Chân Răng Bị Đen Do Đâu? Tác Hại Và Cách Xử Lý Tốt Nhất
Chân răng bị đen có thể xuất hiện ở 1 răng, nhiều răng hoặc cả hàm với các nguyên nhân như: Mảng bám cao răng, sâu răng, bệnh nha chu, sử dụng mão sứ kim loại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách [1].
Nếu không khắc phục, tình trạng này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến vi khuẩn lan rộng, sâu răng nghiêm trọng, răng lung lay và mất răng vĩnh viễn [2].
Có nhiều cách xử lý chân răng bị đen như: Sử dụng nguyên liệu tự nhiên tại nhà (dùng Baking soda, chanh và muối, quả cau) hoặc điều trị ở nha khoa (trám răng, tẩy trắng răng, bọc răng sứ) [3].
Nguyên nhân chân răng bị đen
Chân răng bị đen là tình trạng chân răng sát viền nướu có màu đen, xuất hiện ở 1 hoặc nhiều răng và thường do một số nguyên nhân như:
- Mảng bám cao răng: Cao răng là mảng bám tích tụ trên bề mặt răng và chân nướu, ban đầu có màu vàng hoặc nâu và khá mềm. Qua thời gian, nếu không được loại bỏ kịp thời, các mảng bám này sẽ dần cứng lại và chuyển sang màu đen gây mất thẩm mỹ.
- Do sâu răng: Sâu răng thường xuất hiện ở những vị trí khó vệ sinh, đặc biệt là ở gần chân răng. Vi khuẩn dễ dàng tích tụ và xâm nhập, tạo ra những lỗ sâu trên răng. Khi tình trạng sâu răng phát triển, ngà răng sẽ có phản ứng tự nhiên để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, khiến cho phần ngà răng trở nên cứng và chuyển sang màu đen.
- Do bệnh nha chu: Bệnh nha chu gây tụt nướu, khiến phần thân răng lộ ra nhiều hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, nướu sẽ tiếp tục teo rút, dẫn đến viền chân răng bị đen sẫm. Đây là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm sức khỏe răng miệng nghiêm trọng.
- Do mão răng cũ: Mão răng bằng kim loại sau một thời gian sử dụng sẽ bị oxy hóa, kết hợp với mảng bám và cặn thức ăn thừa xung quanh khiến cho đường viền răng sát nướu bị đen. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây viêm nhiễm nếu không được xử lý sớm.
- Chế độ ăn uống: Nếu bạn thường xuyên dùng đồ ăn, thức uống sẫm màu như trà, cà phê, rượu vang đỏ, bột nghệ, socola, màu thực phẩm dễ bám vào bề mặt răng. Về lâu dài, chân răng sẽ chuyển thành màu đen gây khiến nhiều người tự ti.
- Thói quen sinh hoạt: Các thói quen như hút thuốc lá, sử dụng nước súc miệng chứa chất tạo màu hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đen chân răng. Nicotine và các chất hóa học trong thuốc lá có khả năng bám chắc vào men răng, tạo ra màu đen đặc trưng rất khó loại bỏ.
Chân răng bị đen có ảnh hưởng như thế nào?
Chân răng bị đen không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe răng miệng, cụ thể:
- Đen chân răng do cao răng tích tụ lâu ngày tăng nguy cơ tụt nướu tạo khoảng trống giữa răng và nướu. Điều này không chỉ làm cho răng bị lung lay mà còn tăng nguy cơ mất răng.
- Trong trường hợp răng bị sâu đen không có biện pháp khắc phục sẽ khiến lỗ sâu to hơn, vi khuẩn lan rộng khiến nụ cười trở nên kém duyên, đặc biệt đối với răng cửa hoặc răng nanh. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau đớn khi ăn uống, dễ gặp tình trạng viêm chân răng, viêm tủy.
- Một trong những tác hại khác của chân răng bị đen là tình trạng hôi miệng. Vi khuẩn từ cao răng và sâu răng phát triển mạnh mẽ có thể gây mùi hôi khó chịu, làm mất tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, vi khuẩn này còn có thể dẫn đến các nhiễm trùng miệng, gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác nếu không được kiểm soát.
- Nếu chân răng bị đen do bọc mão sứ sai kỹ thuật có thể gây hỏng cùi răng thật bên trong, nghiêm trọng nhất là mất răng vĩnh viễn.
XEM NGAY: Răng Bị Đen Trên Bề Mặt Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Cách xử lý khi răng bị đen ở chân răng
Khi chân răng bị đen, việc xử lý kịp thời và hiệu quả là rất quan trọng để tránh các biến chứng về sức khỏe răng miệng. Thông thường sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể, nguyên nhân răng bị đen để gợi ý phương pháp phù hợp.
Cách trị chân răng bị đen tại nhà
Cách chữa chân răng bị đen tại nhà thường áp dụng cho những trường hợp bị đen răng mức độ nhẹ, do mảng bám, cao răng hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
Dùng Baking soda
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tính kiềm của Baking soda có thể tương tác với axit để tạo ra phản ứng kiềm, làm giảm hoạt động của axit trong miệng. Khi đó tình trạng đen chân răng được cải thiện, mảng bám bị loại bỏ.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần trộn Baking soda cùng ít nước sạch và dùng để chải răng trong 2 – 3 phút, thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần.
Sử dụng muối và chanh
Sự kết hợp giữa chanh và muối có thể tiêu diệt khuẩn hại tích tụ lâu ngày, loại bỏ mảng bám khó làm sạch bằng các phương pháp thông thường, từ đó giúp răng trắng sáng, đều màu hơn.
Bạn lấy nửa quả chanh, nạo phần vỏ, thái nhỏ rồi xay nhuyễn, sau đó trộn nước cốt chanh cùng ít muối tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau khi súc miệng bằng nước muối pha loãng, bạn dùng hỗn hợp vừa chuẩn bị để chải răng trong 3 – 5 phút rồi dùng nước muối loãng súc miệng lại thật sạch.
ĐỪNG BỎ QUA: Răng Dính Mảng Đen Làm Thế Nào Để Khắc Phục?
Dùng quả cau
Quả cau có khả năng làm sạch mảng bám và vi khuẩn trên răng nhờ vào các hoạt chất tự nhiên có sẵn. Khi bạn chà xát miếng nhỏ quả cau lên bề mặt răng, các hợp chất này sẽ giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu, giúp răng sáng hơn và cải thiện tình trạng chân răng bị đen.
Để thực hiện, bạn lấy 1 quả cau tươi, bổ miếng nhỏ rồi chà xát lên bề mặt răng trong 2 – 3 phút. Cuối cùng bạn súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ mảng bám, cặn bẩn.
Xử lý đen chân răng ở nha khoa
Một trong những giải pháp hiệu quả cho trường hợp chân răng bị đen đó là đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị như trám răng, tẩy trắng răng, bọc răng sứ.
Trám răng
Trám răng là một phương pháp hiệu quả để điều trị tình trạng chân răng bị đen do sâu răng. Bác sĩ sẽ xử lý chân răng bị đen do sâu, loại bỏ phần tủy bị hư hỏng, viêm nhiễm rồi dùng vật liệu trám chuyên dụng để bổ sung vào phần răng khuyết thiếu. Mục đích của trám răng là khôi phục hình dáng, màu sắc, chức năng ăn nhai cho răng.
Ưu điểm:
- So với các phương pháp phục hình răng khác như bọc sứ, tẩy trắng răng, trám răng có chi phí thấp hơn đáng kể.
- Quy trình trám răng tương đối đơn giản và nhanh chóng, chỉ mất khoảng 30 phút cho mỗi răng.
- Vật liệu trám có màu sắc tự nhiên tương tự răng thật, cho nụ cười rạng rỡ.
- Giúp bảo vệ phần cùi răng còn lại khỏi vi khuẩn xâm nhập kiến sâu răng nghiêm trọng.
Nhược điểm:
- Tuổi thọ của trám răng thường chỉ từ 3 – 5 năm, tùy thuộc vào vị trí trám, vật liệu trám và chế độ chăm sóc răng miệng.
- Miếng trám có thể bị bong do ăn nhai thức ăn cứng hoặc tác động ngoại lực.
- Một số vật liệu trám bị đổi màu theo thời gian.
Tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng có khả năng khắc phục tình trạng chân răng bị đen do nhiễm màu thực phẩm, răng đen bẩm sinh,…. Bác sĩ sẽ sử dụng chất tẩy trắng, kết hợp cùng khí cụ chuyên dụng hoặc đèn laser để làm đứt liên kết màu trên răng, mang đến hàm răng trắng sáng tự nhiên.
Ưu điểm:
- Có khả năng xử lý màu sắc ố vàng trên răng nhanh chóng, nâng từ 3 – 5 tone so với ban đầu.
- Loại bỏ mảng bám, vi khuẩn giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu và các bệnh lý răng miệng khác.
- Quá trình tẩy trắng răng khá nhanh, không cần thời gian nghỉ dưỡng, phục hồi.
Nhược điểm:
- Một số người có thể cảm thấy ê buốt răng tạm thời sau khi tẩy trắng, tuy nhiên tình trạng này thường sẽ hết sau vài ngày.
- Hiệu quả tẩy trắng răng thường chỉ kéo dài từ 2 đến 5 năm, tùy thuộc vào chế độ chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống.
- Tẩy trắng răng không phù hợp với những người có răng nhạy cảm, răng sứt mẻ, răng mòn, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú,…
- Nếu thực hiện tẩy trắng răng quá thường xuyên hoặc không đúng cách có thể gây hại cho men răng, khiến răng trở nên yếu và dễ bị sâu.
Bọc răng sứ
Trong trường hợp chân răng bị đen do mão răng kim loại bị oxi hóa, bọc răng sứ là giải pháp phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ khuyến khích thay thế mão răng sứ kim loại bằng mão răng toàn sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu dài, giúp khắc phục triệt để tình trạng đen chân răng.
Ưu điểm:
- Bọc răng sứ giúp che đi hoàn toàn khuyết điểm về màu sắc của răng thật, mang lại hàm răng trắng sáng, đều đặn, nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn.
- Mão sứ có độ cứng chắc cao, khả năng chịu lực tốt, giúp khách hàng thoải mái ăn nhai.
- Có tuổi thọ trung bình từ 10 đến 20 năm, thậm chí lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.
- Bọc răng sứ giúp bảo vệ cùi răng thật bên trong khỏi vi khuẩn xâm nhập và sâu răng.
XEM THÊM: Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Chuyên Gia Giải Đáp Chi Tiết
Nhược điểm:
- Phương pháp này có chi phí cao hơn so với trám răng hay tẩy trắng răng.
- Cần phải mài đi một phần men răng thật, có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng nếu xâm lấn quá tỷ lệ cho phép.
- Nếu kỹ thuật bọc sứ không tốt hoặc khách hàng chăm sóc răng miệng không đúng cách, có thể dẫn đến một số biến chứng như viêm nướu, hôi miệng, sâu răng bên dưới mão sứ,…
Khi chân răng bị đen, bạn không nên chủ quan, cần sớm tìm cách xử lý vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng, dễ gây ra những hệ lụy xấu. Tốt nhất hãy đến các địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân có tư vấn phương pháp khắc phục an toàn, hiệu quả.
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Nứt răng cửa thường gặp ba kiểu: nứt nhẹ, nứt dọc, và nứt ngang, gây ra bởi thói quen ăn uống, chấn thương, và các vấn đề nha khoa. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng và khó khăn trong ăn nhai.
Chân răng bị mòn là tình trạng rất nhiều khách hàng đang gặp phải, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến sức khỏe răng miệng giảm sút.
Răng sứ có tuổi thọ trung bình từ 10 đến 20 năm, tùy thuộc vào chất liệu, kỹ thuật làm răng, và cách chăm sóc răng miệng [1]. Kiểm tra định kỳ và vệ sinh đúng cách có thể kéo dài thời gian sử dụng [2].
Việc lựa chọn giữa niềng răng và bọc sứ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người và mong muốn cá nhân:
Nếu bạn có răng lệch lạc nghiêm trọng hoặc vấn đề về khớp cắn, niềng răng là sự lựa chọn tốt hơn để cải thiện toàn diện cấu trúc răng và hàm [1].
Ngược lại, nếu bạn muốn nhanh chóng có nụ cười hoàn hảo và răng của bạn chỉ có những vấn đề nhỏ về hình dáng hoặc màu sắc, bọc sứ có thể là lựa chọn lý tưởng [2].
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!