Răng Bị Nứt Có Tự Lành Không? Cách Xử Lý Thế Nào?
Răng bị nứt có tự lành không? Chuyên gia cho biết răng bị nứt không thể tự lành do cấu trúc đặc biệt của răng không có khả năng tái tạo và tự phục hồi. Vì thế, người bệnh cần sơm thăm khám và xử lý để tránh các biến chứng nghiêm trọng như sâu răng, viêm tủy và mất răng [1].
Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng, mức độ nứt răng, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp như trám răng, dán sứ Veneer hoặc bọc răng sứ [2].
Răng bị nứt có tự lành không?
Răng bị nứt có tự lành không là băn khoăn của rất nhiều trường hợp nứt răng. Trên thực tế, cấu trúc và tính chất của răng khác hoàn toàn với các mô khác trong cơ thể như da hoặc xương. Vì thế chắc chắn RĂNG BỊ NỨT KHÔNG THỂ TỰ LÀNH, cụ thể:
- Răng được cấu tạo chủ yếu từ men răng và ngà răng. Men răng là lớp ngoài cùng rất cứng nhưng không có tế bào sống, vì vậy không có khả năng tự tái tạo. Ngà răng nằm dưới men răng, cũng không có khả năng tái tạo mạnh mẽ như các mô xương.
- Men răng và ngà răng không có mạch máu để cung cấp dinh dưỡng và khả năng tái tạo tế bào như các mô khác, vì thế hoàn toàn không thể lành lại.
- Khác với xương, răng không có khả năng sản xuất ra các mô mới để kết dính vết nứt. Do đó, vết nứt sẽ không thể tự lành mà cần sự can thiệp của nha sĩ.
Như vậy có thể thấy, do cấu trúc đặc biệt nên răng bị nứt không tự lành được. Vì thế, việc điều trị kịp thời các vết nứt trên răng là rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng như sâu răng, viêm tủy và mất răng.
THAM KHẢO: Nứt Răng Cửa Nguy Hiểm Không, Phải Làm Sao?
Cách xử lý răng bị nứt đảm bảo an toàn
Thông thường, những trường hợp răng bị nứt sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, sau đó bác sĩ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp như trám răng, dán sứ Veneer, bọc răng sứ:
Trám răng
Trám răng áp dụng cho trường hợp răng có vết nứt nhẹ, chưa bị xâm lấn đến tủy răng. Lúc này, nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng để lấp đầy những khe hở trên bề mặt răng, giúp phục hồi hình dạng và chức năng của răng.
Ưu điểm:
- Vật liệu trám có màu sắc tương tự răng thật, giúp miếng trám không bị lộ và duy trì vẻ tự nhiên của hàm răng.
- Quá trình trám răng thường chỉ mất một buổi hẹn với bác sĩ nha khoa và không yêu cầu thời gian phục hồi lâu.
- So với các phương pháp điều trị khác như bọc răng sứ hay dán sứ Veneer, trám răng có chi phí thấp hơn nhiều.
- Trám răng không yêu cầu mài răng nhiều hay can thiệp sâu, giúp bảo tồn cấu trúc răng tự nhiên.
Nhược điểm:
- Không thể thực hiện nếu vết nứt lớn hoặc cấu trúc răng bị xâm lấn quá nhiều.
- Miếng trám có thể bị mòn hoặc bong ra theo thời gian, đòi hỏi phải kiểm tra và trám lại định kỳ để duy trì hiệu quả.
- Tuổi thọ của miếng trám có thể không cao, chỉ khoảng 3 năm.
- Composite có thể bị ố vàng hoặc đổi màu theo thời gian nếu không chăm sóc đúng cách, đặc biệt là với những người thường xuyên uống cà phê, trà, hoặc hút thuốc.
ĐỪNG BỎ QUA: Răng Bị Nứt Có Trám Được Không? Giải Đáp Chi Tiết
Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer là một trong những phương pháp phổ biến để khắc phục tình trạng răng bị nứt, đặc biệt là khi vết nứt nằm ở vị trí mặt trước của răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười. Bác sĩ sẽ sử dụng những miếng sứ mỏng được dán lên bề mặt răng thật để che đi khuyết điểm nứt vỡ.
Ưu điểm:
- Có tính thẩm mỹ cao vì miếng dán sứ có màu sắc tương tự răng thật, có thể che đi hoàn toàn vết nứt trên răng.
- Phương pháp này chỉ mài đi một lớp men răng mỏng (khoảng 0.5 mm), do đó, bảo tồn được tối đa cấu trúc răng thật.
- Miếng dán sứ Veneer có độ bền cao, có thể duy trì trong 10 – 15 năm nếu được chăm sóc tốt.
- Dán sứ Veneer cho khả năng ăn nhai tốt, tương tự răng thật.
Nhược điểm:
- Dán sứ Veneer không phù hợp để xử lý vết nứt lớn.
- Có chi phí cao, đặc biệt khi áp dụng cho nhiều răng.
- Nếu miếng dán sứ Veneer bị vỡ hoặc hư hỏng, bạn cần phải thực hiện lại.
Bọc răng sứ
Phương pháp này phù hợp với người có răng bị nứt nặng, vị trí khó tiếp cận hoặc ảnh hưởng đến tủy răng. Nha sĩ sẽ mài đi một lớp men răng mỏng trên bề mặt răng bị nứt, sau đó chụp mão răng sứ lên trên để bảo vệ răng và phục hồi chức năng ăn nhai.
Ưu điểm:
- Mão sứ bọc toàn bộ răng thật bên trong, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài.
- Có độ bền cao, chịu được lực nhai mạnh và không dễ bị vỡ hay mẻ.
- Chất liệu sứ có màu sắc trắng sáng giống như răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Răng giả duy trì được tuổi thọ từ 10 đến 15 năm hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách.
XEM THÊM: Bị Mòn Chân Răng Phải Làm Sao? Chuyên Gia Giải Đáp
Nhược điểm:
- Bọc răng sứ có chi phí cao hơn nhiều so với các phương pháp điều trị khác như trám răng.
- Quá trình thực hiện cần từ 3 – 5 ngày với 2 – 3 lần đến nha khoa.
- Bắt buộc phải mài một phần răng thật nên ảnh hưởng đến cấu trúc răng.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc răng bị nứt có tự lành được không. Có thể thấy, do cấu trúc đặc biệt nên răng không có khả năng tự phục hồi khi bị sứt mẻ, nứt vỡ. Lúc này buộc người bệnh phải áp dụng các biện pháp khắc phục theo chỉ định của bác sĩ, tránh gặp những biến chứng nguy hiểm hoặc mất răng vĩnh viễn.
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Nứt răng cửa thường gặp ba kiểu: nứt nhẹ, nứt dọc, và nứt ngang, gây ra bởi thói quen ăn uống, chấn thương, và các vấn đề nha khoa. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng và khó khăn trong ăn nhai.
Chân răng bị mòn là tình trạng rất nhiều khách hàng đang gặp phải, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến sức khỏe răng miệng giảm sút.
Răng sứ có tuổi thọ trung bình từ 10 đến 20 năm, tùy thuộc vào chất liệu, kỹ thuật làm răng, và cách chăm sóc răng miệng [1]. Kiểm tra định kỳ và vệ sinh đúng cách có thể kéo dài thời gian sử dụng [2].
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!