Viêm Lợi Sau Khi Bọc Răng Sứ: Dấu Hiệu Và Các Cách Điều Trị
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng phổ biến gây đau nhức và sưng đỏ lợi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh kém, kỹ thuật bọc sai, hoặc dị ứng với thành phần răng sứ [1]. Có nhiều phương pháp điều trị viêm lợi, kết hợp với chăm sóc răng miệng đúng cách [2].
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng khá phổ biến ở nhiều khách hàng. Tình trạng này xảy ra khi phần lợi, nướu hay mô mềm nơi giáp với phần răng sứ được bọc bị sưng đỏ lên khiến cho răng yếu đi và đi kèm những cơn đau nhức tột cùng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe răng miệng của khách hàng.
5 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ là giải pháp phục hình mang lại nhiều lợi ích về mặt thẩm mỹ và chức năng cho người sử dụng. Tuy nhiên, không ít khách hàng gặp phải tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ. Theo các bác sĩ, viêm lợi sau bọc răng sứ do một số nguyên nhân chính như sau:
- Vệ sinh răng miệng kém: Đây được xem là nguyên nhân chính chiếm tới 80% tỷ lệ viêm sau bọc răng sứ. Nhiều khách hàng chủ quan cho rằng bọc răng sứ thì đã có lớp sứ bảo vệ nên không lo bị các mảng bám xâm nhập nên chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Việc không chải răng kỹ khiến thức ăn thừa vẫn bám trên răng, gây viêm lợi.
- Xâm phạm vào khoảng sinh học: Khi bọc răng sứ, nha sĩ thực hiện sai kỹ thuật mài răng quá sâu làm mất đi một phần lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập phá huỷ tổ chức quanh răng, gây viêm lợi.
- Răng sứ chế tạo không đúng kỹ thuật: Nếu răng sứ chế tạo không chính xác, kích thước không chuẩn sẽ gây ra việc bọc răng sứ bị hở, bị cộm hoặc cong vênh… Đây là nguyên nhân khiến thức ăn bị ứ đọng, hình thành mảng bám vào kẽ răng gây sâu răng hoặc viêm lợi.
- Sót xi măng gắn răng sứ: Bình thường, răng sứ được gắn vào cùi răng bằng loại xi măng chuyên dụng. Sau khi gắn răng sứ xong, bác sĩ phải lấy sạch chất gắn dư. Trường hợp không lấy sạch xi măng sẽ dẫn tới hình thành mảng bám và gây ra viêm lợi.
- Dị ứng với thành phần nào đó của răng sứ: Một số ít khách hàng bị dị ứng với thành phần kim loại Niken trong răng sứ kim loại. Điều này cũng có thể gây ra viêm lợi sau khi bọc răng sứ.
TÌM HIỂU THÊM: Bọc Răng Sứ Kim Loại Có Tốt Không?
Dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Sau khi bọc răng sứ, khách hàng cần chú ý theo dõi sức khỏe răng miệng thật kỹ. Nếu thấy một trong các biểu hiện dưới đây thì rất có thể bạn đã bị viêm lợi sau bọc răng sứ:
- Vùng nướu sưng tấy đỏ bất thường, bắt đầu xuất hiện những cơn đau âm ỉ khiến việc giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng.
- Nướu dễ chảy máu, đặc biệt mỗi khi đánh răng là biểu hiện của tình trạng viêm lợi.
- Nướu bị tụt, lộ chân răng gây mất thẩm mỹ.
- Nướu không bám chắc vào chân răng, dẫn đến răng bị lung lay.
- Trong khoang miệng có mùi hôi thối.
Nếu bạn thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.
ĐỌC THÊM: Bọc Răng Sứ Bị Hôi Miệng Phải Làm Sao?
Những biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm lợi sau bọc răng sứ
Là tình trạng phổ biến nhưng viêm lợi sau khi bọc răng sứ không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng người bị viêm lợi sau bọc răng sứ có thể gặp phải:
- Khi bị viêm lợi, người bệnh khó tránh khỏi tình trạng đau nhức nướu, răng gây khó khăn cho việc ăn uống hàng ngày. Việc đau nhức nước, răng có thể khiến thức ăn chưa được nghiền nhỏ đã xuống dạ dày. Điều này làm cho dạ dày hoạt động nhiều hơn và dễ ra các bệnh về đường tiêu hóa.
- Viêm lợi còn làm chảy máu chân răng thường xuyên. Tình trạng này khiến cho khoang miệng luôn xuất hiện mùi tanh hôi, khó chịu.
- Tình trạng viêm lợi kéo dài còn làm tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý răng miệng khác như viên nha chu, nhiễm trùng, tiêu xương ổ răng và thậm chí mất răng thật.
- Người bị viêm nướu, tụt lợi sẽ làm lộ chân răng sứ, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.
- Viêm lợi sau khi bọc răng sứ nếu kéo dài còn ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh, gây mất ngủ.
Tình trạng viêm lợi sau bọc răng sứ có nguy cơ gây biến chứng, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể. Vì vậy, ngay khi phát hiện viêm lợi, khách hàng cần đến bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị sớm.
HIỂU CHI TIẾT: Biến Chứng Sau Khi Bọc Răng Sứ Có Thể Gặp Phải.
Khắc phục viêm lợi sau bọc răng sứ thế nào hiệu quả?
Theo các bác sĩ, tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ hoàn toàn có thể khắc phục được. Khi đi khám, bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân để chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp như:
- Cạo vôi răng: Với những trường hợp viêm lợi nhẹ, nha sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, loại bỏ các mảng bám và môi trường sống của vi khuẩn trong khoang miệng. Khi đó, tình trạng viêm lợi sẽ giảm dần.
- Cắt lợi: Đây là phương pháp được áp dụng cho các bệnh nhân bị viêm lợi kéo dài dẫn tới tiêu xương ổ răng. Lúc này, bác sĩ sẽ làm sạch phần lợi bị viêm rồi cắt bớt làm sao cho lợi không bị răng sứ chụp lên quá nhiều.
- Phẫu thuật ghép lợi: Với bệnh nhân mà khoảng sinh học trong khoang miệng bị phá vỡ quá nhiều, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sứ cũ. Sau đó, nha sĩ tiến hành tiểu phẫu tái lập khoảng sinh học. Sau 20 – 30 ngày, khi lợi đã ổn định mới làm lại răng sứ khác.
- Bọc lại răng sứ mới: Nếu nguyên nhân gây sưng, viêm lợi do răng sứ chế tác sai kích thước, bác sĩ buộc phải chỉ định bọc lại răng sứ mới. Phương pháp này giúp tình trạng viêm lợi được kiểm soát và phòng tránh nguy cơ răng sứ sai lệch ảnh hưởng đến nướu răng.
XEM THÊM: Bọc Răng Sứ Lần 2 – Đối tượng, quy trình và lưu ý quan trọng.
Lưu ý cách chăm sóc và phòng tránh viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Theo các chuyên gia y tế, khách hàng hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa viêm lợi sau khi bọc răng sứ. Một số khuyến cáo từ các bác sĩ dưới đây sẽ giúp mọi người tránh viêm lợi sau bọc răng sứ:
- Lựa chọn Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Tốt, đảm bảo đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên cao là điều quan trọng giúp bệnh nhân tránh được tình trạng viêm lợi sau bọc răng sứ. Khách hàng không nên ham rẻ mà bọc răng tại những địa chỉ kém chất lượng.
- Sau khi bọc răng sứ, cần tuyệt đối thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc bên ngoài, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hãy đảm bảo rằng răng sứ sử dụng phải có nguồn gốc, xuất xứ từ thương hiệu uy tín.
- Hàng ngày cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm tránh trầy xước nướu răng. Có thể dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám trên kẽ răng. Không nên dùng tăm tre lấy thức ăn thừa vì nó có thể gây tổn thương mô mềm xung quanh.
- Trong thời đơn hàng ngày cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin và canxi để răng miệng luôn chắc khỏe.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn quá cứng, quá dai hoặc quá nóng, lạnh, đồ uống có khả năng bám màu như cà phê, trà… Những thứ này đều tác động không tốt đến răng sứ.
- Thực hiện khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bất thường của răng miệng.
CHI TIẾT: Cách Chăm Sóc Răng Sứ sau khi bọc hiệu quả nhất.
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng phổ biến và cũng rất nhiều người chủ quan, không đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm lợi kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như tiêu xương ổ răng, mất răng thật… Do đó, khi thấy có những dấu hiệu bất thường, mọi người cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín.
ĐỌC THÊM:
- Bọc Răng Sứ Bị Tụt Lợi – Phương pháp xử lý.
- Bọc Răng Sứ Bị Chảy Máu – Lưu ý để phòng ngừa.
- Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy Do Đâu Và Cách Xử Lý Như Thế Nào?
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Có, răng sứ đã bọc hoàn toàn có thể tháo ra được nếu có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên, việc tháo răng sứ cần thực hiện tại nha khoa, dưới sự hỗ trợ của các thiết bị và kỹ thuật chuyên dụng để đảm bảo an toàn và không gây tổn thương cho răng thật.
Sau khi tháo răng sứ, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để tránh nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Nên bọc răng sứ loại nào là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Hiện nay có 2 dòng mão sứ là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ với những ưu điểm và hạn chế khác nhau.
- Răng sứ kim loại có giá rẻ nhưng tuổi thọ thấp, dễ bị đen viền nướu và oxy hóa trong môi trường khoang miệng.
- Răng sứ toàn sứ có tính thẩm mỹ cao, màu sắc giống răng thật, khả năng ăn nhai tốt, không bị đen viền nướu và tuổi thọ cao nhưng chi phí đắt hơn răng sứ kim loại.
- Một số dòng răng sứ phổ biến được lựa chọn nhiều: Răng sứ Titan, răng sứ Cercon, răng sứ Ceramill, răng sứ Emax, răng sứ Venus.
Chụp X-quang răng không gây hại đáng kể nếu được thực hiện đúng cách và không quá thường xuyên. Lượng tia X phát ra trong quá trình chụp rất thấp và các biện pháp bảo vệ như áo chì giúp giảm thiểu nguy cơ.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên thận trọng và thảo luận với nha sĩ trước khi chụp X-quang.
Bọc răng sứ 4 răng cửa giá dao động từ 9.000.000đ – 36.000.000 VNĐ cho tổng 4 răng. Để bọc sứ răng cửa bị hô, bạn nên chọn răng sứ toàn sứ vì độ bền cao, đảm bảo tính thẩm mỹ, trắng sáng tự nhiên.
Bọc răng sứ không thể bền vĩnh viễn mà nó chỉ có thể tồn tại từ 15 năm – 20 năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Không nên bọc răng sứ khi bị nha chu, vì vi khuẩn từ nha chu có thể gây viêm nhiễm vào mảng sứ và làm suy yếu cấu trúc răng. Điều trị nha chu trước khi bọc sứ là cần thiết để đảm bảo kết quả tốt.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!