Giải Đáp: Bọc Răng Sứ Bị Lệch Khớp Cắn Xử Lý Như Thế Nào?

snapedit_1723796207037-min
Cố vấn chuyên môn: Bác sĩ Phạm Thùy Anh
  • Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
  • Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn có thể do mài cùi sai kỹ thuật, lấy dấu hàm không chuẩn, hoặc mão sứ không đạt tiêu chuẩn [1]. Để xử lý, bác sĩ có thể nắn chỉnh hoặc thay thế mão sứ mới, tùy vào mức độ nghiêm trọng [2].

Sai lệch khớp cắn sau khi bọc sứ do đâu? 

Răng sứ bị lệch khớp cắn là biến chứng nghiêm trọng của kỹ thuật bọc sứ sai cách. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ sự tương quan giữa hai hàm bị mất cân đối, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ khuôn mặt. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực phục nha thẩm mỹ, tình trạng sai lệch khớp cắn sau khi bọc sứ xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể: 

Bác sĩ mài cùi sai kỹ thuật

Tay nghề và chuyên môn của bác sĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bọc răng sứ thẩm mỹ. Nếu bệnh nhân được điều trị bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong ngành, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Ngược lại, bác sĩ tay nghề kém, mài răng không chính xác khiến mão sứ sau khi lắp bị kênh, cộm gây khó chịu cho bệnh nhân. 

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn do nhiều nguyên nhân khác nhau
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn do nhiều nguyên nhân khác nhau

Ngoài ra, nha sĩ lấy dấu hàm không chuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Khi đó, mão sứ được chế tác ra không tương thích với cùi răng thật, làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. 

XEM CHI TIẾT: Biến Chứng Sau Khi Bọc Răng Sứ Do Thực Hiện Sai Kỹ Thuật

Mão sứ không đúng tiêu chuẩn 

Bộ phận Labo thiết kế mão sứ không đúng thông số kỹ thuật của bệnh nhân cũng gây ra nhiều biến chứng về sau. Nếu phần mão sứ quá rộng so với cùi răng thật sẽ gây lỏng kẻo, vướng víu và tạo ra kẽ hở giữa viền nướu. Từ đó, thức ăn dễ bị mắc kẹt lại khiến vi khuẩn tích tụ và ăn sâu vào cùi răng thật. Ngược lại, nếu mão sứ quá nhỏ, không khít với cùi răng thật gây ra áp lực nhai lớn. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. 

CẢNH BÁO: 11+ Hậu Quả Của Việc Bọc Răng Sứ Kém Chất Lượng

Không loại bỏ mảng bám, vôi răng 

Mảng bám, vôi răng quá dày sẽ gây ra sự sai lệch khi lấy dấu hàm và lắp mão sứ. Khi đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác vướng cộm, khó chịu khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, mảng bám và vôi răng cũng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về răng miệng khiến răng sứ giảm tuổi thọ hoặc bị đào thải trước thời hạn. 

Trang thiết bị lỗi thời

Một số cơ sở nha khoa kém chất lượng, không đầu tư trang thiết bị máy móc khiến nha sĩ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán và lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Thêm vào đó, những loại máy móc lỗi thời sẽ làm sai lệch kết quả kiểm tra gây ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo trong quá trình bọc răng sứ. Răng sứ sau khi được hoàn thiện có tỷ lệ và kích thước không tương thích với cùi răng thật. Điều này gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. 

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn gây ra biến chứng gì?

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn không chỉ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự tương quan giữa hai hàm mà còn để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: 

  • Đau nhức, khó chịu: Đây là tác hại đầu tiên của tình trạng sai lệch khớp cắn sau khi bọc sứ. Cảm giác vướng víu sẽ làm bạn khó chịu khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng. Thậm chí xuất hiện những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống. 
  • Mão răng bị lung lay: Răng sứ bị lệch khớp cắn sẽ tạo ra áp lực nhai lớn gây mòn men răng, giảm chất lượng răng sứ. Về lâu dài, mão sứ có thể bị lung lay, gãy rụng.

ĐỌC NGAY: Răng Sứ Bị Rớt Ra Có Gắn Lại Được Không?

  • Loạn khớp thái dương hàm: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Khi đó, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau hàm, khó mở miệng, đau nhức vùng cổ, vai gáy,… Điều này gây bất lợi cho công việc cũng như mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày. 
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn gây vướng cộm, đau nhức
Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn gây vướng cộm, đau nhức

Do vậy khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường nào xảy ra sau khi bọc sứ, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ thực hiện để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm. Thông thường, trước khi gắn cố định mão sứ lên trên cùi răng thật, nha sĩ sẽ kiểm tra độ tương thích của mão sứ và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Nếu kích thước bị sai lệch, bác sĩ sẽ yêu cầu bộ phận thiết kế chế tác lại mão sứ mới để không ảnh hưởng đến chất lượng của răng bọc sứ. 

Bọc răng sứ sai khớp cắn xử lý như thế nào? 

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ có cách xử lý tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Nắn chỉnh trong trường hợp nhẹ: Trong trường hợp sai lệch khớp cắn mức độ nhẹ, nha sĩ sẽ nắn chỉnh và định hình lại thân răng sứ sao cho vừa khít vừa cùi răng thật. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể trám bít những kẽ hở để tạo sự cân đối cho khớp cắn. Kỹ thuật này tương đối đơn giản nhưng bệnh nhân cần chú ý lựa chọn bác sĩ uy tín để tránh những sai sót không đáng có. 
  • Thay thế mão răng mới: Nếu tình trạng bọc răng sứ bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, nha sĩ buộc phải tháo hết toàn bộ mão sứ bên trên và tiến hành làm răng sứ mới. Khi đó, bác sĩ sẽ lấy lại dấu hàm và gửi cho bộ phận Labo chế tác răng sứ mới sao cho đúng chuẩn kích thước, đồng thời tương thích với cùi răng thật. 

ĐỪNG BỎ QUA: Những Điều Cần Biết Trước Khi Bọc Răng Sứ Lần 2

Nếu sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, nha sĩ buộc phải thay mão sứ mới
Nếu sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, nha sĩ buộc phải thay mão sứ mới

Đối với biến chứng loạn năng khớp thái xương hàm gây đau nhức dữ dội, các bác sĩ cần chụp X-quang não để xác định mức độ tổn thương, từ đó lên kế hoạch điều trị sớm. Trong trường hợp bọc răng sứ bị sai lệch khớp cắn gây đau nhức hoặc sưng tấy, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh, kết hợp sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để giảm cơn đau. 

Phòng tránh biến chứng bọc răng sứ bị sai khớp cắn 

Những nguyên nhân gây ra tình trạng bọc răng sứ bị sai khớp cắn hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng tránh được. Do vậy, để ngăn chặn hiện tượng này xảy ra, bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề sau: 

Chọn bác sĩ và nha khoa chất lượng 

Chọn bác sĩ và nha khoa chất lượng là cách phòng tránh biến chứng sau khi bọc khớp cắn hiệu quả nhất. Những địa chỉ này đều có thương hiệu lớn trên thị trường, bảng giá công khai, minh bạch rõ ràng và cam kết bảo hành trong nhiều năm. Hơn nữa, đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục nha khoa thẩm mỹ, đảm bảo tỷ lệ mài răng chính xác tuyệt đối, không đau, không biến chứng.

Lựa chọn bác sĩ và nha khoa chất lượng cao
Lựa chọn bác sĩ và nha khoa chất lượng cao

Đồng thời, các địa chỉ nha khoa chất lượng cao đều trang bị đầy đủ công nghệ và trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ quá trình thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Điều này giảm thiểu tối đa việc lấy sai thông số hàm hoặc thiết kế mão sứ không đúng chuẩn. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. 

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ tại đây, bạn sẽ được hưởng các chính sách bảo hành răng sứ từ 10 – 20 năm. Do vậy, nếu có vấn đề gì xảy ra do lỗi nhà cung cấp, phía nha khoa sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm, bạn sẽ không mất bất kỳ khoản phí điều trị nào. 

XEM NGAY: Bọc Răng Sứ Ở Đâu Tốt? TOP 13 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Uy Tín Nhất 2024

Chăm sóc răng sứ đúng tiêu chuẩn 

Chế độ chăm sóc sẽ quyết định đến độ bền và tuổi thọ của răng bọc sứ. Chính vì vậy, ăn uống và vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là một trong những biện pháp ngăn ngừa biến chứng sau khi bọc sứ, cụ thể như sau: 

  • Hạn chế các loại thực phẩm cứng trong giai đoạn đầu mới bọc răng sứ để tránh tình trạng mão sứ bị xô lệch hoặc nứt, vỡ. Sau một thời gian mão sứ đã ổn định, bạn có thể ăn nhai như bình thường, 
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ định của nha sĩ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất. 
  • Thăm khám răng miệng định kỳ để kiểm soát và xử lý các vấn đề phát sinh, tránh làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

GIẢI ĐÁP CHI TIẾT: Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Lưu Ý Những Gì?

Trên đây là phân tích chi tiết nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục và cách phòng tránh tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Để ngăn chặn biến chứng này, bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại. Hy vọng, qua bài biết trên bạn đọc sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. 

THAM KHẢO NGAY:

Dịch vụ

Chất liệu phổ biến

Bảng giá tham khảo

Câu hỏi thường gặp

Quá trình bọc răng sứ không gây đau nhức đặc biệt khi được thực hiện đúng kỹ thuật và bằng cách sử dụng thuốc tê. Việc mài răng chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài mỏng của răng và không can thiệp đến tủy răng.

  • Quy trình tháo răng sứ không đau do sử dụng thuốc tê và được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.
  • Việc tháo răng sứ có thể gây nhạy cảm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai.
  • Không phải tất cả các trường hợp răng sứ tháo ra đều có thể lắp lại, phụ thuộc vào tình trạng của cùi răng thật.

Làm răng sứ sau khoảng 2 - 3 ngày đầu sẽ hết ê buốt. Nhiều trường hợp đau nhức kéo dài do một vài nguyên nhân như nướu chưa kịp thích nghi với răng giả, nhạy cảm với đồ ăn, thói quen nghiến răng,... Bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh tại nhà hoặc đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, xử lý.

Bọc răng sứ không thể bền vĩnh viễn mà nó chỉ có thể tồn tại từ 15 năm – 20 năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Bọc răng sứ là giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng răng móm nhẹ, do răng mọc không đều.

Tuy nhiên, đối với trường hợp móm nặng do xương hàm, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng và đạt hiệu quả như mong đợi. Niềng răng và phẫu thuật xương hàm là các phương pháp khác có thể giúp điều trị móm một cách hiệu quả hơn.

Răng lấy tủy có nên bọc lại không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Câu trả lời là CÓ, sau khi điều trị tủy và đánh giá phục hồi tốt, nha sĩ sẽ tiến hành chụp mão sứ dựa theo tình trạng sức khỏe răng miệng. Phương pháp này có thể đem lại những lợi ích thấy rõ như:

  • Bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của răng thật
  • Tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng
  • Ngăn ngừa bệnh lý sâu răng
  • Duy trì chức năng nhai sau khi lấy tủy răng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

9 Kinh Nghiệm Làm Răng Sứ Mà Bạn Cần Biết Để Đạt Kết Quả Tốt
Dấu hiệu cho thấy bọc răng sứ bị nhiễm trùng
[Cảnh Báo] Những Biến Chứng Sau Khi Bọc Răng Sứ Bạn Nên Biết
Bọc răng sứ không kim loại: Ưu, nhược điểm và chi phí thực hiện
Răng Số 6 Bị Sâu Nặng Do Đâu? Tác Hại Và Cách Xử Lý 
Dán Sứ Veneer 2 Răng Cửa Có Hiệu Quả Không? Địa Chỉ Uy Tín
Răng Bị Sâu Ăn Mòn Hết: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Giải Pháp
Bọc răng sứ cải thiện một số khuyết điểm về răng và nâng cao tính thẩm mỹ
Dán Sứ Veneer Trả Góp Cần Những Thủ Tục Gì? Địa Chỉ Uy Tín
Biến chứng khi bọc răng sứ bị hở
Bọc răng sứ trả góp
Mão Răng Sứ Là Gì? Phân Loại, Phương Pháp Sử Dụng Và Lưu Ý
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Khách hàng hài lòng

Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng

kollss
© 2021 - Bản quyền của ViDental Clinic - Trung Tâm Bọc Răng, Dán Răng Sứ Thẩm Mỹ
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309