Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ Bạn Cần Nắm Rõ
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Những trường hợp không nên bọc răng sứ gồm: người bị sai khớp cắn nghiêm trọng, răng hô, vẩu do cấu trúc xương, răng sâu nghiêm trọng hoặc tủy răng bị hoại tử, và trẻ em dưới 17 tuổi [1]. Thêm vào đó, người bị viêm nha chu, viêm lợi, hoặc có bệnh lý toàn thân như động kinh, tim mạch cũng không nên bọc răng sứ [2].
Những trường hợp không nên bọc răng sứ là ai?
Mặc dù bọc sứ có thể giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đẹp và nụ cười tự tin nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện phương pháp này. Trong đó, phải kể tới một số trường hợp những trường hợp không nên bọc răng sứ gồm:
Người bị sai khớp cắn nghiêm trọng
Bọc răng sứ thẩm mỹ giúp khắc phục tình trạng sai khớp cắn ở mức độ nhẹ nhưng không hiệu quả với các trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng. Lý do là bởi nếu thực hiện mài cùi răng trong trường hợp lệch khớp cắn nặng có thể gây ra tình trạng tổn thương cấu trúc răng. Trước khi quyết định có nên bọc răng sứ hay không, người bệnh sẽ được kiểm tra mức độ lệch khớp cắn từ đó đưa ra pháp chỉnh hình, thẩm mỹ phù hợp nhất.
XEM CHI TIẾT: Phương Pháp Bọc Răng Sứ Bị Lệch Khớp Cắn tại đây!
Trường hợp không nên bọc răng sứ – Người bị răng hô, vẩu, móm do xương
Một số trường hợp hô, vẩu, móm có thể áp dụng bọc răng sứ để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân hô, cụp do cấu trúc xương thì việc áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Lúc này, để có hàm răng cân đối, về đúng vị trí, các bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh lựa chọn phương pháp niềng răng.
Răng sâu nghiêm trọng, tủy răng bị hoại tử
Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp không chỉ ở trẻ em mà còn cả người lớn. Sâu răng khiến cấu trúc răng bị phá hủy nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm tủy răng. Nếu tình trạng sâu răng nghiêm trọng, chết tủy hoàn toàn, chân răng yếu, lỗ sâu lớn hoặc không có khoảng sinh học khỏe mạnh, người bệnh không thể thực hiện bọc răng giả mà phải tiến hành nhổ răng và phục hình răng mới bằng các biện pháp như bắc cầu sứ, trồng Implant.
TÌM HIỂU NGAY: Răng Sâu Nặng Có Bọc Sứ Được Không?
Răng vỡ, gãy chỉ còn chân răng
Có nhiều nguyên nhân gây gãy, vỡ răng, có thể do bệnh lý hoặc va đập. Tình trạng răng vỡ, gãy không chỉ ảnh hưởng tới chức năng thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai của hàm.
Trong trường hợp răng chỉ bị sứt mẻ nhẹ, việc phục hình răng bằng cách bọc sứ hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng, đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, tình trạng răng vỡ, gãy chỉ còn chân răng là những trường hợp không nên bọc răng sứ. Lúc này, người bệnh buộc phải lựa chọn phương pháp trồng Implant hoặc phục hình sứ. Cần chú ý việc phục hình bằng phương pháp bắc cầu răng sứ không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày.
Những trường hợp không nên bọc răng sứ gồm người có răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm, thường xuyên cảm thấy ê buốt, kích thích nhất là khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh,… không phù hợp để thực hiện thủ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ. Đó là bởi để có thể bọc răng, người bệnh cần tiến hành mài cùi răng. Điều này sẽ khiến răng yếu đi, tăng nguy cơ nhạy cảm, thậm chí gặp các vấn đề răng miệng khác.
Viêm nha chu, viêm lợi
Viêm nha chu, viêm lợi là tình trạng viêm nhiễm các mô xung quanh răng, có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng. Bọc răng sứ trong trường hợp này có thể khiến răng sứ bị lung lay, gãy vỡ. Một số bệnh lý răng miệng khác như nhiễm trùng răng, ung thư răng,… cũng có thể khiến răng sứ bị nhiễm khuẩn, hư hỏng.
Các bệnh lý toàn thân
Các trường hợp như động kinh, tim mạch, máu khó đông,… không nên bọc răng sứ. Nguyên nhân là bởi trong quá trình thực hiện bọc răng, người bệnh cần được gây tê, mài cùi răng. Các thủ thuật này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí còn khiến các bệnh lý trong cơ thể trầm trọng hơn và gây nguy hiểm tới tính mạng.
Trẻ em dưới 17 tuổi là trường hợp không nên bọc răng sứ
Bọc răng sứ không được áp dụng cho người dưới 17 tuổi. Nếu gặp các vấn đề như hô, vẩu, móm, răng lệch lạc,…. người bệnh cần được điều trị bằng phương pháp niềng răng chứ không nên bọc răng. Bởi lúc này răng vẫn còn yếu, chưa cứng cáp, việc mài cùi răng có thể gây ảnh hưởng tới buồng tủy, dẫn tới ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ răng.
BẠN CÓ BIẾT: Những Trường Hợp Nên Bọc Răng Sứ – Đem Lại Hiệu Quả Cao
Lưu ý quan trọng trước và sau khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp giúp mang tới hàm răng đẹp, tự tin nhưng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, nhưng bên cạnh việc tìm hiểu những trường hợp không nên bọc răng sứ bạn cũng cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Để kéo dài tuổi thọ của răng sứ, bạn cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách thường xuyên, khoảng 2 – 3 lần/ngày và kết hợp với súc miệng nước muối loãng để tăng khả năng làm sạch.
- Đi khám định kỳ 2 – 3 lần/năm nhằm phát hiện sớm các vấn đề răng miệng bất thường từ đó có biện pháp xử lý phù hợp nhất.
- Bọc răng sứ là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật phức tạp do đó bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, tin cậy để thực hiện, tránh gặp các rủi ro trong quá trình thực hiện.
ĐỌC NGAY: Những Điều Cần Biết Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ
Với những trường hợp không nên bọc răng sứ, để có hàm răng đẹp, tự tin, khỏe mạnh bạn nên lựa chọn một phương pháp khác phù hợp hơn với tình trạng của bản thân. Trong trường hợp có thể bọc sứ, việc lựa chọn đơn vị uy tín, tin cậy là điều hết sức quan trọng, bởi nó sẽ giúp quá trình thăm khám, điều trị của bạn diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tối ưu nhất.
Tham khảo
Dịch vụ
Chất liệu phổ biến
Bảng giá tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bọc răng hàm bị sâu giá bao nhiêu sẽ được tính dựa vào loại mão sứ sử dụng, số lượng răng cần bọc kèm theo chi phí xử lý tủy răng. Chi phí bao gồm xử lý răng sâu và bọc sứ:
- Phí xử lý tủy răng dao động từ 1.500.000 - 5.000.000 VNĐ.
- Giá mão sứ kim loại dao động từ 1.000.000 - 2.500.000 VNĐ.
- Giá mão sứ toàn sứ dao động từ 4.500.000 - 9.000.000 VNĐ.
Chi phí bọc sứ răng hàm bị sâu ở từng nha khoa có sự chênh lệch, vì thế bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn tổng chi phí chi tiết.
14 tuổi có bọc răng sứ được không là vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm. Chuyên gia cho biết chưa có sự khẳng định chắc chắn nào về vấn đề trẻ ở độ tuổi này có nên bọc sứ hay không. Tuy nhiên trẻ 14 tuổi có xương hàm đang phát triển, răng vĩnh viễn chưa hoàn thiện, chỉ nên bọc răng sứ khi thực sự cần thiết để tránh ảnh hưởng đến xương hàm và răng.
Đặc biệt có 5 trường hợp tuyệt đối không nên bọc răng sứ đó là: Răng vĩnh viễn chưa phát triển ổn định, trẻ bị sai lệch khớp cắn, răng quá nhạy cảm, răng sâu vỡ lớn, răng khấp khểnh nghiêm trọng hoặc mắc bệnh lý toàn thân.
Trên thực tế chi phí bọc sứ có sự khác nhau phụ thuộc vào chất liệu răng sứ, số lượng răng cần bọc, tình trạng răng miệng, chính sách giá của từng nha khoa.
Bọc sứ răng cửa dao động từ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/răng với răng sứ kim loại và 4.500.000 - 9.000.000 đồng với răng sứ toàn sứ. Để biết chính xác tổng chi phí cần chi trả khi bọc sứ răng cửa, bạn nên đến trực tiếp nha khoa, khi đó bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cụ thể.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!