Răng Sứ Có Bị Ố Vàng Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Răng sứ có bị ố vàng không?
Nhiều khách hàng luôn tự hỏi liệu răng sứ có bị ố vàng không. Trên thực tế, đã có không ít người sau khi bọc răng sứ một thời gian đã có tình trạng ố vàng, xỉn màu hơn trước.
Về lý thuyết, răng sứ không bị đổi màu hay ố vàng như răng thật. Đó là bởi răng thật dễ bị đổi màu do bề mặt men răng có nhiều lỗ nhỏ li ti, màu của thực phẩm dễ bị ngấm vào khiến răng đổi màu. Trong khi đó, bề mặt răng sứ nhẵn, kín hoàn toàn và được phủ những lớp men chống nhiễm màu, kháng khuẩn nhờ ứng dụng công nghệ cao. Vì thế, răng sứ gần như miễn nhiễm với sự tấn công từ màu của thực phẩm cũng như các tác nhân gây đổi màu răng khác. Dù vậy, thực tế vẫn ghi nhận những trường hợp răng sứ bị ố vàng theo thời gian.
Nguyên nhân răng sứ bị ố vàng
Răng sứ bị ố vàng có thể do các nguyên nhân chính như sau:
- Bọc răng sứ kim loại: Răng sứ kim loại có phần khung sườn làm bằng hợp kim và bên ngoài bọc lớp sứ. Vì có lõi là kim loại nên sau một thời gian dài tiếp xúc với mảng bám thức ăn, vi khuẩn, nước bọt sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa khiến viền nướu bị đen, ngà răng chuyển màu gây mất thẩm mỹ.
- Chất lượng men sứ kém: Theo các chuyên gia nha khoa, men sứ giúp cho mão sứ chống được mọi tác nhân gây ố vàng răng. Do đó, răng sứ chỉ đạt được hiệu quả chống bám màu tốt nhất nếu phần men sứ đảm bảo chất lượng. Nếu khách hàng sử dụng răng sứ với phần men chất lượng kém hoặc đã bị hư hại thì răng sứ rất dễ bị ố vàng.
- Kỹ thuật bọc răng sứ chưa đúng: Về vấn đề “răng sứ có bị ố vàng không”, trong quá trình thực hiện bọc răng sứ, nếu bác sĩ không thực hiện chính xác quy trình mài răng với tỷ lệ chuẩn sẽ dẫn đến các kỹ thuật viên phòng Labo chế tác răng sứ sai kích thước, hở cùi răng phía trong. Việc này làm giảm độ bền của răng sứ, khiến răng sứ bị ngả vàng theo thời gian. Không những thế, việc chế tác răng sứ không chuẩn cũng có thể làm xuất hiện khe hở giữa răng sứ và răng thật khiến thức ăn bị giắt vào, gây sâu răng hay tối màu răng…
- Chăm sóc răng sứ không đúng cách: Nếu bạn vệ sinh răng miệng hàng ngày không tốt thì thức ăn sẽ đọng lại trong kẽ răng. Điều này sẽ tạo mảng bám cao răng dẫn đến răng bị ố vàng. Ngoài ra, thói quen chải răng quá mạnh cũng có thể làm mòn lớp men răng sứ, dẫn đến răng sứ bị ố vàng.
- Chấn thương: Trong quá trình sử dụng, chẳng may răng sứ bị chấn thương sẽ khiến máu trong răng thật rỉ ra. Màu của máu cùng được cho là nguyên nhân khiến răng sứ bị đổi màu.
TÌM HIỂU: Bọc Răng Sứ Bị Chảy Máu Do Đâu, Làm Sao Để Xử Lý?
Cách khắc phục khi răng sứ bị ố vàng hiệu quả nhất
Răng sứ bị ố vàng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và mất tự tin. Để khắc phục tình trạng này, không ít người nghĩ đến giải pháp tẩy trắng răng. Tuy nhiên, tẩy trắng răng lại không thể khôi phục vẻ ngoài cho răng sứ.
Các hóa chất trong thuốc tẩy trắng chỉ có tác dụng trên răng thật. Mão phải tiếp xúc với các hóa chất này có thể khiến mọi thứ tệ hơn. Đặc biệt, hóa chất không tác động được vào men sứ để làm tăng độ trắng mà còn mài mòn thêm lớp men sứ, khiến răng càng thêm ố vàng.
Giải pháp duy nhất có thể khắc phục hiện tượng răng sứ bị ố vàng là thay mão sứ mới. Các bác sĩ sẽ tháo bỏ toàn bộ răng sứ cũ và thay răng sứ mới với chất lượng tốt hơn.
ĐỌC THÊM: Lưu ý khi bọc răng sứ lần 2
Biện pháp hạn chế tình trạng răng sứ bị ố vàng
Răng bị bị ố vàng là hiện tượng khá phổ biến, tuy nhiên bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này với một số biện pháp dưới đây:
- Lựa chọn nha khoa bọc răng sứ uy tín, đạt tiêu chuẩn về tay nghề, trình độ của bác sĩ, máy móc thiết bị hiện đại, nguồn gốc chất lượng của mão sứ để sở hữu một hàm răng trắng sáng, đều đẹp.
- Ưu tiên chọn răng sứ toàn sứ thay vì răng sứ kim loại nếu không muốn răng nhanh xỉn màu, đen viền nướu.
- Nên đánh răng hàng ngày với bàn chải lông mềm, đầu bàn chải có kích thước phù hợp với khuôn miệng, kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vụn thức ăn, vi khuẩn trong kẽ răng.
- Không nên hút thuốc lá vì chất nicotin trong khói thuốc khiến răng nhanh chóng xỉn màu và khó xử lý.
- Chú ý đến chế độ ăn uống, tránh các loại trà, cà phê, thực phẩm dễ gây nhiễm màu răng như nghệ, củ dền, rượu vang, nước tương,…
- Tái khám định kỳ 3 – 6 tháng mỗi lần để bác sĩ kiểm tra răng sứ, kịp thời xử lý vấn đề phát sinh.
Răng sứ có bị ố vàng không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại răng sứ, kỹ thuật bọc răng sứ có chuẩn không… Nếu thấy răng sứ bị ố vàng, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được khám và điều trị triệt để.
XEM THÊM:
- Cách Chăm Sóc Răng Sứ Giúp Tăng Tuổi Thọ Răng
- Các Loại Răng Sứ Tốt Nhất – Loại Nào Đảm Bảo Không Bị Ố Vàng?
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá
Câu hỏi thường gặp
Bọc răng sứ 4 răng cửa giá dao động từ 9.000.000đ – 36.000.000 VNĐ cho tổng 4 răng. Để bọc sứ răng cửa bị hô, bạn nên chọn răng sứ toàn sứ vì độ bền cao, đảm bảo tính thẩm mỹ, trắng sáng tự nhiên.
Bọc răng sứ không thể bền vĩnh viễn mà nó chỉ có thể tồn tại từ 15 năm – 20 năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Không nên bọc răng sứ khi bị nha chu, vì vi khuẩn từ nha chu có thể gây viêm nhiễm vào mảng sứ và làm suy yếu cấu trúc răng. Điều trị nha chu trước khi bọc sứ là cần thiết để đảm bảo kết quả tốt.
Giá dán răng sứ nguyên hàm trọn gói dao động trong khoảng 50.000.000 VNĐ - 300.000.000 VNĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố [1].
Răng cấm bị sâu nặng cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Phương pháp điều trị bao gồm trám răng thẩm mỹ, bọc răng sứ, hoặc nhổ răng và trồng răng giả, tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng và nhu cầu của từng người. [1].
Răng dính mảng đen thường là những mảnh vụn thức ăn tích tụ lại sau khi ăn uống. Nếu không được làm sạch, lâu dần sẽ chuyển thành vôi hóa, hình thành cao răng gây mất thẩm mỹ.
- Nguyên nhân xuất hiện mảng đen do sâu răng, hút thuốc lá, ăn trầu, tác dụng phụ của thuốc hay không cạo vôi răng định kỳ.
- Tình trạng này có thể gây viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, tụt nướu, tiêu xương hay thậm chí là mất răng.
- Bạn có thể đến nha khoa để thực hiện lấy cao răng, trám răng, bọc răng sứ để khắc phục hiện tượng này.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!