Bọc Răng Vàng Là Gì? Một Số Thông Tin Thú Vị Bạn Chưa Biết
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Bọc răng vàng là kỹ thuật phục hình răng nhận được sự quan tâm và ưa chuộng của nhiều khách hàng tại Trung Tâm ViDental Clinic. Bọc răng bằng chất liệu quý này giúp bạn thể hiện được đẳng cấp và cá tính riêng của mình. Vậy bọc răng vàng là gì? Ưu và nhược điểm của kỹ thuật bọc răng này là gì?
Bọc răng vàng là gì? Đối tượng thực hiện
Vàng là một loại kim loại quý, thường được sử dụng để thể hiện sự sang trọng, quý phái và đẳng cấp. Răng vàng là một loại răng sứ được đúc từ kim loại vàng gồm các thành phần chính là vàng, platinum và palladium. Trong y khoa thường gọi với cái tên khác là răng sứ quý kim.
Tuy nhiên, trên thực tế có rất ít khách hàng lựa chọn nguyên liệu này để bọc răng. Nguyên nhân chính thường đến từ các định kiến về bọc răng gây tổn hại răng thật. Và vàng là loại nguyên liệu quý nên chi phí khá cao, cũng là một nguyên nhân khiến nguyên liệu này ít được ưa chuộng trong lĩnh vực thẩm mỹ nha khoa.
Cũng giống như nhiều loại hình bọc răng sứ thẩm mỹ khác, bạn có thể dùng răng vàng để phục hình các răng bị tổn thương, sâu răng, gãy rụng. Hầu như tất cả mọi trường hợp tổn thương răng đều có thể dùng răng vàng để phục hồi. Răng vàng không có tác dụng quá khác biệt với các dòng nguyên liệu khác. Một số trường hợp bạn có thể sử dụng phương pháp bọc răng vàng cụ thể như: cụ thể:
TÌM HIỂU: Bọc răng sứ cho răng sâu – phương pháp phục hình sứ phổ biến nhất.
Có nên bọc răng vàng hay không?
Hiện nay nhiều người có nhu cầu bọc răng vàng để làm đẹp, thể hiện đẳng cấp, cá tính và quyền lực của mình. Ngoài ra, việc khách hàng lựa chọn bọc răng vàng ngày càng nhiều là bởi những lợi ích như sau:
- Chất liệu vàng có tác dụng phục hồi răng tốt, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tiêu xương do mất răng lâu ngày.
- Vàng không bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng, không gây hôi miệng như những chất liệu khác. Đồng thời không làm đen viền nướu và duy trì được tính thẩm mỹ cao.
- Răng làm bằng vàng có chất liệu lành tính, không gây kích ứng và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Vàng còn có tác dụng sát khuẩn nên bảo vệ răng thật một cách tối đa, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Răng được làm từ vàng có thể chịu được lực ăn nhai lớn, tuổi thọ cao. Bạn không cần lo lắng đến vấn đề răng bị vỡ, sứt mẻ sau khoảng thời gian sử dụng.
Tuy nhiên, bởi phương pháp này khá mới lạ nên người dùng cũng rất quan tâm đến những khuyết điểm của phương pháp này. Bọc răng vàng cũng có một số mặt hạn chế như sau:
- Răng vàng cũng có tính chất kim loại nên cũng có thể gây kích ứng nướu sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì chuyên gia sẽ tư vấn và thăm khám về vấn đề này.
- Trọng lượng răng vàng không nặng nhưng so với răng sứ thì răng vàng vẫn gây dồn ép lên cùi răng thật và lợi bám xung quanh.
- Răng vàng sẽ có chi phí đắt hơn với các loại răng sứ khác.
Trên thực tế, răng bọc vàng sẽ có độ thẩm mỹ không cao bởi chúng có màu sắc khác lạ so với răng thật. Nhưng cũng chính điều đó mà tạo nên dấu ấn, sự đẳng cấp và độc đáo cho khách hàng. Do vậy, nếu khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện tài chính thì có thể lựa chọn bọc vàng. Vì phương pháp này vừa giúp bạn có một hàm răng bền chắc, tuổi thọ cao mà còn thể hiện được nét riêng và cá tính của từng người.
Quy trình bọc răng vàng như thế nào?
Tại các nha khoa, quy trình bọc răng vàng phải tuân thủ theo quy định chuẩn của Bộ Y tế nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn cho khách hàng:
Vậy Quy trình bọc răng sứ mất bao lâu? Làm sao để tối ưu thời gian?
Chi phí bọc răng vàng bao nhiêu?
Trên thực tế, chi phí giá bọc sẽ chịu sức tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Khách hàng khi lựa chọn dịch vụ nên có những đánh giá ban đầu về các yếu tố tác động đến chi phí để có thể cân đối và lựa chọn hình thức thẩm mỹ nha khoa phù hợp. Giá bọc vàng bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:
- Tình trạng răng miệng: Nếu bạn mắc phải các bệnh lý sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu thì cần được điều trị khỏi hoàn toàn mới bọc răng vàng. Chi phí điều trị này sẽ khác nhau ở mỗi người bệnh.
- Số lượng răng thực hiện: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí bọc răng vàng. Chi phí này sẽ tính dựa trên số răng bạn cần bọc chứ không dựa vào vị trí răng thực hiện.
- Địa chỉ nha khoa: Những trung tâm nha khoa tư nhân có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, cơ sở vật chất hiện đại thì sẽ có phí bọc răng nhỉnh hơn so với bệnh viện công.
- Tay nghề bác sĩ: Bên cạnh việc lựa chọn nha khoa uy tín và chất lượng, tay nghề bác sĩ cũng là yếu tố quan trọng tác động đến chi phí bọc răng vàng. Đối với những bác sĩ có tay nghề cao và có chuyên môn, học vị cao đòi hỏi chi phí thực hiện cũng có sự chênh lệch, mặc dù không quá cao nhưng sẽ có sự khác biệt.
Nhìn chung, mức giá bọc răng vàng hiện nay dao động khoảng 10 – 20 triệu/răng hoặc có thể cao hơn. Để biết giá chi tiết hơn, khách hàng nên đến nha khoa thăm khám và nhận được sự tư vấn cụ thể. Ngoài ra, không phải tình trạng răng nào cũng có thể bọc răng vàng, nên để an toàn, chính xác và uy tín nhất, khách hàng nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và thăm khám bác sĩ trước khi quyết định thực hiện bọc răng vàng.
XEM NGAY: So Sánh Giá Bọc Răng Sứ Theo Từng Loại Răng: Bảng Giá Cập Nhật!
Nên ăn gì, kiêng gì sau khi bọc răng vàng?
Chế độ ăn uống hàng ngày là yếu tố quan trọng quyết định răng bọc vàng có bền đẹp lâu hay không. Do vậy, quá trình ăn uống là điều mà khách hàng cần quan tâm sau khi bọc răng:
- Nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ nhai, dễ nuốt sau khi vừa bọc răng. Vì khi mới bọc răng, răng sẽ còn yếu và chưa tương thích với nướu, các mô mềm. Lúc này bạn nên ăn các đồ ăn lỏng để tránh tổn thương lên răng.
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, trứng, cá, đậu nành…
- Không ăn các loại đồ ăn quá cứng, quá dai, đồ ăn quá nóng, lạnh.
- Hạn chế ăn các loại bánh ngọt, kẹo ngọt, đồ ăn chứa nhiều phẩm màu.
- Không uống rượu bia, nước ngọt có ga vì dễ gây xỉn màu răng.
Một số lưu ý sau khi thực hiện
Răng vàng là răng kim loại quý hiếm, có độ bền chắc cao vì thế cũng không mất nhiều thời gian trong việc bảo vệ và chăm sóc răng. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chủ quan và không bảo vệ sức khỏe răng miệng đúng cách. Dưới đây là các lưu ý mà bạn cần biết sau khi răng bọc vàng:
- Dùng bàn chải có lông mềm, chải răng theo chiều thẳng đứng, nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương răng miệng.
- Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày và không nên đánh răng ngay sau khi ăn vì có thể gây hại cho men răng. Bạn cần đợi khoảng 30 phút sau khi ăn rồi hãy đánh răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên răng thay vì dùng tăm xỉa.
- Súc nước muối hàng ngày để vệ sinh sạch sẽ khuôn miệng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng hoặc kịp thời khắc phục những rủi ro sau khi răng bọc vàng như răng lung lay, bong tróc…
Bài viết trên đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích về bọc răng vàng như ưu nhược điểm quy trình, chi phí thực hiện. Khách hàng nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để được tư vấn chi tiết trước khi bọc răng vàng.
Đọc thêm:
- Nên bọc răng sứ loại nào tốt nhất hiện nay?
- So sánh Răng sứ Kim loại và Răng toàn sứ.
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bọc răng hàm bị sâu giá bao nhiêu sẽ được tính dựa vào loại mão sứ sử dụng, số lượng răng cần bọc kèm theo chi phí xử lý tủy răng. Chi phí bao gồm xử lý răng sâu và bọc sứ:
- Phí xử lý tủy răng dao động từ 1.500.000 - 5.000.000 VNĐ.
- Giá mão sứ kim loại dao động từ 1.000.000 - 2.500.000 VNĐ.
- Giá mão sứ toàn sứ dao động từ 4.500.000 - 9.000.000 VNĐ.
Chi phí bọc sứ răng hàm bị sâu ở từng nha khoa có sự chênh lệch, vì thế bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn tổng chi phí chi tiết.
Nên bọc răng sứ kim loại hay Titan là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cả hai dòng mão sứ này đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định.
- Răng sứ kim loại tốt hơn về giá thành và tính thẩm mỹ.
- Răng sứ Titan tốt hơn về độ an toàn với khoang miệng, tuổi thọ.
Để biết nên chọn răng sứ nào nên dựa vào nhu cầu cá nhân, khả năng tài chính và tình trạng răng miệng. Khách hàng có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ để chọn được loại răng giả phù hợp.
Có nên bọc răng sứ không, đặc biệt là cho trẻ nhỏ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bọc răng sứ mang đến nhiều lợi ích, đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và ngăn ngừa được nhiều vấn đề răng miệng. Tuy nhiên cần chú ý:
- Bọc răng sứ được khuyến khích với người lớn gặp khuyết điểm trên răng: Hô, khấp khểnh nhẹ, răng xỉn màu, ố vàng, răng sứt mẻ, nứt vỡ.
- Trẻ nhỏ không nên bọc răng sứ khi không thực sự cần thiết vì sẽ gặp một số tác hại như: Cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn, ảnh hưởng đến răng thật và xương hàm.
- Trường hợp không nên bọc răng sứ gồm: Răng quá nhạy cảm, sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, răng hô, vẩu do xương hàm, răng bị lung lay, sứt vỡ nhiều, mắc bệnh lý nghiêm trọng.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!