Răng Bị Nứt Có Trám Được Không? Giải Đáp Chi Tiết

Tình trạng răng bị nứt có trám được không?

Trám răng là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa, giúp phục hồi hình dáng và chức năng ăn nhai của những chiếc răng nứt, vỡ. Đối với những chiếc răng này, việc trám răng vẫn có thể thực hiện để tránh vết nứt phát triển lớn hơn, ngăn ngừa vi khuẩn thâm nhập vào trong răng và tủy gây bệnh. Tuy nhiên, trám răng chỉ phù hợp với những vết nứt nhẹ, còn đối với những trường hợp răng bị nứt ở mức độ nghiêm trọng, các chuyên gia, bác sĩ thường khuyên người dùng nên lựa chọn phương pháp tối ưu nhất là làm răng sứ thẩm mỹ. 

Quy trình trám răng bao gồm việc vệ sinh răng miệng để loại bỏ các tác nhân gây ảnh hưởng. Sử dụng vật liệu hàn trám thẩm mỹ để đắp lên phần răng bị nứt và chiếu đèn laser để làm cho vật liệu trám đông cứng lại, tạo nên kết dính bền chắc. Vật liệu trám răng phổ biến hiện nay là composite, với màu sắc trùng khớp với răng thật, giúp cải thiện thẩm mỹ cho răng bị tổn thương và tổng thể hàm răng. Phương pháp trám răng có nhiều ưu điểm như thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp, ít xâm lấn và ngăn chặn vi khuẩn. Tuy nhiên, miếng trám có độ bền không cao và dễ bị đổi màu theo thời gian, gây mất thẩm mỹ.

Răng bị nứt hoàn toàn có thể trám răng
Răng bị nứt hoàn toàn có thể trám răng

Trám răng bị nứt có bền không?

Kỹ thuật trám răng thường áp dụng hiệu quả cho trường hợp răng hàm bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ nhẹ. Vết trám răng bị nứt có tuổi thọ trung bình từ 3 đến 5 năm, thời gian sử dụng cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và chế độ chăm sóc răng của từng khách hàng.

Dưới sự tác động của nhiệt độ, lực ăn nhai và quá trình vệ sinh răng miệng, miếng trám sẽ dần bị bong tróc hoặc mẻ vỡ sau một thời gian sử dụng. Do đặc tính xốp, miếng trám cũng dễ bị bám màu và ố vàng từ thức ăn và đồ uống hàng ngày, làm giảm tính thẩm mỹ của răng.

Khách hàng sau khi trám răng sau một thời gian cần đến nha khoa để trám lại răng mới khi miếng trám đã có dấu hiệu xuống cấp. Đảm bảo cả vấn đề thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai được duy trì tốt hơn. Chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên kiểm tra tại nha khoa sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của miếng trám và duy trì sức khỏe răng miệng.

Cách phòng tránh răng bị nứt

Để phòng tránh tình trạng răng sứ bị mẻ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng không chứa hạt mài mòn để tránh làm tổn thương răng. Chải răng nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật để bảo vệ men răng.
  • Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, hãy sử dụng máng chống nghiến để bảo vệ răng. Hành động này có thể gây ra lực cắn mạnh, làm mẻ hoặc vỡ răng.
  • Hạn chế nhai đá viên, kẹo cứng, hạt có vỏ cứng hoặc các loại thực phẩm cứng khác để tránh gây áp lực quá lớn lên răng.
  • Tránh dùng răng để mở nắp chai, cắn vật cứng hoặc xé túi nhựa, vì những hành động này dễ gây nứt, mẻ hoặc vỡ răng.
  • Khi tham gia các hoạt động thể thao có nguy cơ va chạm, hãy đeo bảo vệ răng để tránh chấn thương và bảo vệ răng khỏi bị nứt vỡ.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng và kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề tiềm ẩn.
Sau khi trám răng cần chăm sóc răng miệng đúng cách
Sau khi trám răng cần chăm sóc răng miệng đúng cách

Thắc mắc răng bị nứt có trám được không của khách hàng đã được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Để biết tình trạng của mình có phù hợp trám, hàn răng hay không, bạn hãy đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn chính xác nhất.

Dịch vụ

Bảng giá

Câu hỏi thường gặp

  • Sau khi thực hiện lấy tủy, răng có thể tồn tại khoảng từ 15 đến 25 năm [1].
  • Bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy răng khi răng bị sâu, viêm nặng, không thể khắc phục bằng các phương pháp thông thường [2].
  • Để kéo dài tuổi thọ, bạn có thể sử dụng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ [3].

Có bầu có thể trám răng, nhưng nên thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy tham khảo ý kiến nha sĩ và bác sĩ sản khoa trước khi tiến hành.

Răng cấm bị sâu nặng cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị bao gồm trám răng thẩm mỹ, bọc răng sứ, hoặc nhổ răng và trồng răng giả, tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng và nhu cầu của từng người. [1].

Nứt răng cửa thường gặp ba kiểu: nứt nhẹ, nứt dọc, và nứt ngang, gây ra bởi thói quen ăn uống, chấn thương, và các vấn đề nha khoa. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng và khó khăn trong ăn nhai.

Xem chi tiết: Nứt Răng Cửa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mòn Cổ Chân Răng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Điều Trị
Tổng Quan Về Tình Trạng Mòn Răng Cửa Và Cách Khắc Phục
Răng Bị Đen Trên Bề Mặt Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
Trám Răng Cửa Bị Sâu Nặng Nên Không? Quy Trình Và Chi Phí
Trám răng cửa bị sâu là phương pháp khắc phục răng sâu hiệu quả
Trám Răng Composite: Ưu, Nhược Điểm Ra Sao? Giá Bao Nhiêu?
Tác Hại Của Việc Trám Răng Không Phải Ai Cũng Biết
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
© 2021 - Bản quyền của ViDental Clinic - Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309