Sún Răng Cửa Ở Trẻ Xử Lý Thế Nào? Những Điều Cha Mẹ Cần Biết
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Sún răng cửa là tình trạng nhiều bé gặp phải trong giai đoạn răng sữa đầu đời, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của bé hiện tại và việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Vậy, nguyên nhân gây ra sún răng cửa ở trẻ là gì? Cách xử lý sún răng cửa ở trẻ như thế nào? Cha mẹ cần lưu ý những gì khi con bị sún răng cửa?
Nguyên nhân dẫn đến việc bé bị sún răng cửa
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bé bị sún răng cửa. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn mọc răng đầu đời, răng sữa của bé vô cùng nhạy cảm, men răng mỏng, lại kết hợp với việc ăn uống nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng miệng không cẩn thận dẫn đến tình trạng sún răng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường thấy của trẻ bị sún răng cửa:
- Do răng sữa của bé rất nhạy cảm: Men răng sữa ở trẻ nhỏ mỏng hơn rất nhiều so với men răng của người trưởng thành, chính vì vậy những chiếc răng sữa này rất dễ bị tấn công bởi axit và vi khuẩn gây hại. Chính vì vậy một khi bé đã bị sâu răng thì rất dễ tiến triển thành sún răng.
- Do thói quen ăn đồ ngọt: Trong số các món ăn khoái khẩu của nhiều bé như bánh, kẹo, nước ngọt,… có chứa hàm lượng lớn tinh bột và đường. Đây là các những thực phẩm tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây sún răng sinh sôi phát triển, ăn mòn men răng của bé, khiến bé bị sún răng cửa.
- Do trẻ bị thiếu canxi và flourua: Canxi và flourua là 2 chất đặc biệt quan trọng để bé sở hữu một men răng chắc khỏe. Tuy nhiên, có thể trong quá trình mang thai, người mẹ không bổ sung đủ chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn, hoặc cha mẹ sử dụng kem đánh răng chưa đủ hàm lượng flourua cho bé cũng khiến cho bé bị sún răng cửa.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Trong giai đoạn mang thai, nếu người mẹ sử dụng một số thuốc kháng sinh như Doxycycline,Tetracycline cũng sẽ khiến cho men răng của trẻ bị ảnh hưởng, sở hữu hàm răng dễ bị tổn thương hơn sau khi sinh.
- Do làm sạch răng không đúng cách: Việc cha mẹ không tập thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho bé sẽ dẫn đến việc thức ăn thừa còn trên răng, tạo thành vi khuẩn phá hủy men răng của bé.
-
Do di truyền: Răng cũng là yếu tố có tính di truyền cao, nếu cha mẹ hoặc ông bà có người sở hữu men răng yếu thì nhiều khả năng bé sẽ di truyền đặc điểm này.
Sún răng cửa có ảnh hưởng thế nào đến bé?
Nhiều cha mẹ khi phát hiện con bị sún 2 răng cửa thì vô cùng chủ quan vì cho rằng đây là tình trạng phổ thông với nhiều trẻ em, và sau mọc răng vĩnh viễn, các răng sún này sẽ được thay thế bằng răng mới khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc bé bị sún răng cửa có khả năng mang lại nhiều hậu quả khôn lường:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Đây là tác hại dễ thấy nhất của sún răng cửa. Việc bé bị sún răng sẽ khiến cho bề mặt răng bị xỉn màu, kích thước răng ngắn và không đều nhau,… gây mất thẩm mỹ khi nhìn. Vấn đề này tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô tình khiến bé bị thiếu tự tin khi nói hay khi cười, hình thành tính cách ngại giao tiếp, nhút nhát sau này.
- Ảnh hưởng đến phát âm: Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, sún răng cửa còn gây ảnh hưởng đến phát âm của bé, khiến bé dễ bị nói ngọng.
- Khiến bé đau nhức, khó chịu: Dĩ nhiên việc bé bị sún răng cửa sẽ khiến cho vị trí nướu xung quanh răng bị sún dễ bị sưng viêm, gây sự đau nhức và khó chịu, khiến bé chán ăn, quấy khóc.
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Khi bị sún răng cửa gây đau nhức, bé không thể nhai cẩn thận, sẽ dẫn đến việc tiêu hóa không tốt gây đau dạ dày ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của bé.
-
Ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này: Khi bé bị sún 2 răng cửa việc mọc răng vĩnh viễn sau này sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Răng vĩnh viễn không mọc đúng vị trí gây tình trạng răng khấp khểnh, răng mọc lệch,…
Sún răng cửa có cần phải nhổ bỏ không?
Trên thực tế, rất nhiều bác sĩ đã có lời khuyên cha mẹ không nên nhổ răng cửa bị sún cho bé. Việc chỉ định nhổ răng sữa chưa lung lay chỉ là phương án cuối cùng khi bác sĩ không thể can thiệp gì khác. Vậy nên khi trẻ sún 2 răng cửa, cha mẹ hãy cố gắng tìm phương pháp cải thiện sún răng cửa cho bé.
Bên cạnh đó, nếu bé bị mất răng sữa quá sớm sẽ khiến xương hàm hoàn thiện không cân đối, các răng khác mọc lệch lạc, ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn sau này.
Cách tốt nhất là cha mẹ hãy đưa bé đến nha khoa sớm nhất để bác sĩ có thể tiến hành chữa trị cho bé bằng các phương pháp nha khoa an toàn.
Xem thêm: Bé bị sún răng phải làm sao? Giải đáp thắc mắc cho cha mẹ
Cách xử lý khi bé bị sún răng cửa
Khi phát hiện tình trạng sún 2 răng cửa, cha mẹ cần phải quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bé nhiều hơn và tìm phương pháp cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số phương án khắc phục cha mẹ có thể thực hiện khi bé bị sún 2 răng cửa:
Chữa bằng mẹo dân gian
Chữa sún răng cửa cho bé bằng bài thuốc dân gian là phương pháp được các bà các mẹ lưu truyền và thực hiện nhiều. Và thực tế đã chứng minh, phương pháp này đem lại hiệu quả cao và cực kỳ an toàn với trẻ nhỏ. Dưới đây là những mẹo chữa sún răng cửa bằng bài thuốc dân gian phổ biến:
Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không là bài thuốc dân gian vừa dễ tìm vừa đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị sún răng, sâu răng, viêm lợi nướu,… cho trẻ em. Trong lá trầu không chứa các thành phần như carbohydrate, nước, khoáng… sẽ giúp sát khuẩn và kháng viêm cho bé.
Cách làm:
- Giã nhuyễn một vài lá trầu không đã rửa sạch
- Sử dụng một chiếc khăn sạch lọc lấy phần nước, có thể dùng rượu trắng hoặc nước đun sôi để nguội pha lỏng dung dịch ra.
- Cho bé ngậm dung dịch này ít nhất 1 lần/ ngày và sử dụng đều đặn sẽ cải thiện được cảm giác đau nhức do sún răng tạo nên.
Sử dụng muối
Đây là phương pháp vừa đơn giản vừa tiết kiệm nhất để chữa trị sún 2 răng cửa cho bé, vì muối là gia vị bạn có thể tìm thấy trong bất cứ căn bếp của gia đình nào. Nước muối loãng cũng có đặc tính kháng khuẩn giảm sưng viêm đối với các bé gặp vấn đề về răng.
Cách làm:
- Pha 1 thìa cà phê muối tinh khiết với khoảng 350ml nước sạch
- Cha mẹ cho bé súc miệng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, súc miệng lại bằng nước sạch sau khi sử dụng nước muối
Sử dụng lá lốt
Lá lốt cũng là loại cây có công hiệu rất tốt trong việc điều trị sún răng ở trẻ nhỏ. Trong lá lốt có chứa hoạt chất alcaloid và tinh dầu có tính kháng khuẩn giảm viêm cực hiệu quả.
Cách dùng:
- Xay nhuyễn một lượng nhỏ rễ lá lốt với một vài hạt muối trắng sau đó lọc lấy phần nước
- Thấm dung dịch bằng tăm bông rồi chấm lên vị trí bị sún răng của bé
Cho bé khám tại trung tâm
Sử dụng phương pháp dân gian để chữa trị sún răng cửa cho bé tuy có hiệu quả nhưng chỉ áp dụng được với những trường hợp răng sún nhẹ. Nếu tình trạng sún của bé phức tạp hơn như răng bị mòn vào đến lợi hay lộ tủy răng thì phương án hiệu quả nhất là cha mẹ nên chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để bé được khám chữa và có phương pháp điều trị đúng đắn nhất. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của sún răng mà bác sĩ sẽ quyết định giữ hay nhổ bỏ chiếc răng sún đó.
Ngoài ra, nếu cha mẹ vẫn muốn tự chữa sún răng cửa tại nhà cho bé thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Cách chăm sóc và phòng ngừa sún răng cho bé
- Xây dựng lại chế độ ăn uống cho bé: Việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ cải thiện một cách hiệu quả tình trạng sún răng của bé. Cha mẹ nên bổ sung các chế phẩm từ động vật như bơ sữa nguyên chất, phô mai…;thực phẩm chứa các chất béo tốt như các loại hạt, quả bơ,… đặc biệt là các loại rau xanh vào khẩu phần ăn của bé để cung cấp vitamin D, rất có lợi cho quá trình trị răng sữa của bé.
- Chăm sóc những chiếc răng chưa bị sún cẩn thận: Để vi khuẩn không lây lan từ răng cửa gây sún những chiếc răng còn lại của bé thì cha mẹ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày. Bạn hãy cho bé làm quen với bàn chải và kem đánh răng, đồng thời tập cho bé thói quen đánh răng mỗi ngày, để đảm bảo răng miệng của bé lúc nào cũng được sạch sẽ.
- Cho bé đi khám nha khoa định kỳ: Để có thể nhanh chóng phát hiện và chữa trị kịp thời các vấn đề về răng của trẻ, cha mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ tối thiểu 6 tháng/lần để khám răng định kỳ.
Trên đây là những vấn đề cơ bản về sún răng cửa ở trẻ mà cha mẹ cần biết. Hy vọng cha mẹ sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng của bé, để bé có thể sở hữu hàm răng khỏe mạnh và xinh đẹp trong tương lai!
Đừng bỏ lỡ: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không? Giải đáp chính xác nhất từ chuyên gia
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!