Nứt Răng Cửa Phải Làm Sao? Có Nguy Hiểm Không?
3 kiểu nứt răng cửa thường gặp
Đa số các trường hợp nứt răng cửa sẽ bao gồm 3 kiểu sau:
- Răng cửa nứt nhẹ: Trên bề mặt răng cửa xuất hiện các vết nứt nhẹ, có thể theo chiều ngang hoặc dọc nhưng không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và không gây ra bất kỳ cảm giác đau đớn hay khó chịu nào.
- Răng cửa nứt dọc: Vết nứt kéo dài từ bề mặt răng xuống tận rìa cắn của răng. Một số trường hợp vết nứt sâu vào trong ngà răng gây ê buốt nhiều khi ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Răng cửa bị nứt ngang: Vết nứt kéo ngang trên bề mặt răng, có nguy cơ cao gây mẻ răng, gãy răng.
Nguyên nhân bị nứt răng cửa
Các chuyên gia cho biết, tình trạng nứt răng cửa có thể xuất hiện do một số nguyên nhân như:
- Thói quen nghiến răng khi ngủ tạo áp lực trực tiếp lên răng, về lâu dài khiến răng bị mài mòn, sứt mẻ hoặc có thể gãy vỡ nghiêm trọng.
- Thường xuyên ăn nhai thực phẩm cứng dai hoặc dùng răng cửa để cắn xé bao bì, mắc quần áo, mở nắp chai,…
- Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu canxi, fluor, khoáng chất cần thiết hoặc dung nạp quá nhiều axit, đường, món ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng xấu đến cấu trúc men răng, răng nguy cơ nứt vỡ.
- Chấn thương, va đập trong quá trình vận động, chơi thể thao, tham gia giao thông hay lao động có thể tác động xấu đến răng cửa khiến chúng bị nứt.
- Những trường hợp mắc bệnh nha khoa như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu khiến men răng dần suy yếu, từ đó răng dễ nứt vỡ, sứt mẻ khi có tác động từ bên ngoài.
- Một số thủ thuật nha khoa không đúng kỹ thuật cũng có thể làm răng bị tổn thương và nứt.
- Sự thay đổi nhiệt độ dẫn đến nứt răng, đặc biệt là uống nước lạnh ngay sau khi ăn thức ăn nóng (hoặc ngược lại) có thể làm răng bị co giãn đột ngột.
XEM THÊM: Răng Sứ Bị Nứt Do Đâu? Biện Pháp Xử Lý Tốt Nhất
Răng cửa bị nứt có sao không? Có nguy hiểm không?
Nứt răng cửa nếu không được xử lý có thể gây ra nhiều tác hại cho người bệnh như:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng cửa nằm ở trước cung hàm, nếu bị nứt mẻ, sứt vỡ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khiến nhiều người e ngại, tự ti khi giao tiếp.
- Tăng nguy cơ hôi miệng: Tại vị trí răng cửa bị nứt, thức ăn dễ bám dính, hình thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Lúc này khoang miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu.
- Khó khăn khi ăn nhai: Nứt răng cửa sẽ làm giảm khả năng ăn nhai, cắn xé thức ăn. Đặc biệt khi ăn, nhiều người cảm thấy ê buốt, đau nhức dữ dội dẫn đến cảm giác ăn không ngon, chán ăn.
- Mất răng vĩnh viễn: Nếu bị nứt răng cửa, phần ngà răng bên trong bị lộ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành, tấn công gây viêm nhiễm. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây lây nhiễm các mô quanh răng, làm tổn thương nướu, dây chằng, xương ổ răng, nghiêm trọng hơn là răng dần lung lay và gãy rụng.
Răng cửa bị nứt phải làm sao?
Nhiều người thắc mắc răng bị nứt có tự lành không, chuyên gia khẳng định là KHÔNG. Vì thế để tránh những biến chứng có thể gặp, bạn cần thăm khám nha khoa để bác sĩ đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Trám răng
Trám răng là phương pháp khắc phục nứt răng cửa đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất, Trong trường hợp nứt răng nhẹ, bác sĩ sẽ dùng vật liệu Composite hoặc sứ che phủ phần mô răng bị tổn thương, cố định và gia tăng độ cứng bằng đèn Laser. Sau khi trám, răng cửa được khôi phục hình dáng ban đầu, đảm bảo chức năng và tính thẩm mỹ.
Hạn chế của trám răng là tuổi thọ sử dụng ngắn và khó ăn nhai được vật cứng như bình thường.
Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer có độ bền cao hơn so với trám răng, cũng dùng cho trường hợp nứt răng cửa nhẹ, bề mặt răng bị ngả màu, chiều dài răng ngắn hoặc răng thưa. Bác sĩ sẽ dùng mặt dán sứ có màu sắc, hình dáng, kích thước tương tự răng thật để đắp ở mặt ngoài của răng, đảm bảo khách hàng có thể ăn uống như bình thường, không bị lộ miếng dán răng giả.
Tuy nhiên dán sứ Veneer có chi phí tương đối cao, cần mài một ít răng để tăng độ bám dính.
ĐỪNG BỎ QUA: Răng Bị Nứt Có Niềng Được Không – Giải Đáp Chi Tiết
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ được thực hiện với khách hàng có vết nứt răng cửa tương đối lớn, xảy ra ở phần thân răng và chưa đi xuống chân răng. Lúc này nếu trám răng hoặc dùng mặt dán sứ Veneer đều không cho kết quả tốt.
Bác sĩ cần mài răng thật theo một tỷ lệ nhất định để làm cùi, sau đó bọc mão răng giả lên trên, cố định bằng keo chuyên dụng. Phương pháp này có thể bảo tồn cùi răng thật, khắc phục nhiều khuyết điểm trên răng và giúp khách hàng thoải mái ăn uống, vệ sinh.
Nhược điểm của bọc răng sứ là chi phí cao, bắt buộc phải mài răng nên xâm lấn cùi răng thật. Đặc biệt khi mão sứ hết thời hạn sử dụng, khách hàng cần bọc răng sứ lần 2 để đảm bảo chức năng và bảo tồn cùi răng thật tốt hơn.
Nhổ răng
Trong trường hợp nứt răng cửa lớn, chạy dọc từ thân răng xuống chân răng, không còn khả năng bảo tồn, người bệnh buộc phải nhổ răng và phục hình răng giả, tránh vi khuẩn tấn công gây ra nhiều vấn đề răng miệng khác.
Hiện nay trồng răng Implant là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Bác sĩ sẽ cắm trụ Implant vào xương hàm, sau đó chụp mão sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment để khôi phục hình dáng và chức năng tương tự răng thật. Đặc biệt răng Implant có thể ngăn ngừa tiêu xương hàm và có tuổi thọ sử dụng hơn 20 năm. Tuy nhiên chi phí thực hiện đắt và mất 3 – 6 tháng để hoàn thành.
Nứt răng cửa có thể gây ra nhiều hệ lụy, không chỉ giảm tính thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn, vì thế bạn không nên chủ quan, cần sớm tìm biện pháp xử lý. Tốt nhất hãy đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả, an toàn. Ngoài ra nên chú ý đến cách ăn uống, vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ răng bị nứt vỡ, sứt mẻ hay hư hỏng.
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá
Câu hỏi thường gặp
Răng bị nứt là tình trạng sẽ khiến bạn bị đau nhức, ê buốt, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới việc ăn nhai hàng ngày, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là rụng răng.
- Răng bị nứt nếu ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp trám, hàn răng, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện [1].
- Phương pháp trám răng có độ bền khoảng từ 3 đến 5 năm [2].
- Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn cần chú ý trong việc vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh cắn, mở các đồ cứng bằng răng [3].
Chân răng bị mòn là tình trạng rất nhiều khách hàng đang gặp phải, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến sức khỏe răng miệng giảm sút.
Răng sứ có tuổi thọ trung bình từ 10 đến 20 năm, tùy thuộc vào chất liệu, kỹ thuật làm răng, và cách chăm sóc răng miệng [1]. Kiểm tra định kỳ và vệ sinh đúng cách có thể kéo dài thời gian sử dụng [2].
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!