Bọc Răng Sứ Khi Mang Thai Nên Hay Không? Tư Vấn Của Bác Sĩ

bs-thuyanh
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Bọc răng sứ khi mang thai có nên hay không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết, đưa ra lời khuyên thiết thực nhất cho các chị em đang có nhu cầu làm răng sứ khi mang bầu.

Bọc răng sứ khi mang thai có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Đang mang thai mà chị em gặp phải một vài vấn đề như răng khấp khểnh, sứt mẻ sẽ khiến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn, đồng thời gây ra tâm lý tự ti mỗi lần giao tiếp.

Điều này dẫn tới việc chị em mong muốn bọc răng sứ để có thể tự tin hơn khi giao tiếp, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy vậy đây lại là giai đoạn nhạy cảm, mọi tác động hoặc can thiệp đến cơ thể cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng.

Theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa bọc răng sứ khi mang thai là trường hợp cần đặc biệt thận trọng. Lý do là bởi quá trình bọc sứ bạn cần sử dụng các loại thuốc như giảm đau, kháng sinh. Vấn đề này ở người bình thường không quá đáng lo nhưng với chị em đang mang bầu, việc sử dụng thuốc tân dược có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và bé.

Có nên bọc răng sứ khi mang thai hay không là thắc mắc chung của nhiều người
Có nên bọc răng sứ khi mang thai hay không là thắc mắc chung của nhiều người

Tuy vậy, trên thực tế chị em vẫn có thể bọc răng sứ nếu được thăm khám kỹ lưỡng và tiến hành vào khoảng thời gian phù hợp. Mẹ bầu có thể bọc răng sứ ở giai đoạn từ tháng thứ 4 tới tháng thứ 6 của thai kỳ bởi đây là thời kỳ thai nhi đã phát triển ổn định.

Giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ bạn không nên có bất kỳ sự can thiệp nha khoa nào. Thời gian này tốt nhất nên nói không với các loại thuốc kháng sinh hay thuốc gây tê. Chị em nên tới các cơ sở nha khoa để thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe trước khi thực hiện.

Ngoài ra quá trình bọc răng cần phải mài cùi răng. Nếu như thao tác này không được thực hiện chính xác, tỷ lệ mài cùi răng không đảm bảo có thể làm ảnh hưởng tới tủy và ngà răng. Đây là lý do gây ra tình trạng răng ê buốt, đau nhức sau khi bọc sứ.

XEM THÊM: Mài Răng Bọc Sứ Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn có nên làm răng sứ hay không
Mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn có nên làm răng sứ hay không

Chính vì vậy khi muốn bọc răng sứ khi mang thai mẹ bầu nên chọn những cơ sở nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, áp dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị được vô trùng sạch sẽ.

Quy trình bọc sứ đảm bảo an toàn cho mẹ bầu

Bọc răng  sứ cho mẹ bầu cần được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo an toàn như sau:

  • Bước 1: Tiến hành thăm khám nha khoa và tư vấn: Bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện thăm khám và kiểm tra chi tiết tình trạng răng, tư vấn mẫu răng và thời điểm thực hiện phù hợp.
  • Bước 2: Thực hiện vệ sinh răng miệng: Bác sĩ tiến hành cạo vôi răng, mài cùi răng và lấy dấu răng để làm răng tạm bằng chất liệu nhựa trong khi chờ răng sứ được hoàn thiện.
  • Bước 3: Thực hiện lấy dấu hàm: Thao tác sẽ giúp bác sĩ phục hình răng vừa vặn và cân đối giữa quai hàm, nhờ vậy đảm bảo tính thẩm mỹ và chuẩn khớp cắn của hàm.
  • Bước 4: Thực hiện bọc mão sứ: Thời gian 1 tuần đầu bác sĩ sẽ gắn mão sứ bằng keo để khách hàng thử ăn nhai và giao tiếp. Khi chưa hài lòng, hãy báo ngay cho bác sĩ để chỉnh sửa lại chính xác nhất sau đó mới thực hiện gắn cố định.

TÌM HIỂU CHI TIẾT: Quy Trình Bọc Răng Sứ 5 Bước Chuẩn Chỉnh Y Khoa

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng của mẹ bầu lúc mang thai

Để có được hàm răng chắc khỏe, tránh xảy ra bệnh lý liên quan, mẹ bầu cần có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học bằng biện pháp sau:

  • Chải răng ngày 2 lần bằng bàn chải có lông mềm và sử dụng kèm theo nước súc miệng chuyên dụng.
  • Tốt nhất mẹ bầu hãy chọn loại kem đánh răng có chứa flour để ngăn ngừa bệnh sâu răng hiệu quả.
  • Ngoài ra chị em hãy bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sự chắc khỏe cho răng.
Mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp vệ sinh và chăm sóc răng miệng thường xuyên
Mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp vệ sinh và chăm sóc răng miệng thường xuyên

Việc chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp chị em phòng tránh vi khuẩn tấn công gây ra mảng bám, khiến màu sắc của răng không được trắng sáng như thông thường. Ngoài ra đây cũng là cách chăm sóc răng sứ đơn giản và tốt nhất để mẹ bầu có được hàm răng chắc khỏe và không cần tới các biện pháp thẩm mỹ nha khoa vào thời điểm mang bầu.

Bọc răng sứ khi mang thai là vấn đề cần phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nếu muốn thực hiện. Vì vậy tốt nhất chị em nên tìm tới các địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, đồng thời giúp việc nâng cao thẩm mỹ răng diễn ra tốt đẹp.

THAM KHẢO NGAY:

Dịch vụ

Chất liệu phổ biến

Bảng giá tham khảo

Câu hỏi thường gặp

Top 5 loại răng sứ thẩm mỹ tốt nhất:

  • Răng sứ Chrome-Cobalt [1]
  • Răng sứ Zirconia [2]
  • Răng Cercon HT [3]
  • Răng sứ Lava Plus [4]
  • Răng sứ toàn sứ Nacera [5]

Nứt răng cửa thường gặp ba kiểu: nứt nhẹ, nứt dọc, và nứt ngang, gây ra bởi thói quen ăn uống, chấn thương, và các vấn đề nha khoa. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng và khó khăn trong ăn nhai.

Xem chi tiết: Nứt Răng Cửa

Răng bị nứt có thể gây đau, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến chức năng nhai nếu không được điều trị kịp thời. Nên đến nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị phù hợp.

Răng sứ có thể bị mòn theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với các thực phẩm cứng hoặc do thói quen nghiến răng [1]. Tuy nhiên, độ mòn của răng sứ thường chậm hơn so với răng tự nhiên nhờ vào tính chất bền và cứng của vật liệu sứ [2].

Giá dán răng sứ nguyên hàm trọn gói dao động trong khoảng 50.000.000 VNĐ - 300.000.000 VNĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố [1].

Sau khi bọc răng sứ, bạn nên chờ khoảng 1-2 giờ trước khi ăn để keo dán có đủ thời gian cứng lại [1]. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ đầu, nên tránh ăn thức ăn cứng, dẻo hoặc quá nóng để đảm bảo răng sứ ổn định và keo dán hoàn toàn khô cứng [2].

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bọc răng hàm và những điều cần biết trước khi thực hiện
Bọc răng sứ bị hở có thể trở thành mối rủi ro đáng lo ngại
Chi Tiết Răng Sứ Titan Giá Bao Nhiêu? Hiệu Quả Tốt Không?
tuổi thọ của răng sứ
So Sánh Răng Sứ Katana Và Venus Có Gì Giống Và Khác Nhau?
231227-VDT-BRS-SlideMB01
Bọc răng sứ không kim loại: Ưu, nhược điểm và chi phí thực hiện
Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tủy Do Đâu Và Cách Xử Lý Như Thế Nào?
Các Loại Răng Sứ Hiện Nay? Ưu Và Nhược Điểm Của Từng Loại
Có Nên Bọc Răng Sứ Nguyên Hàm Không? Thực Hiện Ở Đâu?
Mài răng bọc sứ là gì? Có ảnh hưởng gì không? Đối tượng chỉ định
Răng Sứ Kim Loại Và Răng Toàn Sứ Loại Nào Mới Tốt?
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Clinic - Hà Nội: Tầng 4 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Clinic - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 4 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Clinic - Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309