Vì Sao Răng Bọc Sứ Bị Sưng Nướu? Triệu Chứng Và Điều Trị
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Răng bọc sứ có thể bị sưng nướu do nhiều nguyên nhân, như kỹ thuật bọc không chính xác, vệ sinh kém, hoặc viêm nhiễm [1]. Triệu chứng bao gồm nướu sưng đỏ, chảy máu, và hơi thở hôi [2]. Điều trị thường bao gồm cạo vôi răng, phẫu thuật ghép lợi, hoặc làm lại răng sứ [3].
Viêm Nướu Răng Sứ Do Nguyên Nhân Nào?
Nhiều người phản hồi về quá trình sau khi bọc sứ thường xuất hiện tình trạng sưng phần nướu. Nếu để hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt của mọi người. Vậy nên, cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
Quá trình phục hình không được đảm bảo
Kết quả bọc răng sứ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thực hiện phải đảm bảo được tính chính xác và mức độ an toàn. Tuy nhiên, không phải phòng khám nào cũng đáp ứng được tiêu chí này. Chính vì vậy đã khiến cho nhiều khách hàng gặp tình trạng đau, sưng phần nướu sau khi điều trị:
- Trước khi bước vào quá trình bọc răng sứ, bác sĩ không thực hiện kiểm tra tổng quát và điều trị các bệnh lý mọi người đang gặp phải như viêm nướu, sâu răng,… Tại đây, có thể vi khuẩn vẫn đang tồn tại, sinh sôi và phát triển gây ra hiện tượng viêm nhiễm, đau răng nhiều, nặng hơn có thể làm viêm tủy hoặc áp xe.
- Thao tác mài răng sai kỹ thuật, mài sâu vào phần lợi. Đây chính là thời gian thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập xuống phía dưới chân răng, phá hủy tổ chức quanh răng và gây ra viêm lợi.
- Chất keo gắn kết còn dư sau khi lắp răng sứ cũng dễ gây ra viêm chân răng.
TÌM HIỂU: Mài Răng Bọc Sứ – Đánh Giá Ưu, Nhược Điểm.
Chế tác răng bọc sứ không chuẩn xác
Thực hiện mài răng thật được hoàn thành, bác sĩ sẽ chụp mão sứ lên răng. Vậy nên, nếu bước chế tác răng sứ sai kích thước, không khớp với phần cùi răng sẽ dẫn đến hiện tượng hở, cong vênh lên trên,… Từ đó, làm thức ăn dễ dính vào và khó làm sạch, để thời gian càng lâu sẽ gây ra hiện tượng viêm chân răng.
XEM NGAY: Bọc Răng Sứ Bị Cộm Xử Lý Như Thế Nào?
Nguyên nhân dị ứng với sứ hoặc mão sứ kém chất lượng
Một vài trường hợp bọc răng sứ kim loại và có cơ địa dị ứng với kim loại, dẫn tới hiện tượng kích ứng mô nướu, kéo dài gây ra viêm lợi ở trẻ em và cả người lớn. Bên cạnh đó viêm nướu răng sứ cũng có thể xảy ra ở những đối tượng vì ham rẻ mà chọn các loại răng sứ kém chất lượng.
Để khắc phục tình trạng viêm nướu do nguyên nhân này, bạn nên chọn loại răng sứ chất lượng cao, đến cơ sở y tế chất lượng để thực hiện việc bọc răng, đảm bảo tính an toàn cao nhất.
Quá trình vệ sinh khoang miệng không kỹ càng
Sau quá trình bọc răng sứ, vấn đề vệ sinh cần được chú trọng đặc biệt. Bởi nếu mọi người vệ sinh kém, những phần thức ăn bám vào chân răng sẽ không được làm sạch. Từ đó hình thành nên các mảng bám vôi, dẫn đến tích tụ nhiều vi khuẩn. Đây là khoảng thời gian chúng phát triển và tấn công vào chân răng thật bên trong, gây ra hiện tượng viêm nướu.
Nướu bị viêm do sót xi măng gắn răng sứ
Quá trình bọc răng sứ, phần mão sứ sẽ được gắn với cùi răng bằng xi măng chuyên dụng. Kết thúc thao tác, nha sĩ cần vệ sinh sạch chất gắn còn dư. Nếu như không thể loại bỏ hết sẽ gây ảnh hưởng tới khoang miệng, dẫn tới việc hình thành các mảng bám gây kích ứng cho vùng nướu và lợi.
Nướu bị viêm sau bọc răng sứ do xâm phạm khoảng sinh học
Phần lợi xung quanh cổ răng thường có độ bám dính với chân răng để tạo ra vùng bảo vệ, nhiệm vụ là ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào vùng mô nha chu phía dưới. Tuy nhiên nếu trong quá trình làm răng sứ, bác sĩ nha khoa thực hiện không đúng kỹ thuật, mài răng quá sâu xuống phần lợi, xâm phạm khoảng sinh học sẽ làm mất hàng rào bảo vệ.
Từ đó, vi khuẩn, thức ăn sẽ tấn công, phá hủy vùng tổ chức xung quanh răng, gây ra tình trạng viêm nướu răng sứ. Nướu bị viêm do nguyên nhân này thường rất khó khăn và phức tạp trong việc điều trị.
Triệu Chứng Của Tình Trạng Bị Sưng Nướu Sau Khi Bọc Sứ
Phương pháp bọc răng sứ mang lại hàm răng chắc khỏe, đều đẹp và trắng sáng cho tất cả mọi người nhưng nếu quá trình thực hiện sai kỹ thuật có thể gây đau, sưng nướu cùng với một số triệu chứng như sau:
- Răng bị lung lay: Tiêu xương răng dẫn đến tụt nướu. Lúc này, chiều cao và độ rộng của thành xương không còn khả năng đỡ phần nướu dẫn đến bị tụt và tách dần ra khỏi chân răng.
- Hơi thở có mùi hôi: Vi khuẩn tấn công vào chân răng, tích tụ vào các mảng bám thức ăn gây ra tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng rất khó xử lý.
- Răng bị chảy máu: Người bệnh đánh răng không đúng cách, dùng bàn chải quá cứng hoặc loại kem đánh răng không phù hợp dẫn đến tổn thương nướu.
- Hút thuốc lá quá nhiều dẫn đến nướu sưng đỏ: Sau khi thực hiện bọc sứ, răng khá nhạy cảm khi tiếp xúc với các chất kích thích, dễ gây ra hiện tượng đau, tấy đỏ.
- Răng ê buốt do dùng thức ăn nóng hoặc lạnh: Dùng những thực phẩm có lượng nhiệt quá cao cũng ảnh hưởng đến chân răng.
- Chết tủy do sâu răng: Trong quá trình ăn uống, mảng bám thức ăn đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lâu dần dẫn đến hiện tượng sâu răng, nghiêm trọng hơn là chết tủy.
- Viêm nướu: Do vệ sinh răng miệng không đúng cách, đánh răng không đủ 2 lần/ngày.
TÌM HIỂU: Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tuỷ Phải Làm Sao?
Cách Điều Trị Khi Răng Bọc Sứ Bị Sưng Nướu
Khắc phục hiệu quả tình trạng răng sứ bị sưng nướu như thế nào là câu hỏi được đông đảo khách hàng đặt ra trong khoảng thời gian gần đây. Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ có những phương pháp xử lý khác nhau. Dưới đây là một vài cách điều trị khi răng bọc sứ bị sưng nướu mà bạn có thể tham khảo:
Cạo vôi răng và thực hiện điều trị viêm nướu
Với trường hợp răng sứ bị sưng lợi ở mức độ nhẹ, phương pháp điều trị của bác sĩ khá đơn giản với các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Bác sĩ kiểm tra tổng quát, đánh giá mức độ tình trạng bệnh nhân đang gặp phải, từ đó xác định nguyên nhân gây ra sưng nướu.
- Bước 2: Thực hiện vệ sinh tổng quát răng miệng và sát khuẩn sạch phần lợi.
- Bước 3: Cạo vôi răng nhằm loại bỏ các mảng bám thức ăn cứng đầu đọng lại dưới chân răng.
- Bước 4: Một số trường hợp nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị viêm nhiễm cho người bệnh.
Phẫu thuật ghép lợi
Trường hợp người bệnh gặp tình trạng sưng nướu nghiêm trọng, kéo dài trong thời gian đã lâu, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp cắt lợi. Với quy trình thực hiện khá đơn giản như sau:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành vệ sinh những vị trí bị viêm.
- Bước 2: Thực hiện cắt bớt lợi nhằm tránh tình trạng răng sứ không chụp lên phần lợi quá nhiều.
- Bước 3: Nếu khách hàng bị viêm quá nặng, phá vỡ khoảng sinh học, bác sĩ phải tiến hành nhổ bỏ răng sứ cũ.
- Bước 4: Thực hiện tiểu phẫu với mục đích di dời, thiết lập lại khoảng sinh học.
- Bước 5: Sau đó, phải chờ khoảng 20 đến 30 ngày ổn định thì mới tiến hành làm răng sứ khác.
Thực hiện bọc lại răng sứ mới
Đây cũng là phương pháp mọi người có thể áp dụng để khắc phục tình trạng bọc sứ bị sưng nướu, phù hợp với nguyên nhân kích thước không được đảm bảo. Bác sĩ sẽ thực hiện khắc phục như sau:
- Bước 1: Kiểm tra tình trạng sức khỏe răng sứ, thực hiện bỏ sứ cũ.
- Bước 2: Lấy dấu mẫu hàm chính xác.
- Bước 3: Chế tác lại răng sứ chuẩn khớp cắn, mang tỷ lệ chuẩn với cùi răng.
- Bước 4: Thay răng sứ cũ bằng dòng sứ chất lượng cao.
- Bước 5: Kiểm tra lại cụ thể tình trạng răng miệng của người bệnh nhằm đảm bảo sự tương thích.
XEM NGAY: Bọc Răng Sứ Lần 2 Có Hiệu Quả Không? Lưu Ý Gì?
Phương pháp chăm sóc hiệu quả răng miệng tại nhà
Ngoài các phương pháp như trên, muốn khắc phục tình trạng răng sứ bị sưng nướu, bạn cần thay đổi cách chăm sóc răng miệng hàng ngày của mình. Ví dụ như:
- Đánh răng đều đặn từ 2 đến 3 lần/ngày. Nếu thực hiện sau mỗi bữa ăn 30 phút là tốt nhất.
- Dùng dòng bàn chải đánh răng lông mềm và chọn kem đánh răng thích hợp.
- Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng thường xuyên nhằm loại bỏ những mảng bám trên chân răng.
- Không nên dùng những loại thực phẩm quá nóng, cứng hoặc quá lạnh.
- Thăm khám thường xuyên răng miệng từ 3 đến 6 tháng/lần.
CHI TIẾT: Cách Chăm Sóc Răng Sứ Đơn Giản, Hiệu Quả.
Một Vài Lưu Ý Để Tránh Bọc Răng Sứ Bị Viêm Nướu
Để ngăn chặn những tình trạng sưng nướu, ê buốt răng xảy ra sau quá trình bọc sứ, bạn cần phải đặc biệt lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Lựa chọn nha khoa phải có giấy phép hoạt động, đảm bảo những tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đưa ra.
- Cơ sở vật chất phòng khám khang trang, thu hút và tạo ấn tượng tốt với khách hàng ngay từ lần đầu tiên.
- Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm trong nghề và kỹ năng xử lý tình huống tốt.
- Trang bị đầy đủ những thiết bị, máy móc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sẵn sàng cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết khi họ yêu cầu.
- Có mức chi phí phù hợp với mọi khách hàng kèm theo những chính sách bảo hành hấp dẫn.
Nguyên nhân gây ra răng bọc sứ bị sưng nướu và cách khắc phục hiệu quả đã được thể hiện rất rõ qua bài viết trên đây. Mọi người hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để quá trình bọc răng sứ diễn ra thuận lợi và sở hữu hàm răng trắng sáng, không đau nhức.
ĐỌC THÊM:
- Viêm Lợi Sau Khi Bọc Răng Sứ Khắc Phục Được Không?
- Dấu Hiệu Răng Sứ Bị Hở – Phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
- Biến Chứng Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Lưu Ý.
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bọc răng sứ có tốt không? Câu trả lời là có, nếu bạn có nhu cầu thẩm mỹ, cải thiện chức năng của răng, và thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc về những hạn chế như xâm lấn răng thật, chi phí cao và nguy cơ ê buốt. Trước khi quyết định bọc răng sứ, hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ để đảm bảo rằng đây là giải pháp tốt nhất cho tình trạng răng miệng của bạn.
Hiện nay chi phí bọc sứ nguyên hàm phụ thuộc vào loại răng sứ lựa chọn, giá thấp nhất khoảng 27.000.000 - 36.000.000 VNĐ/hàm [1]. Tuy nhiên, giá có thể lên đến 120.000.000 VNĐ nếu chọn các loại răng sứ toàn sứ.
Ngoài ra, mức giá cũng sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như chính sách giảm giá của từng nha khoa [2].
Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều người đặt ra là liệu bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không? Bàn chải điện ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng làm sạch hiệu quả, nhưng đối với răng sứ, việc sử dụng loại bàn chải này có an toàn và phù hợp?
- Sử dụng bàn chải điện sau khi bọc răng sứ là phương pháp an toàn và hiệu quả hơn.
- Bàn chải điện giúp làm sạch răng tốt hơn, dễ sử dụng, và giảm áp lực lên răng.
- Khi chọn bàn chải, nên chọn thương hiệu uy tín, lông mềm, kích thước phù hợp và có cảm biến áp lực.
- Để sử dụng, hãy chia miệng thành các khu vực, giữ góc 45 độ và chăm sóc cả lưỡi cùng vòm miệng.
Làm răng sứ sau khoảng 2 - 3 ngày đầu sẽ hết ê buốt. Nhiều trường hợp đau nhức kéo dài do một vài nguyên nhân như nướu chưa kịp thích nghi với răng giả, nhạy cảm với đồ ăn, thói quen nghiến răng,... Bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh tại nhà hoặc đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, xử lý.
Răng lấy tủy có nên bọc lại không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Câu trả lời là CÓ, sau khi điều trị tủy và đánh giá phục hồi tốt, nha sĩ sẽ tiến hành chụp mão sứ dựa theo tình trạng sức khỏe răng miệng. Phương pháp này có thể đem lại những lợi ích thấy rõ như:
- Bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của răng thật
- Tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng
- Ngăn ngừa bệnh lý sâu răng
- Duy trì chức năng nhai sau khi lấy tủy răng
Sau khi bọc răng sứ, bạn nên chờ khoảng 1-2 giờ trước khi ăn để keo dán có đủ thời gian cứng lại [1]. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ đầu, nên tránh ăn thức ăn cứng, dẻo hoặc quá nóng để đảm bảo răng sứ ổn định và keo dán hoàn toàn khô cứng [2].
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!