Răng Bọc Sứ Bị Đau: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Răng bọc sứ bị đau có thể do sức khỏe răng yếu, viêm tủy, hoặc do quy trình bọc sứ không chuẩn xác [1]. Để khắc phục, cần vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định và gặp bác sĩ nếu đau kéo dài [2].
Nguyên nhân dẫn đến răng bọc sứ bị đau nhức
Sau quá trình bọc sứ, người bệnh có dấu hiệu đau nhức và ê buốt răng dẫn đến khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi bọc sứ thì đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu kéo dài quá lâu, bạn nên đến gặp nha sĩ để được xử lý kịp thời. Dưới đây là vài nguyên nhân có thể làm răng sứ của bạn đau nhức trong thời gian dài như vậy:
- Sức khỏe của răng yếu: Nhiều người có răng yếu, cơ địa dễ bị nhạy cảm thì quá trình mài răng bọc sứ có thể dẫn đến biểu hiện đau nhức kéo dài trong vài tuần sau đó. Tuy nhiên, răng có thể cảm nhận dần và giảm ê buốt vào khoảng thời gian sau.
- Viêm tủy răng chưa được điều trị dứt điểm: Một số trường hợp gặp tình trạng viêm tủy răng nhưng không được phát hiện sớm trước khi bọc sứ có thể dẫn đến tình trạng răng bọc sứ bị viêm tuỷ, hoại tử hoặc gây sưng đau kéo dài, nghiêm trọng hơn là phải nhổ bỏ răng.
- Nướu chưa thích nghi kịp thời: Trong quy trình bọc sứ, bác sĩ tiến hành lắp mão sứ, phần nướu trở nên nhạy cảm và có thể gây ra tình trạng đau nhức. Người bệnh phải mất một khoảng thời gian về sau thì nướu mới có thể thích ứng được và trở lại như bình thường.
- Bác sĩ mài quá nhiều men răng: Nếu bác sĩ mài men răng sai tỷ lệ đã quy định hoặc quá trình thực hiện sai kỹ thuật sẽ dẫn đến lộ ngà răng. Bên cạnh đó, răng sẽ không khít với nướu và thức ăn bị bám vào gây ra viêm, dẫn đến răng sứ đau nhức kéo dài.
TÌM HIỂU: Mài Răng Bọc Sứ Có Ảnh Hưởng Gì Không?
- Bị lệch khớp cắn: Những thao tác nắn chỉnh khớp cắn của bác sĩ không chuẩn xác có thể làm răng sứ nhô cao hơn bình thường hoặc bị lệch so với những răng trên cung hàm. Từ đó, khiến quá trình ăn uống gặp khó khăn, gây đau khớp thái dương hàm.
- Những bệnh lý về răng miệng: Phát hiện các tình trạng như viêm nướu, viêm nha chu,… khá quan trọng để ngăn chặn các vấn đề đau nhức, ê buốt khi bọc sứ. Trường hợp răng bị sâu mà không điều trị hết phần sâu trước khi bọc sứ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây đau nhức và ê buốt kéo dài.
- Thói quen xấu: Người bệnh duy trì hành động nghiến răng dễ dẫn đến sự tác động mạnh lên răng sứ và làm răng chịu một lực lớn. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy ê buốt và khá đau nhức vào mỗi lần nghiến răng.
- Vật liệu làm răng sứ không đảm bảo: Thực hiện với những vật liệu kém, nguồn gốc không rõ ràng sẽ không đảm bảo về chất lượng quá trình bọc sứ. Từ đó ảnh hưởng đến cùi răng thật khi dùng những thực phẩm nóng, lạnh.
- Quá trình ăn uống không phù hợp: Người bệnh ăn đồ ăn quá cứng, dai,… sau thời gian bọc sứ dễ làm răng đau nhức. Ngoài ra, răng miệng không được vệ sinh cẩn thận cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và phát triển, gây ra đau buốt răng.
XEM NGAY: Dấu Hiệu Răng Sứ Bị Hở – Biến chứng khó khắc phục.
Cách khắc phục răng bọc sứ bị đau
Khi gặp các biểu hiện đau nhức sau khi bọc sứ, mọi người có thể xoa dịu bằng các phương pháp tại nhà. Nếu tình trạng kéo dài quá lâu và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị sớm.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Người bệnh nên tham khảo các loại thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen,… sẽ giúp tình trạng đau nhức giảm đi kịp thời. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng với sự chỉ định của bác sĩ, không nên dùng quá liều lượng.
- Súc miệng nước muối: Nên dùng nước muối sinh lý hàng ngày để loại bỏ những vi khuẩn, chất nhầy bám quanh phần răng sứ. Ngoài ra, bạn có thể tự pha muối với nước ấm để dùng vào mỗi buổi sáng và buổi tối.
- Chườm đá lạnh: Thực hiện cho đá vào khăn mềm, sau đó chườm lên vị trí gần răng sứ bị đau.
- Nên dùng hàm bảo vệ: Với những người có tật nghiến răng, bạn nên chuẩn bị một hàm bảo vệ răng để tránh hiện tượng những răng còn lại va chạm vào răng sứ.
- Đến bác sĩ điều trị trực tiếp: Nếu xác định hiện tượng đau, ê buốt do sai lệch khớp cắn thì nên đến nha khoa để được xử lý. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ để điều chỉnh lại. Khi gặp các bệnh lý về răng thì nên điều trị trước khi lắp lại răng sứ.
- Vệ sinh và ăn uống phù hợp: Sau khi bọc sứ thành công, bác sĩ dặn dò người bệnh cách vệ sinh cũng như ăn uống phù hợp tại nhà để ngăn chặn tình trạng đau nhức xảy ra.
TÌM HIỂU: Sau Khi Bọc Răng Sứ Bao Lâu Thì Ăn Được?
3 lưu ý khi chăm sóc răng sau quá trình bọc sứ tại trung tâm
Để sở hữu hàm răng sứ chắc khỏe, trắng sáng và không xảy ra hiện tượng đau nhức, ê buốt sau điều trị, người bệnh nên lưu ý 3 vấn đề sau trong quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà.
Quá trình ăn uống
Thực tế cho thấy rằng, thực đơn ăn uống hàng ngày ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là tình trạng đau nhức và ê buốt. Vậy nên, người bệnh lưu ý sau khi bọc sứ, hãy lựa chọn cho mình phương pháp ăn uống phù hợp nhất.
Mọi người nên sử dụng một số loại thực phẩm như sau:
- Thực phẩm mềm, giàu vitamin như các loại rau củ quả bởi chúng có khả năng làm sạch răng rất tốt.
- Hạn chế những thực phẩm quá nóng hoặc lạnh, bởi nhiệt độ có thể làm tăng sự nhạy cảm của răng.
Cách chăm sóc răng miệng
Quá trình chăm sóc răng miệng không chỉ là việc làm cần thiết cho những người bọc răng sứ mà ngay cả với răng thật. Thời gian răng sứ tiếp xúc với thực phẩm càng lâu thì răng bị mài mòn càng nhiều. Bởi vậy, để có thể kiểm soát được lượng thức ăn bám trên răng, mọi người nên đánh răng sau thời gian ăn 30 phút, đặc biệt không nên thực hiện ngay sau khi ăn vì sẽ làm men răng bị mài mòn nhanh hơn.
Người bệnh chải răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và sử dụng dòng kem đánh răng phù hợp. Ngoài ra, khi đánh răng nên dùng tay để xoa phần nướu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và tốt cho sức khỏe răng sứ. Đồng thời, nên dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ phần thức ăn nằm sâu trong các kẽ răng và chân răng.
XEM THÊM: Cách Chăm Sóc Răng Sứ Giúp Tăng Tuổi Thọ Răng.
Thăm khám răng miệng định kỳ
Đây là một trong những cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ để sức khỏe và tính thẩm mỹ của răng được tốt nhất. Mọi người nên tái khám định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần, bác sĩ thực hiện kiểm tra mức độ tương thích và sức khỏe của răng sứ. Nếu trong quá trình sử dụng có bất cứ vấn đề nào, hãy đến nha khoa để được bác sĩ xử lý kịp thời.
GỢI Ý: Cảm Giác Sau Khi Bọc Răng Sứ – Nhận biết bất thường để phòng tránh.
Chắc hẳn thông qua những thông tin được cung cấp trên đây, các bạn đã hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục răng bọc sứ bị đau. Từ đó, muốn sở hữu hàm răng đều đẹp, trắng sáng và chắc khỏe, hãy lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giỏi để tránh tình trạng tiền mất tật mang.
ĐỌC THÊM:
- Làm Răng Sứ Khi Về Già Có Sao Không?
- Răng Bọc Sứ Bị Ê Buốt Phải Làm Sao?
- Răng Bọc Sứ Bị Chảy Máu Khắc Phục Được Không?
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Quá trình bọc răng sứ không gây đau nhức đặc biệt khi được thực hiện đúng kỹ thuật và bằng cách sử dụng thuốc tê. Việc mài răng chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài mỏng của răng và không can thiệp đến tủy răng.
- Quy trình tháo răng sứ không đau do sử dụng thuốc tê và được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.
- Việc tháo răng sứ có thể gây nhạy cảm và ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai.
- Không phải tất cả các trường hợp răng sứ tháo ra đều có thể lắp lại, phụ thuộc vào tình trạng của cùi răng thật.
Làm răng sứ sau khoảng 2 - 3 ngày đầu sẽ hết ê buốt. Nhiều trường hợp đau nhức kéo dài do một vài nguyên nhân như nướu chưa kịp thích nghi với răng giả, nhạy cảm với đồ ăn, thói quen nghiến răng,... Bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh tại nhà hoặc đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, xử lý.
Răng lấy tủy có nên bọc lại không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Câu trả lời là CÓ, sau khi điều trị tủy và đánh giá phục hồi tốt, nha sĩ sẽ tiến hành chụp mão sứ dựa theo tình trạng sức khỏe răng miệng. Phương pháp này có thể đem lại những lợi ích thấy rõ như:
- Bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của răng thật
- Tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng
- Ngăn ngừa bệnh lý sâu răng
- Duy trì chức năng nhai sau khi lấy tủy răng
Không nên bọc răng sứ khi bị nha chu, vì vi khuẩn từ nha chu có thể gây viêm nhiễm vào mảng sứ và làm suy yếu cấu trúc răng. Điều trị nha chu trước khi bọc sứ là cần thiết để đảm bảo kết quả tốt.
Bọc răng sứ 4 răng cửa giá dao động từ 9.000.000đ – 36.000.000 VNĐ cho tổng 4 răng.
- Phương pháp này mang lại rất nhiều hiệu quả như khắc phục được các khuyết điểm của tình trạng răng hô, răng thưa, răng bị xỉn màu gây mất thẩm mỹ.
- Có 2 loại răng sứ phổ biến là răng toàn sứ và răng kim loại, mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt.
- Khi bọc răng sứ, khách hàng cần lưu ý đến cách chăm sóc răng miệng để độ bền của răng sứ được lâu dài nhất.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!