Bọc Răng Sứ Xong Uống Nước Lạnh Bị Buốt Do Đâu, Xử Lý Thế Nào?
- Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú Răng Hàm Mặt tại Đại học Y Hà Nội
- Đảm nhận vị trí Bác sĩ Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện lớn như BVĐK Quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Bắc Thăng Long
- Thăm khám và điều trị thành công cho hơn 1000+ khách hàng
Bọc răng sứ xong mà uống nước lạnh bị buốt thường do mài răng quá nhiều, thiết kế răng sứ không chính xác, hoặc dùng vật liệu kém chất lượng [1]. Nếu tình trạng kéo dài, nên kiểm tra và điều trị tại nha khoa để xử lý nguyên nhân cụ thể. Để phòng ngừa, chọn nha khoa uy tín và chăm sóc răng miệng đúng cách [2].
Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt do đâu?
Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt không phải là tình trạng hiếm gặp. Thông thường do phải mài cùi răng làm trụ nên khách hàng sẽ cảm thấy ê nhức, khó chịu trong khoảng 2 – 3 ngày đầu, đặc biệt là khi ăn uống thực phẩm lạnh.
Tuy nhiên nếu bị ê buốt kéo dài và không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều biện pháp, có thể do những nguyên nhân sau:
Mài răng quá nhiều
Mài cùi răng là thao tác bắt buộc trong quá trình bọc răng sứ, trong trường hợp bác sĩ mài răng quá tỷ lệ đã tính toán từ trước dẫn đến xâm lấn mô răng thật quá nhiều. Tình trạng này xảy ra với những bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm, không đủ kỹ năng và không tuân thủ đúng quy trình bọc sứ chuẩn.
Việc xâm lấn mô răng thật còn tác động xấu đến ngà răng và phần tủy bên trong, gây ra hiện tượng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt.
Thiết kế răng sứ sai kích thước
Để chế tác răng sứ đúng kích thước, hình dáng, kỹ thuật viên cần dựa vào dấu hàm và thông tin bác sĩ chuyển đến. Tuy nhiên có nhiều trường hợp lấy dấu răng không chuẩn hoặc thiết kế mão sứ sai kích thước, không thể gắn sát khít với cùi răng thật, xảy ra tình trạng kênh, cộm, lệch khớp cắn.
Hiện tượng này gây cản trở quá trình ăn nhai và tính thẩm mỹ, đặc biệt răng sứ không vừa với cùi răng làm hở chân răng, dễ bị đau buốt, ê nhức khi tiếp xúc với thực phẩm lạnh. Nghiêm trọng hơn còn gây ra đau đầu và đau khớp hàm vô cùng nguy hiểm.
TÌM HIỂU THÊM: Răng Bọc Sứ Lâu Năm Bị Đau Nhức Do Đâu? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Răng sứ kém chất lượng
Nếu khách hàng bọc răng sứ ở nha khoa không uy tín, sử dụng các loại răng sứ kém chất lượng, có lẫn tạp chất hoặc kim loại, không đảm bảo tính dẫn nhiệt. Điều này ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, đặc biệt khi gặp nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến khách hàng bị ê buốt, đau nhức khó chịu, gây hại cho cùi răng thật.
Keo nha khoa bị lỏng
Tại một số cơ sở nha khoa sử dụng keo nha khoa giá rẻ để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Điều này khiến răng thật và mão răng sứ không được dính chắc, dễ bị lỏng lẻo và rò rỉ ra bên ngoài khiến răng sứ bị ê buốt dữ dội.
Không điều trị tủy triệt để
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt đó là không điều trị tủy triệt để. Với những trường hợp bị sâu răng nặng gây viêm tủy, hỏng tủy nhưng bác sĩ không xử lý dứt điểm khiến vùng tủy này bị hoại tử, từ đó kích ứng hệ thống dây thần kinh, tạo những cơn đau nhức, ê buốt dữ dội sau khi ăn uống đồ nóng hoặc đồ lạnh.
Không chữa dứt điểm bệnh nha chu
Một số khách hàng gặp vấn đề về nướu, nha chu nhưng bác sĩ không thăm khám kỹ lưỡng nên không phát hiện ra hoặc không điều trị triệt để cũng khiến răng sứ bị ê buốt khi uống nước lạnh. Bệnh nha chu không chỉ gây ê nhức khó chịu ban đầu mà còn làm giảm tuổi thọ răng sứ, thậm chí làm hỏng răng thật, dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Răng quá nhạy cảm
Một số trường hợp khách hàng có hàm răng quá nhạy cảm, sau khi bị mài cùi răng thật và bọc răng sứ sẽ trở nên suy yếu hơn, dễ bị ê nhức, buốt răng, khó chịu khi có tác động từ không khí, nhiệt độ hay một số tác nhân bên ngoài. Kể cả khi bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, tuân thủ đầy đủ các bước chuẩn Y khoa cũng khó tránh được tình trạng ê buốt sau khi bọc răng sứ do răng nhạy cảm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Trường Hợp Nào Nên Thực Hiện?
Cách xử lý bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt
Nếu đang gặp hiện tượng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt, bạn có thể xử lý bằng những cách sau:
Xử lý tình trạng ê buốt tại nhà
Trong trường hợp ê buốt, đau nhức nhẹ sau bọc sứ, bác sĩ khuyến khích khách hàng áp dụng một số biện pháp giảm ê buốt tạm thời tại nhà như:
- Chườm đá lạnh: Việc chườm lạnh sẽ làm co mạch máu ở khu vực tổn thương, giảm tuần hoàn tại chỗ, qua đó giảm đau cục bộ . Vì thế khi bị ê buốt do bọc răng sứ, bạn có thể dùng khăn mỏng bọc đá lạnh và chườm ngoài má, ngay vị trí răng ê nhức khó chịu để cảm thấy thoải mái hơn. Chú ý không chườm đá lạnh trực tiếp lên răng sứ vì điều này sẽ khiến tình trạng ê buốt trở nên nghiêm trọng hơn.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn mạnh, hỗ trợ tiêu diệt những khuẩn hại tấn công trong khoang miệng. Với những người bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt có thể súc miệng thường xuyên bằng nước muối để cải thiện các triệu chứng.
- Uống thuốc giảm ê buốt răng: Nếu bị ê buốt nhiều, đau nhức dữ dội không thuyên giảm nhưng chưa thể đến nha khoa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để uống thuốc giảm ê buốt tạm thời, từ đó cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên cần tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng, cách dùng của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
THAM KHẢO: Răng Bọc Sứ Bị Đau Nhức Phải Làm Sao? Chuyên Gia Gợi Ý Giải Pháp
Khắc phục ê buốt sau bọc răng sứ tại nha khoa
Tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt, ê nhức rất đáng báo động, vì thế bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, xử lý.
Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp như sau:
- Điều trị bệnh nha khoa: Nếu ê buốt có nguyên nhân do không điều trị tủy răng, bệnh nha chu dứt điểm, bác sĩ cần tháo mão răng sứ ra để xử lý, làm sạch tủy và hàn ống tủy nếu cần thiết, đảm bảo răng miệng chắc khỏe. Tiếp đó sẽ gắn lại mão răng đảm bảo chắc chắn, sát khít cho khách hàng.
- Làm lại răng sứ mới: Trong trường hợp sử dụng răng sứ kém chất lượng, thiết kế không đúng kích thước hoặc gắn bị lệch, cộm, vướng, bác sĩ cũng tháo răng giả ra để làm lại răng sứ mới. Lúc này cần sửa chữa cùi răng, lấy dấu hàm chính xác để giữa răng thật và mão sứ không còn khe hở, mô răng bên trong không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài gây đau nhức.
Cách ngăn ngừa bọc sứ bị ê buốt
Để ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng sau khi bọc răng sứ, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Thận trọng khi tìm hiểu và lựa chọn nha khoa bọc sứ uy tín, cam kết sử dụng vật liệu mão sứ chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đồng thời có bác sĩ giỏi, đủ chuyên môn, kinh nghiệm.
- Trao đổi kỹ với bác sĩ và chọn loại mão sứ phù hợp, ưu tiên răng sứ toàn sứ để giảm kích ứng, ê buốt và có tuổi thọ sử dụng lâu dài.
- Thăm khám răng miệng và điều trị dứt điểm bệnh nha khoa nếu có như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng, hôi miệng, tránh để ảnh hưởng đến răng sứ và cùi răng thật.
- Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, vệ sinh hàng ngày với bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ mảng bám, khuẩn hại trong miệng.
- Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế ăn uống thực phẩm quá nóng, quá lạnh, đồ ăn quá chua, cay những ngày đầu sau khi bọc răng sứ.
- Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về lịch tái khám, thay đổi thói quen xấu, có thể sử dụng máng chống nghiến để giảm tác động lực lên hàm răng, ngăn ngừa đau nhức khó chịu.
- Ngay khi gặp cảm giác ê buốt, đau nhức hay những dấu hiệu bất thường cần đến nha khoa thăm khám, xử lý.
XEM THÊM: Bọc Răng Sứ Giá Rẻ Và Những Hệ Lụy Nguy Hiểm
Có thể thấy tình trạng bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt không phải hiếm gặp, nguyên nhân do tay nghề bác sĩ kém, sử dụng vật liệu không chất lượng hoặc cách chăm sóc tại nhà chưa đúng chuẩn. Vì thế để đạt được hiệu quả tốt nhất khi bọc sứ, duy trì tuổi thọ lâu dài và chống ê nhức, bạn nên đến nha khoa uy tín, tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi chăm sóc răng miệng tại nhà.
1000+ Khách hàng hài lòng với nụ cười mới
Tặng gói SPA RĂNG SỨ trị giá 2,5 triệu đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!