả hai loại áp xe này đều vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có khả năng chữa khỏi hoàn toàn cả hai loại. Bên cạnh đó, việc phát hiện tình trạng áp xe sớm hay muộn cũng sẽ quyết định thời gian chữa trị và hồi phục nhanh hay chậm.
Nguyên nhân gây áp xe răng số 6, áp xe răng số 7
Áp xe răng số 6, áp xe răng số 7 được hình thành khi vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào tủy răng bên trong, gây ra nhiễm trùng, khiến cho vị trí răng số 6,7 bị sưng viêm và có mủ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng áp xe răng 6,7, cụ thể:
- Sâu răng: Áp xe chân răng thường xảy ra khi răng số 6,7 của người bệnh gây ra tình trạng sâu răng khiến răng bị vỡ nghiêm trọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và ăn mòn phần thân răng, khiến phần tủy bên trong răng bị viêm. Từ đó phần dịch viêm tủy chảy xuống chân răng và tạo thành túi áp xe răng.
- Vệ sinh kém: Do răng số 6,7 nằm sâu bên trong khung hàm nên nếu vệ sinh răng miệng không cẩn thận hoặc không chăm sóc răng và nướu tại vị trí này đúng cách sẽ khiến thức ăn thừa còn lại trên răng, tạo mảng bám. Vi khuẩn sẽ từ đó tấn công và gây áp xe răng.
-
Tai nạn: Áp xe răng số 6,7 có thể đến từ yếu tố loại ngực tác động như tai nạn, chấn thương khiến răng số 7 bị sứt vỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công hình thành áp xe răng.
Triệu chứng của áp xe răng số 6, áp xe răng số 7, áp xe răng số 8 là gì?
Trên thực tế, áp xe răng số 6,7,8 không khó để nhận biết. Tình trạng này có thể được phát hiện nhanh chóng thông qua những triệu chứng dưới đây:
- Ăn nhai khó khăn: Đây là nhóm răng hàm có vai trò chính trong ăn nhai, chính vì vậy khi bị áp xe, lực nhai của răng hàm khi ăn uống sẽ khiến người bệnh đau nhói. Thậm chí, những cơn đau nhức vẫn kéo đến kể cả khi không ăn uống. Răng trở nên rất nhạy cảm với nhiệt độ của các loại thức ăn, hoặc thức ăn quá cứng, quá dai hoặc quá dẻo. Ngoài ra, cơn đau do áp xe cũng có thể xuất hiện khi người bệnh đánh răng.
- Sưng viêm, xuất hiện túi áp xe: Vị trí xung quanh răng khi bị áp xe sẽ sưng tấy và xuất hiện một khối u dưới chân răng. Khối u này có thể trông giống một cái mụn và xuất hiện những đốm màu trắng trên nướu.
- Răng lung lay: Do bị áp xe răng 6,7,8 nên răng trong xương ổ không còn đứng vững nữa mà sẽ lung lay. Nghiêm trọng hơn là bị mất răng thật.
- Sốt, nổi hạch ở cổ: Khi răng hàm bên trong bị nhiễm trùng thường sẽ đi kèm với triệu chứng sốt cao, đôi khi nổi hạch ở cổ.
-
Miệng có mùi hôi: người bệnh khi bị áp xe răng số 6,7,8 thì thường xuất hiện tình trạng hôi miệng gây khó chịu do túi áp xe chứa mủ tạo nên. Mùi hôi này khiến người bệnh e ngại khi giao tiếp và ăn không ngon miệng.
Những trường hợp nào có nguy cơ bị áp xe răng số 7?
Áp xe răng 7 thường xuất phát từ một số trường hợp nhất định, những người này sẽ có nguy cơ áp xe răng cao hơn so với người bình thường, cụ thể:
- Người có sức đề kháng yếu: Với những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch của họ không đủ mạnh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Một số đối tượng thường có sức đề kháng yếu như: trẻ em, người bị suy dinh dưỡng, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính,…
- Người chăm sóc răng miệng không đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ bị áp xe răng 7 hay không. Nếu vệ sinh răng miệng không cẩn thận thì vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vào răng gây viêm nướu. Hoặc vi khuẩn xâm nhập vào bề mặt răng gây ra tình trạng sâu vỡ răng.
Những biến chứng khi bị áp xe răng số 7
Áp xe răng 7 được các nha sĩ nhận định là bệnh lý nha khoa khá nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, áp xe răng 7 có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Túi áp xe tại răng 7 sẽ phát triển và lan xuống hai bên vùng phía dưới lưỡi, vùng hàm và vùng họng. Một số trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn có thể tấn công xuống đường hô hấp gây tắc nghẽn đường hô hấp khiến người bệnh ngạt thở và có nguy cơ tử vong.
- Vi khuẩn từ túi áp xe sẽ thông qua các mạch máu lây lan từ răng lên não, dẫn tới người bệnh bị nhiễm trùng não, nguy hiểm hơn là hôn mê và có khả năng tử vong.
- Tương tự như với não, vi khuẩn từ khối áp xe cũng có thể qua các mạch máu xâm nhập vào tim, gây nhiễm khuẩn và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Cách điều trị áp xe răng số 7 hiệu quả
Áp xe răng số 7 là một bệnh lý nha khoa phức tạp. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng của tình trạng này, bạn nên đến ngay nha khoa để kiểm tra và được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng răng của bạn để lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách điều trị áp xe răng phổ biến:
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu áp xe răng 7 vừa mới tiến triển, và vẫn còn ở thể nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và vệ sinh vị trí áp xe sạch sẽ, sau đó kê đơn một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau để hỗ trợ tự phục hồi tại nhà.
Tuy nhiên bạn không được tự ý mua thuốc và sử dụng mà cần có sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ trước khi uống.
Điều trị tủy
Phương pháp này được áp dụng khi răng của bạn vẫn chưa bị hư hỏng hoàn toàn. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần mô bị viêm khỏi răng, đồng thời triệt tủy, sau đó thay thế phần tủy được lấy ra bằng cách chèn gutta-percha.
Đối với vị trí bị áp xe, bác sĩ sẽ rạch túi áp xe và hút hết phần mủ sau đó vệ sinh và khâu vết thương lại để ngăn vi khuẩn tấn công trở lại. Sau công đoạn loại bỏ khối áp xe, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng hư hại mà chỉ định cho bệnh nhân trám răng hay bọc răng sứ.
Nhổ răng
Trong trường hợp áp xe răng 7 quá nghiêm trọng, khiến cả thân răng và tủy răng đều hư hại nặng, không thể bảo tồn lại được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để giải quyết hoàn toàn tình trạng áp xe.
Tuy nhiên sau khi nhổ răng số 7 xong người bệnh cần nhanh chóng trồng lại răng mới vì mất răng có thể dẫn đến biến chứng tiêu xương hàm rất đáng tiếc. Bên cạnh đó răng 7 cũng là răng có chức năng chính trong ăn nhai nên người bệnh cần khôi phục răng 7 lại càng sớm càng tốt.
Trên đây là những vấn đề cơ bản về áp xe răng số 7 và phương pháp điều trị khi gặp tình trạng này. Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn về áp xe răng 7. Chúc bạn sớm có một hàm răng khỏe mạnh trong tương lai!
Gợi ý xem thêm:
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!